logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/07/2017 lúc 08:47:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sổ tay phóng viên: ‘Mày-tao’ và ‘người Việt làm xấu mặt cộng đồng’

UserPostedImage
Người dân tham gia xem diễn hành Tết Nguyên Đán trên đại lộ Bolsa. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Tuần rồi mang chuyện người “ngoại tỉnh” ca cẩm về Bolsa-Little Saigon ra kể cho mọi người nghe, thấy bà con có ý kiến quá trời, người thì ủng hộ với việc cần lên tiếng trước những điều chưa hay chưa đẹp của “vùng đất thần kinh” này, người thì lại hậm hực trách tại sao lại đi vạch áo cho người xem… “lưng ghẻ.”
Với tui thì khen chê gì cũng được, miễn sao mỗi người tự nhìn lại mình một chút, coi mình có rơi vào những điều bị ta thán đó không, để rồi tự “tuốt” lại mình thì cuộc đời đã là quá đẹp, quá thành công rồi, không dám đèo bồng gì hơn.

Hôm nay, tui không kể chuyện người ta nói xấu Little Saigon yêu dấu nữa kẻo người Bolsa buồn, mà tui kể chuyện người ta nói xấu… người Việt. Người ta nói người Việt gọi người khác “mày tao” bất kể lớn nhỏ. Người ta nói người Việt thích phán câu “người Việt Nam đi đến đâu làm xấu mặt cộng đồng đến đó.”
Tui nói trước là “người ta” nói, không phải tui nói. Cho nên nếu quý vị nào thấy những điều kể ra dưới đây có bị sai thì đi tìm “người ta” tính sổ, đừng tìm tui tội nghiệp, mà một trong những “người ta” đó là ông nhà báo Đinh Quang Anh Thái (vì ổng ‘nói xấu’ và ‘xúi’ tui viết).
“I” là “tao”, “you” là “mày”
“Cô viết dùm tôi cái chuyện mà dân mình khi nói về một người khác, không phải gốc Việt, bất kể lớn bé, đều gọi là ‘mày-tao,’ đi.” ông nhà báo “to tiếng” đề nghị.
Rồi ông “cực kỳ cà chớn” – nickname tự đặt của nhà báo Đinh Quang Anh Thái – tiếp luôn, “Mà lối nói ‘mày tao’ đó họ mang lên cả trên đài nói nữa mới ghê chứ!”
“Tôi lấy ví dụ, trên đài, họ kể câu chuyện có người đang lái xe gặp một ông già ngoài 80 trông như gặp phải điều bất thường gì đó. Người đó dừng xe lại hỏi ‘Mày có cần giúp gì không?’ Ôi trời đất ơi, đáng lý ra phải nói rằng ‘Ông có cần giúp gì không?’ mới đúng chứ! Chẳng lẽ tiếng Việt của mình nghèo nàn đến mức như vậy sao?” ông nhà báo kêu lên thảng thốt như… cháy nhà.
Ờ hén, đúng rồi. Không biết từ lúc nào, mà hầu như mọi câu đối thoại bằng tiếng Anh khi được kể lại cho nhau nghe thì cứ “I” là “tao” và “you” là “mày.”
“Chuyện xin cho thằng con bà vào học lớp mẫu giáo nguyên ngày ra sao rồi? -Tôi lên trường gặp bà hiệu trưởng. Bả nói ‘hồ sơ của mày còn thiếu hai cái ‘check’ lương mới nhất.’ Tôi nói ‘còn cần gì nữa mày nhắc luôn một lúc để tao nộp cho đủ…”
Mẫu đối thoại tình cờ nghe được trong lúc đi chợ liên quan đến việc dùng hai chữ “mày-tao” như thế có lẽ bất kỳ ai cũng có thể từng nghe qua không dưới… trăm lần.
Ngôn ngữ tiếng Việt có không biết bao nhiêu là từ để gọi người đối diện, nào là ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, con, cháu,… sơ sơ đã có hơn mười từ rồi, sao mà cứ phải “mày tao” chi vậy, nghe không có lịch sự, lễ phép gì hết.
Cứ thử hình dung hai người y tá ngồi kể cho nhau nghe về một bệnh nhân của họ: người thứ nhất “Hôm nay em nhận ông già đó hả? Chị là chị chạy làng rồi. Ổng khó khăn kỳ cục quá.” Người thứ hai, “Đúng rồi. Mặc dù trước khi đi về thì ổng cũng khen em làm việc giỏi, nhưng thiệt tình lúc đó trong đầu em nghĩ ‘ừ, tao giỏi lắm vì tao đã cố gắng không bóp cổ mày.’”
Lạ thiệt, ngoài bạn bè thân thiết, mình sẽ chẳng gọi ai là “mày-tao” trong đối thoại hằng ngày, vậy thì tại sao cứ luôn luôn “I” là “tao” và “you” là “mày” chi cho nghe vừa chói cái lỗ tai vừa có vẻ hỗn quá!
UserPostedImage
Những gương mặt góp phần làm đẹp cộng đồng Việt nơi đất khách (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

“Người Việt Nam đi đến đâu làm xấu mặt cộng đồng đến đó”
Điều gì mình chưa hay, chưa đẹp thì mình nêu ra để sửa, nhưng không có nghĩa là bất cứ chuyện gì xấu kể ra là mình cũng kết luận luôn một câu “dân Việt Nam như vậy” thì cũng không có công bằng chút nào.
Hôm rồi, khi đọc bài về chuyện “cười ra nước mắt với chuyện trả đồ ở Costco,” có một độc giả nêu ý kiến, “May mắn là bài báo không nói đến hay là so sánh sắc dân nào hay đem đồ đến trả lại nhiều nhất. Nếu có bảng phong thần đó, chắc người Việt Nam mình bớt đi shopping ở Costco nhiều lắm.”
Ui trời ơi, người Việt mình ở Mỹ đông thì có là đông, nhưng mà so ra với dân bản xứ thì cũng chỉ có tí tẻo à, mà ở đây người ta làm thống kê trên toàn quốc, để thấy những chuyện “cười ra nước mắt” của dân Mỹ nói chung, sao tự dưng lại giành “ôm” phần lớn cái xấu đó về cho dân Việt Nam của mình chi vậy?
Thỉnh thoảng, trên báo đăng tin một người có tên gốc Việt nào đó làm điều phạm pháp, thì y như rằng thế nào cũng lại nghe một người gốc Việt khác kết luận, “Đúng là nhục nhã cho dân Việt.” Kỳ quá! Thiệt tình là kỳ quá! Bởi, người gian kẻ ác ở đâu cũng có, ai làm nấy chịu đi, mang chi cả cộng đồng dân Việt ra để mà phán như thế thì không phải là nặng nề quá sao!
Đó là chưa kể, nhiều người trong nói năng hằng ngày, hay trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, xúm nhau “rủa xả thói hư tật xấu” của người Việt, rồi dõng dạc kết luận “người Việt Nam đi đến đâu làm xấu mặt cộng đồng đến đó.” Ơ hay, thế ra họ đang chửi chính họ luôn à? Hay là họ nghĩ mình đang không phải người Việt chăng?
Tóm lại, khen chê chừng mực trong tinh thần xây dựng để cộng đồng Việt mỗi ngày đẹp hơn là điều nên làm, nhưng mà cứ quơ quàu “Người Việt Nam đi đến đâu làm xấu mặt cộng đồng đến đó” thì không có được, vì người Việt cũng làm nhiều điều hay ho cho người ta nể mặt lắm à!

Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.