logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/06/2017 lúc 09:03:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đạo diễn Olivier Stone (P) và tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh chụp màn hình (nytimes.com)
Bộ phim tài liệu dài tập « Trò chuyện với Putin » (The Putin Interviews) đang được chiếu trên truyền hình Pháp gây chú ý. Đây là lần đầu tiên một người phương Tây có cơ hội nói chuyện lâu dài và cặn kẽ đến như vậy với nguyên thủ Nga, kể từ khi ông Putin lên cầm quyền năm 2000. Bộ phim của đạo diễn Mỹ Oliver Stone gây các phản ứng trái ngược. Trong khi nhiều người khen « Trò chuyện với Putin » là một kỳ tích, thì rất nhiều người khác cực lực chỉ trích đạo diễn, bốn lần đoạt giải Oscar, thực hiện một bộ phim mang tính chất tuyên truyền, phục vụ cho việc đánh bóng hình ảnh của tổng thống Nga, đang có tham vọng trở thành một sa hoàng mới.
Phim « Trò chuyện với Putin », gồm bốn tập, là kết quả của 12 cuộc phỏng vấn riêng với tổng thống Nga, được thực hiện trong khoảng thời gian hai năm, từ tháng 6/2015 đến tháng 2/2017, đúng vào lúc quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng.
Thế giới riêng của nguyên thủ Nga
Sau Kennedy, Fidel Castro, Hugo Chavez, đến lượt thượng đỉnh quyền lực nước Nga là mục tiêu nhắm tới của nhà đạo diễn. Theo đài France Television, Oliver Stone đã có được cơ hội chưa từng có, khi được phép thực hiện một bộ phim về đời sống chính trị cũng như đời sống riêng tư của tổng thống Nga. Vladimir Putin đã không từ chối bất cứ một chủ đề nào trong các cuộc nói chuyện với đạo diễn Mỹ.
Đủ loại chủ đề nóng bỏng trong hiện tại, cũng như những vấn đề của quá khứ : quá trình thăng tiến, quan niệm về quyền lực, quan hệ cá nhân với các đời tổng thống Mỹ (từ Clinton, Bush, Obama đến đương kim tổng thống), cũng như với hai người tiền nhiệm Eltsin và Gorbachev. Ông Putin cũng nói về di sản của Staline, về Perestroika, về tổng thống Mỹ Reagan, về vụ Nga chấp nhận cho cựu nhân viên an ninh Mỹ Snowden tị nạn, về các cuộc chiến tại Syria, Ukraina, về NATO, cũng như cáo buộc về can thiệp của Nga trong bầu cử tổng thống Mỹ…
Các cuộc trò chuyện với Putin được quay bên trong điện Kremlin, thậm chí ngay tại trung tâm xử lý khủng hoảng của cơ quan quyền lực tối cao, tại nơi nghỉ chính thức của Putin tại Sotchi, và nhiều nơi khác ở ngoại ô Matxcơva. Theo France Television, Oliver Stone đã cố gắng nắm bắt được những sắc thái riêng tư và tính phức tạp của con người tổng thống Nga, nhằm chuyển đến công chúng cái nhìn riêng của tổng thống Nga về nước Mỹ, về thế giới (đặc biệt về quan hệ giữa Nga với phương Tây). Các trao đổi thường là ngắn gọn, bén nhọn, gợi suy nghĩ.
Trò chuyện với Putin nhắc lại loạt phỏng vấn nổi tiếng cựu tổng thống Nixon (« The Nixon interviews ») cách đây đúng bốn thập niên. Đạo diễn Mỹ Oliver Stone - người nổi tiếng với quan điểm lên án chủ nghĩa bá quyền Mỹ - nhấn mạnh là : « Nếu coi Vladimir Putin là kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ, thì ít nhất chúng ta cũng phải cố gắng để hiểu được ông ta ».
Trong một lần nói chuyện trên truyền hình Úc, tác giả bộ phim chia sẻ : Chủ trương của ông khi thực hiện phim này là đoạn tuyệt với « một hình ảnh được định hướng về mặt chính trị và ý thức hệ », hay nói cách khác một hình ảnh bóp méo về người đứng đầu nước Nga. Oliver Stone hy vọng khán giả sau khi xem phim, sẽ suy xét và tự hiểu.
Ngưỡng mộ đến mức quỵ lụy ?
Bộ phim Trò chuyện với Putin có tham vọng mở ra những cánh cửa cho công chúng tiếp cận những góc riêng tư của người đứng đầu nước Nga, như đạo diễn bày tỏ, thế nhưng những người phản đối Oliver Stone không chấp nhận thái độ mà họ cho là « ngưỡng mộ đến mức quỵ lụy » trước tổng thống Putin.
Bài « Trò chuyện với Putin : Truyền thông Mỹ nghĩ gì » trên Le Figaro (26/06/2017) dẫn lại một cảnh gây ấn tượng với khán giả Mỹ. Đó là khi Oliver Stone bước vào ngôi nhà nguyện tư của Putin, ngạc nhiên khi thấy nơi đây hoàn toàn không có ghế, Putin trả lời : trong đạo Chính Thống Nga, người ta đứng để làm thánh lễ. Đạo diễn đặt câu hỏi một số tín đồ có thể quỳ được không, tổng thống Nga trả lời, « nếu họ muốn ».
UserPostedImage
Đạo diễn Olivier Stone (T) và tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh chụp màn hình (dailymail.co.uk)

Phản ứng về đoạn phim này, kênh truyền hình Mỹ theo xu hướng bảo thủ Fox News cho rằng đạo diễn cố tình dàn dựng để bày tỏ thái độ quy phục Putin, nhằm « tôn vinh hình ảnh một con người vô cùng nguy hiểm ». Một số thái độ được đánh giá là có tính khinh thường khi nói về phụ nữ hay người đồng tính của tổng thống Nga cũng rất được chú ý.
« Không nên bắn vào người truyền tin »
Theo tờ báo phổ thông 20 Phút (20 Minutes), trong buổi giới thiệu phim với báo giới tại France Television hôm thứ Sáu tuần trước, đạo diễn bị nhiều người chỉ trích, là đã không đóng được vai trò của người phỏng vấn phản biện, tổng thống Nga đã thoải mái trình bày quan điểm, để nâng cao hình ảnh bản thân, mà không vấp phải bất cứ một chất vấn ngược lại, dù chỉ một lần.
Tuần báo L’Obs thậm chí còn cho rằng việc một kênh truyền hình Nhà nước giới thiệu với công chúng một bộ phim được gọi là « tài liệu » để ngợi ca ông chủ điện Kremlin quả là một xì căng đan.
Trả lời các nhà báo, đạo diễn Mỹ công nhận ông cũng có phần bị tổng thống Nga cuốn hút, nhưng Oliver Stone bảo đảm là khán giả truyền hình sẽ nhìn Putin với một con mắt khác, sau khi xem bộ phim này. Đạo diễn cũng kêu gọi báo giới « không nên bắn » vào người làm phim, người mang sứ mạng truyền đạt thông tin. Những thông điệp trong bộ phim nói trên là mang tính đa tầng.
Ông lưu ý : đây không chỉ là một phim tài liệu thông thường, mà còn là một bộ phim mang đầy kịch tính, ngoài lời lẽ, khán giả cũng cần chú ý là cơ thể của nhân vật trong phim có « tiếng nói » (hay ngôn ngữ) riêng của nó.
Đối với tờ báo Anh The Guardian, nếu như trong hai tập đầu tiên, Oliver Stone đã hoàn toàn bị ông Putin lấn át, thì trong hai tập còn lại đạo diễn Mỹ đã đảo ngược tình thế. Oliver Stone đã tỏ ra cứng rắn hơn trong phần cuối của phim, buộc tổng thống Nga phải bày tỏ quan điểm riêng về những chủ đề gai góc như bán đảo Crimée hay Syria.
Nga : Đón nhận lặng lẽ
Gây tranh cãi ở phương Tây, phim Trò chuyện với Putin được đón nhận tại Nga ra sao ? Thông tín viên Muriel Pomponne tường trình từ Matxcơva,
« Phim của Oliver Stone được phát vào giờ cao điểm trên kênh truyền hình số một (Channel One Russia), tức kênh thu hút đông người xem nhất trong nước, đồng thời được quảng cáo rộng rãi, thế nhưng số lượng khán giả xem tập sau lại giảm hơn so với tập trước. Nhà chính trị học Alexandre Baunov giải thích nguyên do là bộ phim này không nhắm đến công chúng Nga, mà liên quan trực tiếp đến truyền thông Mỹ.
Đối với tổng thống Nga, quả là rất thoải mái khi nói chuyện với Oliver Stone – một đạo diễn chuyên phỏng vấn các chính trị gia tự coi mình là người nằm ngoài hệ thống. Một nhà chính trị học khác, bà Ekaterina Shulman, thì chỉ trích bộ phim thậm tệ : ‘‘Không ra gì, cả đạo diễn, lẫn hình ảnh’’.
Kênh truyền hình độc lập TV Rain mời một thiếu niên bình luận. Nhân vật này bày tỏ không ngần ngại. Anh không tin Putin đã nói thật khi giải thích rằng những người đồng tính không có gì phải sợ hãi tại Nga, cũng như việc các cơ quan an ninh chỉ điều tra, sau khi có quyết định của tư pháp. ‘‘Ở Mỹ, bạn bị theo dõi, nhưng bạn có thể nói điều bạn muốn. Còn ở đây, bạn không thể ! Nếu bạn có ý kiến riêng, bạn sẽ thuộc về 2% những người kiếm chuyện’’, người thiếu niên mỉa mai, ngụ ý nhắc đến bình luận của một phóng viên về những người biểu tình chống tham nhũng.
Nhưng điều gây ấn tượng nhất cho người thiếu niên, đó là khi đạo diễn gọi Putin là một sa hoàng mới : ‘‘Ồ, ông ấy hài lòng khi mọi người gọi ông ấy là sa hoàng !’’ ».
Tranh luận để ngỏ
Trở lại với bộ phim tài liệu về Putin và việc tiếp nhận tại Pháp. Cùng với hai tập đầu tiên, được chiếu hôm thứ Hai, 26/06, đài France 3 tổ chức một cuộc thảo luận với tựa đề « Có nên tin vào ông Putin ? ». Tham gia vào cuộc thảo luận có đạo diễn Oliver Stone, cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine và ba nhà báo có nhiều gắn bó với nước Nga, và từng tiếp xúc trực tiếp với ông Putin.
Trong cuộc thảo luận, nhiều người thừa nhận một số thành công quan trọng của tổng thống Nga trong giai đoạn nắm quyền 8 năm đầu tiên 2000-2008, những liên hệ phức tạp giữa ông Putin và các tập đoàn kinh tế, và đặc biệt là các quan hệ rất khó khăn giữa Matxcơva với Hoa Kỳ và châu Âu trong thời gian gần đây (đặc biệt trong các hồ sơ Ukraina, Syria hay vũ khí hạt nhân).
Nước Nga thời Putin không còn là cộng sản, nhưng chắc chắn cũng chưa phải là một quốc gia dân chủ. Tổng thống Nga thừa nhận dân chủ không phải là điều dễ dàng với nước Nga, một quốc gia đông đảo dân cư theo đạo Chính Thống, và chỉ mới bắt đầu thử nghiệm nền dân chủ, kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Ông Putin đã và đang đóng vai trò thực sự nào trong quá trình chuyển đổi đầy khó khăn này ? Đây ắt hẳn là điều mà đạo diễn Oliver Stone muốn tham gia làm sáng tỏ, với bộ phim.
Nhiều người tham gia cuộc thảo luận trên đài France 3 về bộ phim nhấn mạnh đến tính chất đa dạng của xã hội Nga, của văn hóa Nga, đang trong giai đoạn biến chuyển mạnh. Quan điểm của ông Putin hay của đạo diễn Mỹ không phải là duy nhất. Điểm rất đáng khen ngợi của bộ phim này là đã cho phép người xem đối mặt với những quan điểm, suy nghĩ và tâm sự của tổng thống Nga, cho dù chúng có thể được sử dụng như phương tiện tuyên truyền.
Đối diện để đối thoại là điều kiện tiên quyết cho mọi hợp tác.
Hai tập còn lại của Trò chuyện với Putin sẽ được chiếu tiếp ngày 29/06 và ngày 30/06.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.