logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/07/2017 lúc 10:42:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, vợ chồng kết hợp, đó là do duyên số hay không duyên số, việc này chẳng ai biết chính xác. Nhưng tựu trung, một mối tình đã trải qua nhiều gian truân, thậm chí có thể gặp những chuyện éo le, kỳ lạ, cuối cùng rồi cũng đến được với nhau một cách bất ngờ thì người ta thường nói đó là do duyên số. Xin kể hầu quý bạn một vài câu chuyện có thể do duyên số hay do con người, tùy chúng ta nghĩ.
Bị liệt hai tay từ năm lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký đã dùng chân viết chữ và làm mọi việc thay cho tay để vượt lên số phận nghiệt ngã, rồi trở thành một tấm gương về nghị lực sống. Hành trình từ một cậu bé tật nguyền ở vùng quê Hải Hậu – Nam Định đến một nhà thơ và nhà giáo ưu tú, đã được chính ông viết trong các cuốn hồi ký “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” và “Tôi dạy học”. Đến nay ông đã xuất bản khoảng 30 tác phẩm.
Trong căn nhà khang trang do UBND quận Gò Vấp Sài Gòn ưu ái xây dựng tặng ông, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký ở tuổi 70 vẫn cần mẫn với tư cách… một nhà tư vấn tâm lý qua điện thoại!
Sau khi về hưu, tên tuổi và sự hiểu biết của nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký đã giúp ông trở thành một chuyên gia tư vấn tâm lý xã hội cho hàng trăm người mỗi ngày. Điện thoại nhà ông được nối thẳng với Tổng đài 1080, hễ ai có điều gì khó giải quyết thì gọi tới ông, đầu dây sẽ vang lên một giọng ấm áp, thân mật: “Xin chào! Nguyễn Ngọc Ký đây!…”.
Câu chuyện giữa ông và phóng viên Lê Thiếu Nhơn luôn luôn bị đứt quãng vì những cuộc “a-lô” xin giúp ý kiến. Phóng viên để ý thấy cách ông Nguyễn Ngọc Ký tư vấn tâm lý cũng… hơi đặc biệt: Chiếc điện thoại thay vì để trên bàn được đặt trên giường, khi có chuông reo, ông nằm khoèo, dùng hai chân kẹp chiếc ống nghe đưa lên tai, chuyện trò rồi nhẹ nhàng khuyên giải khách hàng: “Đừng khóc, đừng khóc! Nước mắt để dành khóc cha, khóc mẹ. Còn yêu đương trai gái thì phải ứng xử bằng cách khác…”.
Nhà giáo dùng chân pha trà, rót trà ra tách rồi cười vui vẻ: “Bây giờ tôi là anh thầy giáo hưu trí, ngoài lương hưu ra, làm tư vấn tâm lý mỗi phút được 1.000 đồng. Vừa góp ý với người ta vừa giúp mình, mỗi tháng cũng kiếm thêm được vài triệu để trang trải chi phí gia đình và thuốc men này nọ chống chọi với bệnh tật”.
Ánh mắt tinh tế của nhà giáo, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng hình như đọc được sự thắc mắc trên nét mặt phóng viên, ông bèn thổ lộ: “Cuộc sống thời đại này ngột ngạt lắm, mâu thuẫn lắm. Người ta gọi đến tôi chưa hẳn để nhận lời tư vấn đâu, mà chủ yếu là muốn có người chú ý lắng nghe mình tâm sự. Có cuộc chuyện trò kéo dài tới 275 phút đấy, kiếm được 275 ngàn đồng!…”.
Hình như không khí đã cởi mở, phóng viên khơi gợi: “Thầy gỡ rối tơ lòng cho thiên hạ, thế còn tình duyên của chính thầy thì sao, nghe nói cũng hơi lạ vậy ai gỡ rối?”. Nhà giáo bật cười: “Tình duyên của tôi hả? Lúc đầu cũng khúc mắc lắm, nhưng sau đó trời thương, cho cưới vợ hai lần, đứt tình cô chị lại nối duyên với cô em!”.
Ông dùng chân kẹp tách trà thơm đưa lên môi, sau khi mời phóng viên uống trà rồi kể: “Năm 1970, tôi tốt nghiệp ban Văn chương Đại học Tổng hợp Hà Nội và đôn đáo tìm trường để nộp đơn xin đi dạy. Không hiểu từ đâu, giáo sư Cao Xuân Hạo, hiệu trưởng Đại học Tổng hợp biết tôi đang tìm chỗ dạy nhưng do hai tay bị liệt, phải viết bằng chân nên không trường nào muốn nhận. Giáo sư bèn cho gọi tôi lên văn phòng rồi đích thân viết một giấy giới thiệu để hiệu trưởng các trường thường là học trò cũ của giáo sư có thể chấp nhận, tôi mừng hết lớn. Đưa cho tôi xong, trước khi tiễn tôi ra cửa, thầy cười nói đùa: “Rứa đã có kế hoạch lấy vợ gì chưa hỉ?”. Tôi đỏ mặt, lúng túng: “Thưa thầy, hoàn cảnh của em thế này, làm một giáo viên bình thường còn khó huống chi lấy vợ”. Thầy lắc đầu: “Nghĩ như rứa là sai. Dù hoàn cảnh nào cũng phải có vợ. Một sinh viên giỏi như em không nên bi quan. Hơn nữa em chẳng may khiếm khuyết từ nhỏ, càng cần có vợ hơn ai hết để có người giúp đỡ, đồng cam cộng khổ. Về lấy vợ đi, nếu không tìm được thì trở lại đây, thầy xem có con bé sinh viên nào đồng ý sẽ giới thiệu giùm cho”.
Nhà thơ lại chiêu một ngụm nước, kể tiếp: “Lời của vị giáo sư lừng lẫy danh tiếng của đất Hà Nội dường như tiếp thêm nghị lực cho tôi. Sau khi đã tìm được trường dạy, tôi rất chăm chỉ lên lớp nhưng cũng để ý xem trong các cô bạn đồng nghiệp còn độc thân có cô nào có thể chấp nhận làm “bến đỗ” cho một con người tàn tật như tôi được không”.
Ông cười, kể tiếp: “Hồi đó tôi là một thầy giáo trẻ tuổi, chỉ trừ hai cánh tay từ vai trở xuống bị teo, xuội lơ, còn “ngoại hình” thì trông cũng khá, không đến nỗi nào. Vậy mà “chàng” ngố lắm, chả biết tỏ tình với ai cả. Cứ thấy cô nào đẹp đẹp, hợp ý với mình là tối về… làm thơ, hôm sau đem ra bưu điện gửi chứ cũng chẳng dám đưa tay. Thơ tình gửi đi mấy bận mà im rơ, chả thấy ai hồi âm cả. Trong lúc đã hơi nản chí thì một cô gái bất ngờ xuất hiện. Cô ấy theo người anh trai là bạn hồi học đại học từ huyện Nam Trực xuống, đến nhà tôi chơi. Như chúng ta thường nói “tiếng sét ái tình”. Đúng là tôi bị “tiếng sét” thật, mê tít thò lò liền vì cô ấy rất xinh…”.
Phóng viên chen ngang: “Chắc thầy lại… mần thơ phải không?”. Ông cười: “Tất nhiên! Ban đêm tôi nằm cứ thao thức nghĩ đến nàng hoài không sao ngủ được, bèn thức dậy bật đèn làm một bài thơ, hôm sau gửi bưu điện sang Nam Trực cho nàng, ngoài phong bì đề rõ: “Gửi em Vũ Thị Nhiễu thân yêu”. Mấy hôm sau, cô Nhiễu nhận được, bèn lặn lội 30 cây số từ quê tới thăm tôi ngay…”.
Phóng viên tò mò: “Bài thơ đó viết gì mà có sức mạnh…dụ dỗ ghê gớm vậy thầy?”.
Thi sĩ ngâm nga:
“Tối nay hai đứa bên thềm,
 Trời không trăng, đất dịu hiền lặng im.
 Khuya về thăm thẳm màn đêm,
 Vẫn đôi mắt ấy ánh lên sắc hồng.
 Đây, của em, cả tấm lòng
 Muốn dâng anh trọn giữa vòng yêu thương.
Đây, của anh, cả quê hương
Muốn dâng em hết bốn phương đất trời…”
Đoạn, ông kể tiếp: “Tuy nhiên, bố của cô Nhiễu không bằng lòng, nhất quyết từ chối khi biết con gái muốn lấy “cái thằng tàn tật” mặc dầu nó là một giáo viên cấp III đã từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Tôi có một người bạn thân tên là Cách ở bên Hải Hậu cùng quê với tôi và cũng là bạn với người anh trai của cô Nhiễu. Nó chở tôi từ Hải Hậu sang bên Nam Trực. Vừa đến đầu ngõ, bố của cô Nhiễu đã đóng sập cửa: “Không có Ký-Cách, Nhiễu nhiếc gì hết. Đi đi, không ai tiếp đâu!…”. Tôi buồn quá, vừa buồn vừa thất vọng. Mấy hôm sau tôi bèn sang bên Nam Trực than thở với nhà thơ lão thành Đoàn Văn Cừ là thi sĩ nổi tiếng từ thời tiền chiến với bài Chợ Tết rất được truyền tụng. Ông có tên trong cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh-Hoài Chân và cũng ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực và là hàng xóm rất thân với bố cô Nhiễu. Sau khi nghe tôi trình bày, ông bảo: “Được, cháu cứ yên tâm, để bác nói cho!”.
Ông Ký nói tiếp: “Sau này tôi nghe cô Nhiễu kể là chiều tối hôm ấy, bác Đoàn Văn Cừ sang rủ bố cô qua bên nhà mình uống rượu. Hai ông chuyện trò thân mật rồi bác Cừ nhẹ nhàng khuyên nhủ: “Ở đời, cuối cùng rồi ai cũng chết, chỉ có nhà văn nhà thơ là không chết, vẫn giữ được danh tiếng trên đời. Thằng Ký tuy thua thiệt về hai cánh tay nhưng là nhà giáo, nhà thơ, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội đàng hoàng. Tên nó là Nguyễn Ngọc Ký, có nghĩa là chữ viết trên ngọc, quý giá lắm. Chúng ta tuy viết bằng tay nhưng không đẹp bằng chữ viết bằng chân của nó đâu. Hơn nữa nó lại siêng năng, cần mẫn. Hai đứa nó thương yêu nhau, theo tôi nghĩ là rất nên gả chứ chẳng ngăn cấm làm gì. Nếu ngăn cấm, sau này lỡ chẳng may con Nhiễu lấy phải thằng chồng có tính gia trưởng, rượu chè, cờ bạc be bét, nó lại oán trách bố mẹ”.
UserPostedImage
Cuốn tự truyện “Tôi học đại học” của Ng. Ngọc Ký.
Nghe xuôi tai, hơn nữa cũng nể lời ông bạn “nông dân chính hiệu” Đoàn Văn Cừ nên bố của cô Nhiễu về bàn với vợ, sau đó vui vẻ cho hai bên đi lại rồi tổ chức đám cưới.
Nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký kết luận: “Nếu không có bác Đoàn Văn Cừ thì không ai có thể lay chuyển được bố của cô Nhiễu. Ví dụ như biết Nhiễu gửi cho tôi hai câu thơ: “Dù cho sóng gió phũ phàng. Lòng em vẫn nguyện vững vàng bên anh”, ông đã vác gậy đuổi đánh tới tấp. Thấy chị bị đánh, em gái của cô Nhiễu tên là Vũ Thị Đậu thương xót, nhào vào ôm chầm lấy chị để đỡ cho chị. Mối tình giữa tôi và cô Nhiễu thì cô Đậu đã biết rõ từ đầu và rất thông cảm, mong cho hai đứa chúng tôi nên duyên”.
Cuộc hôn nhân giữa cô Vũ Thị Nhiễu và nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã mang lại cho ông một mái ấm gia đình hạnh phúc với ba đứa con, hai gái một trai, nay đã thành đạt. Sau đó, năm 1994, bà bị tai biến mạch máu não.
Bệnh hoạn và di chuyển vào Sài Gòn
Lúc bà Nhiễu nằm tại bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, tưởng mình không qua khỏi, bà bảo chồng: “Em Đậu chẳng may chồng mất sớm, phải nuôi hai đứa con mà nhà lại nghèo, khó lo cho các con ăn học nên người. Hai chị em chúng em thương nhau từ nhỏ, hai đứa như một. Sau khi em chết, anh làm bữa cơm, lấy Đậu làm vợ để nó thay em chăm sóc cho anh. Anh hãy yêu thương hai đứa con của nó, lo cho chúng ăn học giống như các con chúng ta. Được như thế thì em rất vui ở nơi chín suối”. Và bà dặn cô Đậu: “Đậu ơi, chị thương yêu anh Ký như thế nào thì em biết rồi. Sau khi chị chết, em thay chị trông nom anh ấy và các cháu, đừng e ngại tiếng tăm gì cả. Tình chị duyên em là chuyện thường ở đời, chị dặn anh ấy rồi”.
Nhưng bà Nhiễu không chết mà chỉ bị liệt nửa người. Năm sau,1995, ở Hà Nội gần như thời ấy còn rất xa lạ với việc châm cứu, ông Nguyễn Ngọc Ký, 48 tuổi, bèn đem gia đình vào Sài Gòn để vợ có phương tiện châm cứu tại Viện Y học Cổ truyền, còn ông thì được nhận vào dạy tại trường trung học Gò Vấp rồi dần dần trở thành trưởng phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận. Ông nói: “Vợ chồng tôi tuy hai người mà chỉ có một cánh tay thôi, nhưng bà ấy lại nằm liệt giường nên cánh tay đó cũng ít tác dụng. Những lúc tôi tắm rửa, thay quần áo cho vợ, bà ấy cứ nhắc đi nhắc lại, mong cô Đậu thu xếp vào trong này”.
Suốt 6 năm trời chịu đựng bệnh tật, năm 2001, lúc sắp lìa đời, bà Nhiễu vẫn còn ú ớ hỏi chồng đã đánh điện tín ra gọi cô Đậu vào chưa. Ông Ký khóc: “Có, đánh điện mấy hôm nay rồi, cô ấy đi xe lửa sắp vào tới nơi rồi”. Buổi tối, khi cô Đậu và hai đứa con vào tới, cô ném chiếc va-ly ngoài phòng khách, chạy vào ôm chầm lấy chị khóc nức nở. Trên đôi môi nhợt nhạt của bà Nhiễu nở một nụ cười.
Phóng viên nhìn bức hình bà Nhiễu trên bàn thờ và tin rằng bà đã mãn nguyện khi biết người chồng tàn tật làm theo lời mình, đã tục huyền với người em gái lận đận của mình.
Lúc ấy bà Đậu vừa đi chợ về. Thấy chồng có khách, bà nhanh nhẹn xách giỏ vào trong bếp gọt trái cây đem ra. Trông bà có gương mặt phúc hậu, rất giống với tấm hình bà chị ruột trên bàn thờ.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký cho biết, bà Nhiễu mất đầu năm 2001 thì cuối năm 2002 tức gần 2 năm, hết tang, ông và bà Đậu đã tổ chức một lễ cưới đơn giản trước sự chứng kiến của bạn bè và người thân, lúc ấy ông 55 tuổi. Bà Đậu đã làm theo di nguyện của chị, chu đáo chăm sóc miếng ăn giấc ngủ cho ông chồng đặc biệt.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Ngọc Ký và người vợ thứ hai Vũ Thị Đậu
Ngoài việc bếp núc, mỗi tuần bà Đậu đều “hộ tống” Nhà giáo ưu tú và cũng là nhà văn, nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký đi tiếp xúc, nói chuyện tại các trường học và các cơ quan, được người ta mời để nói chuyện về tấm gương kiên nhẫn, cố gắng vươn lên của ông.
Căn phòng đọc sách và viết lách của ông Nguyễn Ngọc Ký, nhờ bàn tay của bà Đậu mà rất ngăn nắp, gọn gàng. Phóng viên hỏi bà Đậu: “Từ ngày chính thức thành vợ thành chồng đến nay, nghe nói thầy Ký làm nhiều thơ tặng cô lắm phải không?”. Bà Đậu cười, một nụ cười hiền lành, chất phác, hình như hơi mắc cở nên không trả lời. Ông Nguyễn Ngọc Ký cười, với giọng trầm bổng đọc hai câu thơ: “Bên nhau cau thắm trầu xanh. Vì chưng nghĩa nặng mà thành duyên sâu!”.
Lúc ra về, nhà giáo ưu tú tiễn ra cửa, phóng viên ngoái lại chào từ giã thì thấy bà Đậu đang cắm hoa lên bàn thờ. Bên cạnh bát hương và tấm ảnh của bà Nhiễu, có một bát hương và tấm ảnh một người đàn ông. Đó chính là ảnh người chồng quá cố từ lâu tại Nam Định ngoài Bắc của bà Đậu. Hai bát hương và hai tấm ảnh được đặt trên mặt chiếc tủ thờ sang trọng. Chắc những người đã khuất rất mãn nguyện với gia đình hạnh phúc của những người đang sống.
Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.130 giây.