logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/06/2013 lúc 05:27:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
LITTLE SAIGON – Biến cố 30.4.1975 đã làm biết bao gia đình Việt Nam ly tán, người mất chồng, kẻ mất vợ, mất con. Có những trường hợp cha mẹ, con cái, vợ chồng đến nay sau gần 40 năm vẫn chưa gặp lại nhau. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có những trường hợp may mắn xẩy ra như trường hợp gia đình ông Trần Ngọc Báo tìm được cô Kimberly mà Viễn Đông đã tường thuật trước đây, và hôm nay, trường hợp gia đình ông Ngô Văn Việt tìm được con sau 32 năm. Gia đình ông vừa dành cho phóng viên Viễn Đông cuộc phỏng vấn tại văn phòng Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Nam California. Sau đây là câu chuyện tìm được con khá hy hữu của ông bà Ngô văn Việt.

UserPostedImage
Từ trái: GS Nguyễn Thanh Giàu, cô Loan (thông dịch), em Ngô văn Đảm (áo đỏ) và ông bà Ngô văn Việt tại Hội Quán PGHH Nam Cali
Hành Trình Vượt Biển
Vào đầu thập niên 80, gia đình ông Ngô Văn Việt và bà Lê Kim Hồng có ba con trai và một con gái, con trai út ông bà vừa sinh được 3 tháng và đặt tên là Ngô văn Đảm. Tuy con còn nhỏ nhưng vì biết không thể sống chung với chế độ Cộng Sản, gia đình ông bà tìm đường vượt biên.
Vào đầu năm 1981, gia đình tìm đường vượt biển lần thứ hai trên một chiếc ghe máy nhỏ. Trên ghe có tất cả 27 người, trong đó có 6 em bé, hai em nhỏ nhất là cháu Ngô Văn Đảm (3 tháng) và một đứa em họ của Đảm mới 11 tháng. Vào một đêm tối trời, con thuyền rời bến Rạch Giá ra khơi. Sau một ngày một đêm, ghe ra đến hải phận. Trên tàu, nhiều người say sóng ói mửa, nhiều người mệt lả nằm la liệt, con thuyền nhỏ mong manh như chiếc lá tre thả trôi trên sóng nước thập phần nguy hiểm, không biết sẽ vỡ tan tành lúc nào.
Trước hoàn cảnh đó, những người còn khỏe mạnh tìm cách cầu cứu các tàu bè qua lại. Nhiều chiếc tàu đi ngang qua nhìn thấy người tỵ nạn vẫy tay cầu cứu nhưng không làm họ động lòng trắc ẩn, tàu bỏ chạy luôn.
Sau cùng có một tàu đánh cá Thái Lan cặp vào chiếc ghe tỵ nạn, mọi người mừng rỡ tưởng là được ân nhân cứu mạng. Những người trên tàu Thái Lan cột thuyền tỵ nạn áp sát vào mạn tàu của họ và bảo mọi người sang tàu Thái, lúc đó là trưa ngày 27-3-1981.


Âm Mưu Bắt Cóc 2 Em Bé
Nửa đêm những người Thái Lan to con, vạm vỡ kêu mọi người trở lại thuyền của mình. Mọi người ngỡ ngàng, thất vọng nhưng tất cả đều phải tuân lệnh của họ trở về con tàu mong manh của mình. Ông Ngô Văn Việt và người em họ định bồng đứa con ba tháng và đứa 11 tháng của mình xuống ghe thì bị một người đàn ông Thái chận lại.
Họ bảo: Xuống ghe trước đi rồi họ đưa đứa nhỏ cho bồng kẻo nó rớt xuống biển. Tin lời người Thái, cả hai xuống ghe nhỏ.
Hai người cuối cùng vừa xuống ghe thì họ liền chặt đứt dây và nổ máy chạy mất trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Hai gia đình có con vừa bị bắt cóc đứng chết lặng như trời trồng vì sự kiện đau lòng diễn ra ngay trước mắt mà không thể phản ứng gì được, ngoài tiếng khóc lóc thảm thiết.
Sau đó nhờ ơn Trên, những người trên chiếc ghe cũng tới được bến bờ tự do. Gia đình ông bà Ngô Văn Việt đến định cư tại thành phố Glendale, California từ đó đến nay và sinh thêm được một cô con gái.


Trên Đường Tìm Con
Lúc đầu mới đến Mỹ gia đình ông Việt phải vật lộn với cuộc sống, phải đi học tiếng, học nghề nên dù thương con, nhớ con cũng chẳng biết làm sao . Sau một thời gian, khi cuộc sống đã ổn định, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện phải cố tìm ra đứa con bị bắt cóc. Là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ông Việt rất tin tưởng vào giáo lý Tứ Ân của PGHH, trong đó ơn cha mẹ là trên hết, và ông cố gắng làm những việc thiện để được phước báo tìm lại đứa con đã mất.
Là người con rất hiếu thảo, ngày đêm ông mong ước được ở bên cạnh cha mẹ trong lúc cuối đời để săn sóc, hầu hạ. Từ Hoa Kỳ ông trở về Việt Nam thăm mẹ. Bà mẹ già cũng chỉ ao ước một điều, trước khi nhắm mắt lìa trần được nhìn thấy đứa cháu nội út đã bị người ta bắt cóc; cả ông ngoại cũng một lòng ước ao như vậy.
Trong thời gian ở Việt Nam săn sóc mẹ, ông Việt thường đón xem chương trình TV “Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly” vì nhiều người cho biết có một gia đình ở South Carolina suýt tìm được con qua chương trình này.
Họ được một người Thái (có lẽ là người cùng đi chung chuyến tàu đánh cá đã bắt hai em bé) cho biết địa chỉ của một em Việt Nam sống ở Thái đã trên 30 năm, là bạn với cháu của họ. Gia đình này liên lạc với em Việt Nam và qua Thái gặp em nhưng khi thử DNA thì không phải người con họ muốn tìm. Sau đó tin và hình ảnh em này được chiếu trên truyền hình Việt Nam.
Trong một lần trở lại VN thăm mẹ, buổi trưa ông Việt đang ngồi uống cà phê thì có đứa cháu chạy lại cho hay, trên đài truyền hình có chiếu hình một cậu bé trai thất lạc đã ba mươi mấy năm ở Thái. Ông vội bật lên xem và thấy cậu trai giống hệt mình nên ông tìm đến đài truyền hình xin số điện thoại của cậu trai và tìm cách qua Thái Lan tìm con.
Vì đã một lần có người đến tìm, người Thái này lo sợ sao đó nên không muốn cho con đi gặp ông Việt. Anh này nóng lòng muốn tìm hiểu sự thật nên sau khi liên lạc với nhau, cậu trai bí mật rời gia đình xuống gặp gia đình ông Việt cách đó 1250 km. Sau khi gặp mặt, cậu thanh niên có vẻ tin ông bà Việt là cha mẹ mình nhưng chưa có bằng chứng trong tay vì chưa có kết quả thử DNA nên cậu trở về nhà.
Ba ngày sau, bệnh viện gọi báo cho ông Việt biết, cậu trai đó đúng là con ông. Ông Việt gọi điện thoại báo tin cho con, cậu này không dám nói với cha mẹ nuôi, cậu đang làm việc cho ông chú và ông bố nuôi, còn người mẹ thì ở dưới quê cách nhau hơn 1000 cây số. Sau khi có kết quả DNA, người đầu tiên cậu trai cho biết chính là vợ cậu, người thứ nhì là ông chú.
Người thanh niên Việt hỏi chú, mình có phải là con nuôi của ông bà Rachan không mà bây giờ thử DNA thì cậu là con người Việt. Bấy giờ ông chú bắt buộc phải kể hết đầu đuôi câu chuyện. Riêng người cha nuôi chưa bao giờ nói cho cậu biết lai lịch của mình. Sau đó, ông Việt nói với ông bố nuôi của cậu Đảm:
-Bây giờ tìm được con là chúng tôi mừng rồi, chúng tôi không làm khó dễ gì ông bà hết, chỉ mong ông bà để tự do cho cháu.
Thấy ý định thành thật của ông Việt, ông ta nói lời xin lỗi, và cho biết sở dĩ họ bắt hai đứa nhỏ là vì lúc đó cả hai em còn quá nhỏ, sợ đi trên thuyền nhỏ sóng gió không chịu nổi nên họ giữ lại để cứu hai em. Thực ra, sau khi ông Việt tìm hiểu thì biết gia đình này không có con nên tìm cách bắt cóc em bé về nuôi. Riềng em bé 11 tháng cùng bị bắt cóc với em Ngô Văn Đảm thì vẫn chưa có tin tức gì.
Ông Việt nói:
-Có một hôm tôi và cháu chỉ cách nhau 200 mét mà không biết, không gặp được nhau. Ông Việt cũng báo một tin mừng cho những ai ở vào hoàn cảnh như ông là hiện nay chính quyền Thái Lan rất nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác với các gia đình có con mất tích, mình có yêu cầu gì họ đều thỏa mãn hết. Nhờ vậy, ông đã tìm ra đứa con trai sau 32 năm cha con xa cách .


Đoàn Tụ
Ước nguyện của bà nội và ông ngoại đã thành sự thật. Sáu tháng sau khi gặp lại đứa cháu bị bắt cóc bà nội đã qua đời. Ít lâu sau, ông ngoại cũng giã từ trần thế. Cả hai đám tang đều có sự hiện diện của đứa cháu Ngô Văn Đảm, bây giờ có tên Thái Lan là Sompon Prachakittikul.
Em Đảm không biết tiếng Việt. Qua cô Loan thông dịch tiếng Thái và tiếng Anh, em cho phóng viên Viễn Đông biết, từ lúc được ông bà Rachan người Thái nuôi đến nay, em không hề nghĩ mình là người Việt Nam. Em được gia đình bố mẹ nuôi coi như con đẻ, cho ăn học tử tế, đã tốt nghiệp Đại Học và lập gia đình với một cô gái Thái cách nay 5 năm nhưng hai người chưa có con. Cả hai ở thành phố Songkhla, Thái Lan. Em cho biết, lúc đầu có người Việt đến tìm em, em mới biết mình là người Việt nhưng sau khi thử DNA không phải, em không nghĩ tới chuyện đó nữa, bất ngờ lại có người thứ hai tìm, lần này biết là ba má thật của em, em rất mừng, và từ đó đến nay thường xuyên gọi điện thoại nói chuyện với ba mẹ và anh chị em trong gia đình. Khi được hỏi “Nếu phải chọn một trong hai bố mẹ, em sẽ chọn bố mẹ nào? Việt hay Thái?” Em trả lời “Câu hỏi này khó nói quá.”
Sau khi tìm ra người con đã mất, ông bà Việt vui mừng khôn tả. Ông cho biết, ông bà tôn trọng ý kiến của con, nó muốn ở Thái hay ở Mỹ ông bà đều chiều theo ý nó. Nhưng dù ở đâu, ông bà cũng hết lòng giúp đỡ con để bù đắp thời gian xa vắng quá lâu. Ông Việt tin rằng việc tìm được con là kết quả của lòng hiếu thảo với cha mẹ, của những tháng năm làm điều thiện và một phần cũng do sự cầu nguyện và lòng ước ao của bà nội , của ông ngoại, duyên may đã đến với gia đình ông như một phép mầu.
Trước khi trở về Thái Lan, ông bà Ngô Văn Việt đưa con tới nam Cali, trước là cám ơn những đồng hương đã quan tâm tới gia đình ông, thứ hai cũng để thăm Ban Trị Sự và các đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Gia đình ông được các tín đồ PGHH đón tiếp niềm nở vào sáng Chủ Nhật ngày 8.6 vừa qua. (tp)

Bài và Hình: Thanh Phong/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.