'Saigon' - vở kịch về cộng đồng người Việt tại Pháp gây tiếng vang lớn tại lễ hội Avignon
Vở kịch 'Saigon' lấy bối cảnh ở một nhà hàng Việt Nam bất ngờ trở thành tâm điểm tại lễ hội kịch nghệ lớn nhất thế giới, theo AFP.
Tuy chỉ diễn ở một sân khấu nhỏ, nhưng vở kịch dài bốn tiếng này đã thu hút cả giới phê bình lẫn khán giả yêu thích kịch nghệ Pháp, với những tràng vỗ tay giòn giã sau mỗi đêm diễn.
Vở kịch "Saigon" của Caroline Guiela Nguyen được tôn vinh là đã phản ánh được nỗi đau và sự hi sinh của cộng đồng người Việt di cư, những số phận được gói gém trong thầm lặng tại Mỹ hay Pháp.
"Vở kịch này không giống như những vở kịch khác, " tờ French daily Le Monde nhận định.
"Vở kịch kết thúc với câu 'Đây là cách chúng tôi kể những câu chuyện về Việt Nam; với vô vàn nước mắt,' Quả thực chúng tôi thích mua nước mắt vốn dĩ đang cạn kiệt trong nền kịch nghệ Pháp," tờ báo này viết.
"Saigon" là một câu chuyện về nỗi niềm của những người Việt bị chia cắt giữa Pháp và quê hương của họ khi chế độ thực dân của Pháp sụp đổ trong sự tủi nhục trước quốc dân đảng và cộng sản Việt Minh trong trận chiến Điện Biên Phủ, tờ AFP viết.
Sân khấu vở Saigon (Hình: Festival d'Avignon)
'Việt Kiều'"Năm 1956 là năm mà những binh lính và thực dân Pháp cuối cùng rời Việt Nam. Nhưng nhiều người Việt Nam có quốc tịch Pháp cũng đi theo. Họ được gọi là 'Việt Kiều', đạo diễn 35 tuổi nói.
Gia đình của cô Caroline cũng rời khỏi Việt Nam năm 1956 và không được phép trở lại Việt Nam cho tới 40 năm sau, năm 1996, khi Mỹ gỡ lệnh cấm vận với Hà Nội.
Khi mặc cả với những người bán trái cây ở một khu chợ ở Hồ Chí Minh, những người phụ nữ bán hàng đã cười nhạo cách nói năng có phần cung cách cổ điển của mẹ Caroline. Việt Nam ngày xưa của bà ấy đã không còn, tất cả chỉ là tàn dư của một quá khứ đã bị lãng quên, AFP thuật lại lời kể của cô.
Như 16 người họ hàng khác lớn lên ở Pháp, Caroline cũng không thể nói được tiếng Việt. "Bố mẹ tôi muốn rất muốn hòa nhập cho nên họ nghĩ việc dạy chúng tôi tiếng Việt là lỗi thời. Họ sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến tiếng Pháp của chúng tôi."
Ám ảnh về một thế giới đã mấtCaroline nói cô mất hai năm di chuyển giữa Việt Nam và Pháp để thu thập các câu chuyện, và khẳng định câu chuyện của gia đình cô chỉ là "một điểm khởi đầu" cho vở kịch.
Vở kịch có bối cảnh ở một nhà hàng Việt Nam tại Paris năm 1996. Một số trong 11 diễn viên nói tiếng Việt và một số khác nói tiếng Pháp.
Caroline nói rằng, trong suốt tuổi thơ đến khi trưởng thành cô luôn nhận thức được khoảng cách giữa thế hệ cha mẹ và con cái.
Cũng như Nguyễn Thanh Việt, tác giả của tiểu thuyết thắng giải Pulitzer "The Sympathizer", các nhân vật cũng bị giằng xé giữa hai nền văn hóa, giữa sự nuối tiếc và ngờ vực.
Nhưng không như nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kịch bản của Caroline ẩn ý và gián tiếp tránh né chính trị, mặc dù gia đình của cô gần như là một câu chuyện tiêu biểu cho quá trình thuộc địa hóa châu Á của Pháp.
"Tất nhiên câu hỏi về sự thuộc dân hóa luôn ở đó, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì không thỏa đáng," Caroline nói.
"Điều khiến tôi thích thú là nhìn vào những con người mà cuộc đời của họ đã bị định đoạt bởi sự thực dân hóa, và nhìn xem điều gì còn lại trong con người và trái tim họ."
Theo BBC