logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2017 lúc 11:07:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phải nói là xứ Mỹ này caí gì cũng là vào bậc nhứt thế giới, từ khoa học kỹ thuậ cho đến văm minh vật chất nhưng mơí đây, có một vị nữ lưu tư xưng mình là “hổ mẫu”, “Tiger Mother”, lạm chạm tự ái đến các bậc phụ huynh xứ Cờ Hoa này về việc “không biết dạy con học hành cho ra hồn.” Giờ xin được sơ lược qua về “hổ mẫu” này vơí các bạn.

Đó là một nữ giáo sư luật bốn mươi tám tuổi, gốc Hoa, ở đại học danh tiếng lYale tên Amy Chua và cuốn sách của bà đang gấy ra thật nhiều tranh cải về cách giáo dục hai đứa con gái của mình theo lối cổ điển Á đông là “Battle Hymn of the Tiger Mother” ( xin tạm dịch là: “Chiến ca của người hổ mẫu” được xuất bản năm 2011 này. Xuất thân trong một gia đình khoa bản, cha là giáo sư ngành computer tại ĐH California, chông ngươì gốc Do tháí và cũng là giáo sư ở Yale. Amy ra trương với bằng tiến sĩ luật hạng danh dự và đã viết hai quyển sách về kinh tế trong đó quyển: World on Fire (về thế nào việc xuất cảng [hệ thống] dân chủ tư do thị trường nẩy sinh ra sự thù ghét trong các sắc tộc và tạo sự mất cân bằng toàn câù) được tạp chí The Econiomist chọn là một trong là một trong những quyển sách hay nhất năm 2003 và được tạp chí The Guardian gọi là một trong những cuốn về chính trị đáng đọc năm 2003.

Trong những lần được báo chí và đài truyền hình phỏng vấn, Amy nói đây chỉ là những kinh nghiệm dạy con theo lối của mình và không hề có ý nhằm chỉ trích hay phê bình về đường lối giáo dục hiện tại ở xứ này. Chẳng hạn như đưa ra một chương trình và thời biểu phải nói là cực kỳ nghiêm nhặt cho con mình kể cả việc không chấp nhận con mình học mà dưới điểm A, không xem TV, chơi games, học nhiều giờ cho môn toán và chánh tả, phải học piano và vĩ cầm như là môn giải trí vào cuối tuần và cả trong kỳ nghỉ hè. [Xin được nói thêm là hai cô con gái của Amy vừa được hai đại học danh tiếng nhất là Yale và Havard chấp nhận.]

Thế thì tại sao cuốn sách này lại gây ra sự phẩn nộ ở công chúng Mỹ? Baì báo vớí tựa đề là “Tại sao bà mẹ Trung hoa lại ưu hạng” đã khởi đầu vơí những phản ứng aò ạt, bài báo này có hơn một triệu người đọc trên online và tính đến nay đã thu hút ý kiến bình phẩm của hơn 7 ngàn người. Amy phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Thiệt tình mà nóí thì tôi biết là nhiều phụ huynh Á châu trong lòng rất kinh ngạc và lo sợ ở nhiều mặt về cách giáo dục theo lối Âu Mỹ…họ [phụ huynh Mỹ] đã để phí biết bao nhiêu thời giờ với Facebook và các trò chơi computer – và hình như là họ không chuẩn bị đầy đủ cho tuơng lai của con mình… Cuộc đơì này đâu có dễ dàng [cho chúng] như vậy.”

Dù đây chỉ là cách giáo dục con của cá nhân mình nhưng quan điểm của Amy đã vô tình đánh trúng vào “điểm nhược” của phụ huynh Mỹ và vấn đề giáo dục đang đi xuống tại Mỹ trong hiện tại, cái “quê” về mặt bị thua sức thiên hạ, nhất là vớí đám con Trời! Cái “quê” của dân Mỹ là sợ thua kém con cháu Mao chủ… tịt và những nước đang trở thành cường quốc và không đào tạo con cái mình có đủ khả năng cạnh tranh để sống còn trong nền kinh tế có tính cách toàn cầu hiện nay.

Câu chuyện dạy con của “hổ mẫu” này vừa làm cho độc giả nổi điên lại vưà làm cho họ …ơn ớn vì bà mẹ dữ như cọp này noí đúng quá! Cách dạy con theo lối nuông chìu và thiếu nghị lực sẽ đi đến thất bại trong thời cạnh tranh thị trường mảnh liệt này. Gìới phụ nhuynh người Mỹ cảm thấy… nhột và tự hỏi là không biết bà… chằng nầy có đang ám chỉ bọn mình hay không đây? Sau đây là vài lời bình phẩm về… bà mẹ dữ như cọp này.

Một độc giả tung lại một chưởng mạnh tới mười thành công lực là lối giaó dục này thiếu trách nhiệm về tinh thần và đạo đức. Con cái của chúng ta phải cần chăm học ở trưong và học thêm về các môn nghệ thuật. Quan trọng hơn nữa là chúng cần tự nguyện đi quyên góp từ thiện, giúp đỡ người vô gia cư, làm sạch môi trường ở địa phương mình ở, đóng góp tiến noí của mình cho những người yếu thế và giúp đở kẻ khốn cùng. Chúng ta không cần thêm những người chỉ biết lợi ích cho riêng mình. Chúng ta cần những công dân có học và có ý thức đóng góp cho xã hội. Có người lại về phe với hổ mẫu và nói là các nhóm sắc tộc khác ở Mỹ này con cái cũng thành công theo lối dạy trong quyển sách. Ví dụ như người Do thái tuy không rập khuôn theo hổ mẫu nhưng họ cũng quí trọng giáo dục và đoì hỏi con cái mình nổ lực cao. Có người lại phản bác là tỷ lệ ngưòi Do thái thành đạt cũng rất cao ở xứ này nhưng những bà mẹ người Do thái đâu có dạy con như lối dạy của hổ mẫu đâu! Có một bà mẹ ngươì Mỹ gốc Á sống đã lâu ở Mỹ lại có phần nào đồng quan điểm với lối dạy “kiểu xưa” và cho rằng nhiều trẻ vị thành niên Mỹ hư hỏng và không ngỉ gì đến tuơng lai sau này của mình. Bà này cho biết là cha mẹ tôi luôn luôn thúc đẩy tôi học cho giỏi và muốn tôi lấy những môn khó khi ở trung học dù tôi khổ sở với chúng. Lúc đó tôi không cãi lại được nhưng sau này khi lớn lên tôi tôi mới thấy điều đó có lợi cho mình…Tôi có người bạn là cô giáo, cô â ấ y nói phụ huynh bây giờ làm hư con cái của họ. Ngày xưa trong lớp thầy cô là “chủ” giờ thì không còn biết ai là “chủ” nữa… Tôi đồng ý với các nhà tâm lý học là thúc đẩy con cái học hành là điều không có hại miễn là đường đi đến mức độc đoán. Giờ xin được cho mình có chút ý kiến về vấn đề nóng hổi đang gây ra nhiều tranh cãi này.

Công bằng mà nói thì, có lẽ, Amy Chua chỉ viết ra lối dạy và con của mình chứ không xem đây là một “khuôn thước giáo dục” gì cả. Phải chăng vì “có tật hay giật mình” mà các bậc phụ huynh người Mỹ bị “quê”? Nói chung thì người Á châu mình rất trọng việc học và phụ hynh cũng lấy viêc giao dục on làm đầu. Thêm vào đó với thân phận “ở nhờ xứ ngươì” thì cái vôn học vấn là điều cầmn để mưu sinh sau này. Còn như phụ huynh người bản xứ thì họ có quan niệm và lói song khác ảnh hưởng phần nào đến lối dạy con của họ. Sự suy luận của họ có thể cởi mở hơn và không chỉ xem mục đích cái học là… để “kiếm cơm”. Tuy nhiên có lẽ sự việc là ở đời này có mặt phải thì cũng có mặt trái.

Coi trọng việc học ở trường quá mức có thể làm cho học sinh đó “mụ người” hay trở thanh “ẻo lã thư sinh”. Ra trưóc công chúng thì e dè sợ sệt, không tham gia vào những hoat động có ích cho xã hội và phát tiển mặt giao tế của mình. Còn coị nhẹ việc học lại đưa đến viêc ăn chơi lêu lỏng, bỏ mất thơì gian học hành và làm thiệt hại đến tương lai của mình. Những phụ huynh mang đầu óc trọng khoa bảng có thể đưa con mình vào sự phẩn uất bị dồn nén chỉ chờ dịp bùng nổ. Những phụ huynh để cho con mình “tự do” học có lúc sẽ thấy con mình… chẳng học gì cả! Nhưng các bạn cũng đồng ý với mình là nói thì dễ nhưng chắc gì đã làm đưọc.

Thật ra theo như mình nghỉ thì sở dĩ có chuyện tranh luận ồn ào về các dạy con của người “hổ mẫu” này là vì lòng tự tôn của con cháu Bác Sam bị va chạm. Họ đang mang mặc cảm thua thiệt con cháu Mao xếng xáng thôi. Trên thực tế thì tình trạng giáo dục của nươc này có lẽ đang xuống thật so với các nước China, Nam Hàn, Ấn độ…, cho nên khi bị một “hổ mẫu” gốc Hoa vô ý xỏ xiêng con cái mình thì cũng là chuyện không khó hiểu phải không thưa các bạn.
Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.