Hộ chiếu được định hình theo mẫu bìa cứng có ảnh và khổ rộng như chúng ta biết ngày nay từ năm 1920
Tấm hộ chiếu rằng ban đầu, nó là đặc quyền của các bậc giàu có được vua chúa nước họ cấp để quá cảnh sang nước khác, Tim Harford viết trên trang của BBC World Service.
Nhưng giữa Thế kỷ 19, một người Anh là John Gadsby cho rằng việc dùng hộ chiếu (passport) là vô lý.
Anh Quốc đã bỏ việc cấp hộ chiếu.
Hoàng đế Napoleon III làm theo và coi hộ chiếu là "phương tiện trấn áp" nên cho xóa bỏ nó vào năm 1860.
Nhiều nước khác cũng làm theo, hoặc bỏ nhu cầu mang hộ chiếu hoặc thôi không kiểm soát nó nữa vào thời bình.
Vẫn theo Tim Harford, vào thập niên cuối cùng của Thế kỷ 19, bạn có thể sang nước Mỹ mà không cần hộ chiếu, và nếu bạn là người da trắng thì càng dễ.
Sang đầu Thế kỷ 20 chỉ có vài nước trên thế giới đòn xem hộ chiếu của khách.
Một số nước Nam Mỹ còn ghi vào hiến pháp quyền không cần có hộ chiếu.
Ở Nhật và Trung Hoa khi đó, các cảng biển không kiểm tra hộ chiếu vì nó chỉ cần cho người nước ngoài rời thuyền lên đất liền.
Hộ chiếu được phục hồi và phổ biến cùng Thế Chiến 1.
Ai ninh thắng tự do đi lạiLo ngại an ninh đã thắng thế và việc du hành dễ dàng bị hạn chế.
Một khi đã nắm quyền kiểm soát, các chính phủ không dễ bỏ.
Năm 1920, Hội Quốc liên còn mở Hội nghị về Hộ chiếu, Hải quan và Vé quá cảnh, và lập ra mẫu hộ chiếu như chúng ta biết thời nay.
Hội nghị này quyết định rằng từ năm 1921, hộ chiếu cần theo mẫu 15,5cm x 10,5cm và có chuẩn 32 trang, có bìa cứng và ảnh.
Ngày nay, hộ chiếu là phổ biến khắp nơi dù tại châu Âu, khối Schengen muốn mở lại hệ thống cũ: đi lại giữa các nước thành viên mà không cần hộ chiếu.
Khối Schengen cũng đang bị sức ép vì làn sóng nhập cư.
Vấn đề di dân lại còn khiến "cuộc đua" hộ chiếu nào có sức mạnh hơn thêm tăng tốc.
Theo BBC