logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/07/2017 lúc 12:31:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trung tâm chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi Leewood Healthcare Center, Thành phố Annandale, Virginia

Tiến sĩ Cao Thị Lễ, giáo sư trường đại học George Mason nay đã nghỉ hưu, trong một bài nghiên cứu về Hospice với tựa đề ‘An dưỡng cuối đời’ đăng trên tạp chí “Hành chánh Miền Đông” số 18 năm 2013, cho biết:
“Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng. Hospice ngược lại là nơi săn sóc những người bệnh ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, tức là chỉ còn 6 tháng trở lại. Những người này đã bị các bệnh viện từ chối điều trị. Bệnh viện yêu cầu đưa về nhà để lo việc hậu sự. Khi đem về nhà nếu không có Hospice hay dịch vụ Hospice thì con cái phải thay phiên nhau săn sóc, phải mời bác sĩ tới rồi thành ra có nhiều rắc rối, lại gây ra nhiều công việc cho người nhà. Khi có hậu sự người nhà cũng phải tự lo liệu lấy. Các cơ sở Hospice sẽ săn sóc hết, một cách toàn diện, một cách nhân bản, tức là săn sóc về thể xác bằng cách làm bớt đau đớn, săn sóc về tình cảm, an ủi, săn sóc về tâm linh, có đại diện của các tôn giáo đến để nói chuyện, để an ủi. Ngoài việc giúp gia đình khỏi phải chăm sóc 24/24 mà còn giúp gia đình lo về hậu sự nữa.”


Tải để nghe
https://av.voanews.com/c...f9-b039-bcb45596122f.mp3

Ông Vũ Bá Hoan có mẹ trong chương trình Hospice. Mẹ ông mất cách đây 10 năm lúc bà cụ 99 tuổi. Ông xác nhận:
“Bà cụ tôi vẫn nằm trong viện dưỡng lão nhưng lúc đó, lúc cuối đời, bà cụ sắp sửa đi, bác sĩ biết là chữa không được, nên bác sĩ, y tá của Hospice đến chăm sóc giúp bà cụ ra đi thoải mái, dễ dàng không thấy đau đớn.”
Tuy nhiên, cũng có những người không chấp nhận thực tế là người thân của mình sắp mất với quan niệm là còn nước còn tát, như trường hợp cô Ann Phạm. Bố cô mất lúc hơn 90 tuổi.
“Hospice rất ngạc nhiên, họ nói ông già tôi chịu khoảng một tuần lễ là sẽ chết. Rồi họ cho những người lại kiếm chỗ mai táng nhưng ông già tôi kéo được 2 tháng, chính tay tôi săn sóc ổng. Lần thứ hai tôi đổi công ty khác tôi nghĩ là tốt hơn. Công ty này để người săn sóc ông bố tôi cả đêm ở trong nhà. Tôi mệt quá tôi ngủ. Tôi không hiểu suốt cả đêm đó họ cho uống thuốc gì, có lẽ có chất morphine gì đó. Chỉ có hai ngày ông bố tôi càng yếu, ông bị ho. Rồi sáng đó, họ cho uống thêm một chút nữa thì tim ông ngừng đập.”
Cô Lê Thi, người chăm sóc bệnh nhân trong các Viện Dưỡng Lão và Hospice đã 15 năm nay tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, cho rằng:
“Cái đó là tùy vào mỗi một trường hợp và trong di chúc của ông cụ đó ông muốn cái gì. Tôi biết có nhiều người không muốn sống. Tôi chăm sóc một cụ bị ung thư. Mỗi lần tôi đi vào thay đồ hay thay tã cụ đều nắm tay tôi và nói cụ muốn chết. Cụ nói với tôi rằng tôi không biết cụ đau đớn như thế nào đâu, nhưng người con của cụ được ủy nhiệm toàn quyền quyết định sự chết và sự sống của cụ theo di chúc của cụ. Người con của cụ không muốn cho cụ chết thì chúng tôi phải chăm sóc.”
Hospice cung cấp dịch vụ 24/24, 7 ngày một tuần. Hiện có 3 loại Hospice. Một là chăm sóc tại nhà. Cơ sở Hospice sẽ gởi người đến tận nhà, nhưng trong trường hợp này phải có một người trong gia đình đứng làm người săn sóc chính. Ngoài ra, có một số viện dưỡng lão cũng có khu dành riêng cho Hospice. Một dạng nữa là có những cơ sở Hospice biệt lập, chuyên về Hospice.
Giáo sư Lễ cho biết thêm:
“Thật ra họ không chú trọng đến việc chữa trị, chỉ làm sao cho người bệnh được có một khoảng thời gian thỏa mái cuối đời thôi. Thường thường trong việc chăm sóc có một toán chuyên viên gồm có bác sĩ để theo dõi, để kiểm soát chương trình chăm sóc. Có y tá để chích thuốc, để cho thuốc giảm đau. Có phụ tá lo về vệ sinh cá nhân. Có nhân viên xã hội để khuyến khích, giúp đỡ gia đình tìm các phương tiện tài trợ hay giúp đỡ gia đình trong việc an táng. Có đại diện tôn giáo. Có nhân viên vật lý trị liệu để xoa bóp hay tập cho người bệnh. Có cố vấn về tang lễ để giúp việc tang lễ. Ngoài ra còn các tình nguyện viên để giúp đỡ. Nếu ở nhà thì họ có thể giúp đỡ đi mua sắm, mua thức ăn, làm công việc nhà hay nấu ăn.”
Điều kiện vào Hospice không phân biệt tuổi tác, miễn là có hai bác sĩ chứng nhận là bệnh nhân không còn điều trị được nữa và bệnh viện yêu cầu đem về. Khi bệnh viện từ chối không chữa trị nữa thì công ty bảo hiểm y tế không trả viện phí, do đó phải đem bệnh nhân về nhà. Và khi đem về nhà cũng không sử dụng chương trình chăm sóc tại nhà (home care) được. Nếu có Medicare thì được sử dụng trong 20 ngày. Sau 20 ngày, Medicare không chi trả nữa. Tuy nhiên, nếu vào chương trình Hospice thì Medicare trả.
Giáo sư Lễ giải thích rõ về chi phí Hospice:
“Chi phí của Hospice rất cao, nhưng nếu săn sóc tại nhà thì Medicare đài thọ chi phí, còn Medicaid thì tùy tiểu bang, nhưng đa số tiểu bang có đài thọ. Nhưng nếu tại cơ sở Hospice thì Medicare không trả tiền phòng và tiền ăn, chỉ trả những chuyện khác thôi. Cũng có nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe có đài thọ khoảng này. Ngoài ra, các nhân viên xã hội có thể giúp gia đình tìm các nguồn tài trợ khác. Thường thường họ cũng giúp được chớ không phải khó khăn lắm.”
Những người bệnh đến giai đoạn cuối của cuộc đời và chỉ còn sống trong một thời gian ngắn, nếu còn sáng suốt thì tự lựa chọn, hoặc do thân nhân trong gia đình chọn hay ủy nhiệm cho luật sư chọn được chăm sóc Hhospice tại nhà hay trong viện dưỡng lão.
Cô Lê Thi tiếp lời:
“Hospice sẽ đem một cái giường dành cho người sắp mất, còn sống một hai tháng nữa. Đây là một cái giường đặc biệt có thể nâng lên hạ xuống tùy theo trường hợp của từng người. Có những người không thể nằm ngủ được, phải ngủ ngồi vì lưng hay cổ có vấn đề. Hoặc những người ăn bằng ống chuyền vào bụng thì bắt buộc phải ngồi lên để bơm thức ăn vào. Giường bình thường, giường gỗ không sử dụng được. Hospice có thể đem giường đến nhà hoặc viện dưỡng lão. Đó là quyền lựa chọn của mình, người ta không bắt buộc mình. Nếu đầu óc của mình còn minh mẫn hoặc tất cả những gì mình viết trong di chúc thì người ta cứ như vậy, người ta làm theo.”
Thường người ta cho rằng những người vào Hospice hay được chăm sóc Hospice chỉ sống được một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng, nhưng theo cô Thi, nhiều khi việc này tùy thuộc vào tinh thần của người bệnh:
“Tôi chăm sóc một cụ đó, cụ không ăn được nữa, và Hospice nói cụ chỉ sống được 3 tháng, nhưng mà rồi tui thấy bà sống 2 năm, rất là vui vẻ. Việc này tùy thuộc vào tinh thần của người đó đối diện với hoàn cảnh. Tôi cũng chăm sóc một bà cụ không đi được nữa, bà chỉ nằm một chỗ, nhưng bà vẫn vui vẻ. Tôi hỏi bí quyết nào, cách nào mà tôi thấy lúc nào bà cũng vui vẻ, mặc dù bà không đi được, nhiều khi bà phải chờ đợi để được chăm sóc. Bà nói bà cầu nguyện, bà có Chúa, Chúa biết điều gì tốt nhất cho bà.”
Khái niệm về Hospice được du nhập từ Anh quốc vào Mỹ trong những năm 1970 và phát triển rất nhanh. Theo phúc trình năm 2012 của Tổ chức National Hospice and Palliative Care, có đến 66% bệnh nhân sử dụng Hospice tại nhà và 26,1% nằm trong các cơ sở Hospice. Thống kê này cho thấy cứ ba người Mỹ thì có một người lìa đời qua dịch vụ này.
Hà Vũ (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.