logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/07/2017 lúc 08:43:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Niệm Phật (reciting the name of Amitabha Buddha) là một pháp môn tưởng chừng đơn giản mà lại rất thâm sâu, vừa dễ thực hành cho hầu hết mọi người ở mọi nơi trong mọi hoàn cảnh, mà cũng rất khó, nhất là đối với người tuy dày kiến thức, đời cũng như đạo, nhưng lại mỏng niềm tin.
Để giúp cho người hành trì mau tiến trong pháp môn này, Đại Sư Châu Hoằng Liên Trì (Zhu Hong Lian-Chi, 1532-1612), vị tổ thứ tám của pháp môn Tịnh Độ (Pure Land), đã có những lời khuyên xin được trích dẫn dưới đây.

UserPostedImage
Đại Sư Châu Hoằng Liên Trì

Nhưng trước hết là mấy dòng giới thiệu về ngài Liên Trì của Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1924-1992), một vị đại sư của pháp môn Tịnh Độ của Việt Nam:

“Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn.
“Láng giềng có bà lão, mỗi ngày niệm Phật vài ngàn câu, lấy làm thường khóa. Nhân lúc rỗi rảnh sang chơi, ngài hỏi duyên cớ, bà đáp, Ông nhà tôi lúc sanh tiền chuyên lo niệm Phật, đến khi chết, không đau bịnh chi, vui vẻ vòng tay cáo từ mọi người mà qua đời. Do đó, tôi biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn! Ngài nghe nói cảm động, từ đó hằng để ý đến pháp môn Tịnh Độ. Lại viết bốn chữ Sống chết việc lớn dán nơi vách đầu bàn để tự răn nhắc.

“Năm ba mươi hai tuổi, ngài xuất gia, rồi đi tham phỏng các bậc danh đức. Sau cùng đến học đạo với Tiếu Nham Nguyệt Tâm thiền sư, tham câu Niệm Phật là ai? [...]

“Niên hiệu Long Khánh thứ năm, Đại sư đi khất thực ngang qua đỉnh Vân Thê, thấy cảnh nước non cực kỳ u nhã, quyết ý cất am ở tu. Trong núi ấy có nhiều cọp, ngài hành phép Du Già thí thực, từ đó các loài thú dữ không còn khuấy hại nữa. Mấy năm sau, gặp lúc nắng hạn lâu, cư dân quanh vùng đến am cầu xin đảo võ. Ngài đáp, Tôi chỉ biết niệm Phật, không có tài chi khác! Mọi người vẫn nài nỉ cố thỉnh. Đại sư cảm lòng thành của dân chúng, ra thảo am gõ mõ đi dọc theo bờ ruộng mà niệm Phật. Bước chân của ngài đi đến đâu, mưa lớn rơi theo đến đó. Nhân dân vui mừng kính đức, cùng nhau hiệp xây cất điện chùa. Tăng chúng các nơi lần lượt nương về, không bao lâu chỗ ấy thành cảnh đại tòng lâm trang nghiêm thanh tịnh.

“Đại sư tuy đã tỏ thiền cơ, nhưng xét thấy căn lực người thời mạt pháp kém yếu, kẻ nói lý thì nhiều song ngộ lý thật rất ít. Vì muốn lợi mình và người, nên ngài chủ trương Tịnh Độ, cực lực bác bỏ cuồng thiền. [...]
“Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi, cuối tháng Sáu, Đại sư vào thành từ biệt các đệ tử và những người cố cựu, nói, Tôi sắp đi nơi khác! Rồi ngài trở về chùa thiết tiệc trà từ giã đại chúng. Mọi người không hiểu là duyên cớ gì. Đến chiều mùng một tháng Bảy, ngài vào Tăng đường bảo, Mai này tôi sẽ đi.

“Qua chiều hôm sau, đại sư kêu mệt rồi vào tư thất ngồi kiết già nhắm mắt. Chư Tăng, các đệ tử tại gia và những người cố cựu trong thành đều hội đến. Ngài mở mắt ra nhìn mọi người nói, Các vị nên chân thật niệm Phật, đừng làm điều chi khác lạ, và chớ phá hoại quy củ của tôi. Nói xong, hướng về Tây chắp tay niệm Phật mà qua đời. Thọ được tám mươi mốt tuổi.”

Lời khuyên của ngài Liên Trì
Bảy mươi tuổi từ xưa đã hiếm, sống trăm năm có được mấy người! Nay trong lúc tuổi xế chiều đây chính là lúc buông bỏ hoài bão, thấy rõ thế gian hệt như một trường hý kịch, chẳng hề chơn thật. Chỉ còn một câu A Di Đà Phật để đắp đổi tháng ngày, chỉ lấy Tây Phương Cực Lạc thế giới làm quê nhà mình: nay ta niệm Phật, mai sau sanh về Tây phương. Còn gì hay hơn, hãy nên vui mừng lớn lao, đừng sanh phiền não!

Giả sử gặp phải chuyện chẳng như ý hãy liền xoay chuyển ý niệm, gấp rút đề cao câu niệm Phật này, hồi quang phản chiếu: ta là người sống trong thế giới của Phật A Di Ðà lẽ nào còn thấy biết như người trong thế gian mà nóng giận, vui vẻ; chỉ nhất tâm niệm Phật.

Ðấy chính là pháp môn đại an lạc, đại giải thoát của những người trí huệ.
Nguyên do của bịnh tật phần nhiều là do sát sanh; bởi thế, ta nên thiên trọng phóng sanh. Bên ngoài càng thêm sám, trong tâm tự hối, công đức rất nhiều.

Xin hãy để tâm trống trải, quét sạch hết thảy các duyên. Trong cái tâm rỗng rang đó chỉ niệm một câu A Di Ðà Phật.

Nói niệm Phật đó thì bất tất phải nhếch mép, động lưỡi; chỉ lặng lẽ dùng tâm nhãn phản chiếu từng chữ phân minh, từng câu tiếp nối từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, tâm tâm chẳng hề gián đoạn.
Nếu có đau khổ thì cứ nhẫn nại, nhất tâm nghĩ đến câu niệm. Kinh dạy: “Chí tâm niệm Phật một tiếng diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử.” Bởi thế, công đức niệm Phật rất lớn lao vậy.
- Kẻ học Phật chẳng cần phải trang nghiêm hình dáng, chỉ quý tu hành chơn thật.
- Hàng tại gia cư sĩ chẳng cần phải áo sồng, khăn đạo.
- Người còn để tóc có thể mặc thường phục niệm Phật, chẳng nhất thiết phải gõ mõ, đánh trống.
- Người thích yên tịnh có thể tự lặng lẽ niệm Phật, chẳng nhất thiết phải quây quần lập hội.
- Người ngại việc cứ tự đóng cửa niệm Phật, chẳng cần phải vào chùa nghe kinh.
- Người biết chữ có thể tự tuân theo giáo pháp niệm Phật.
- Ngàn dặm thiêu hương chẳng bằng ngồi yên trong nhà niệm Phật.
- Cung phụng thầy tà chẳng bằng hiếu thuận mẹ cha niệm Phật.
- Giao du rộng rãi với bè bạn ma chẳng bằng một thân thanh tịnh niệm Phật.
- Gởi tiền kho kiếp sau chẳng bằng hiện đời làm phước niệm Phật.
- Van vái, cầu đảo chẳng bằng hối lỗi sửa mình niệm Phật.
- Tu học theo kinh sách ngoại đạo chẳng bằng một chữ không biết nhưng niệm Phật.
- Vô tri bàn xằng lẽ Thiền chẳng bằng ròng chắc, già dặn trì giới, niệm Phật.
- Mong cầu yêu mỵ linh ứng chẳng bằng chánh tín nhân quả niệm Phật.

Nói tóm lại, đoan chánh tấm lòng, diệt ác thì người niệm Phật như thế gọi là thiện nhân. Nhiếp tâm trừ bỏ tán loạn thì người niệm Phật như thế gọi là hiền nhân. Ngộ tâm đoạn hoặc thì người niệm Phật như thế gọi là thánh nhân.
Pháp môn Niệm Phật bất luận nam, nữ, tăng, tục, quý, hèn, hiền, ngu, không có một ai là chẳng niệm Phật được!
Khuyên khắp mọi người hãy cấp bách niệm Phật. Chín phẩm vãng sanh, hoa nở thấy Phật, gặp Phật nghe Pháp, rốt ráo thành Phật mới biết rằng tâm vốn dĩ là Phật.
 
PHÚC QUỲNH 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.