logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/06/2013 lúc 05:49:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một ông nhà thơ Tàu có một câu thơ thật là đầy ý nghĩa làm cho mấy ông thi sĩ ta lấy làm thú vị lắm, cứ nhắc đi nhắc lại hoài hoài. Đó là hai câu thơ:
Khấp như thiếu nữa vu qui nhật.
Tiếu tự thư sinh lạc đệ thì.
Cô dâu ngày nay có thể vẫn còn khóc, nhưng ý nghĩa của những giọt nước mắt trong ngày cưới này, chắc chắn không giống như những giọt nước mắt của cô dâu Tàu thời đó. Còn mấy anh thư sinh ngày nay, có anh nào thi trượt vỏ chuối đâu mà cười mí lị chẳng mếu. Có học dốt đến mấy, thì cứ kiên trì có mặt đều đều, tới ngày, tới tháng vẫn ra trường như thường. Cái cười của những anh thư sinh thời nay là cái cười khoái trá, cái cười tự tin, cái cười giải thoát.
Tôi lý luận thế, nhưng, một bà nhà văn Mỹ, lại nói rằng, ngày nay, trong đám cưới thiên hạ vẫn khóc như thường. Chẳng phải một mình cô dâu mới khóc, mà những người có liên can, đến đám cưới cũng sụt sùi châu sa.
Tôi đồng ý với bà. Nhớ lại ngày cưới hai đứa con, chẳng những cô dâu khóc, chú rể cũng khóc, mà cha mẹ, là vợ chồng tôi đây cũng thấy xúc động tới tâm can. Nghĩ đến câu thơ của cụ Nguyễn Du:
Nuôi con những ước về sau.
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.
Vẫn biết là con cái đã gặp được người lý tưởng, đã chọn được người yêu, nhưng mà vẫn cảm thấy thấm thía làm sao ấy. Có thể đó là cái tình cảm ích kỷ, nghĩ đến thân mình, từ nay sẽ mất đi một đứa con, sẽ không còn nó quấn quít quanh mình nữa. Nhìn đứa con gái ngày nào còn bé tí teo, đứng chỉ đến đầu gối bố. Đi đâu cũng tò tò theo đuôi như một con chó nhỏ. Ngày nay đã lớn khôn, bỏ cha bỏ mẹ đi theo một tên cha căng chú kiết, mà nó lại coi thân thiết, yêu thương hơn bố mẹ. Chẳng biết cái thằng cha căng chú kiết này, đối sử với nó ra sao trong tương lai? Nghĩ đến những khó khăn trong cuộc đời làm vợ, làm mẹ, những thăng trầm của cuộc sống, lòng tôi thắt lại, nước mắt lại trào ra. Con bé con thì, trong lúc ngồi nghe cha giảng, cũng nước mắt ngắn nước mắt dài. Chốc chốc lại quay lại nhìn bố mẹ với hai mắt đầy lệ. Chẳng biết những giọt nước mắt của nó có ý nghĩa gì? Cảm động vì những lời trong Kinh Thánh, những câu giảng của cha, hay, lúc này mới cảm thấy sắp sửa xa cha mẹ, mới thấy thương cha, nhớ mẹ. Nhưng sau thánh lễ, nó lại cười toe cười toét để chụp hình!
Hồi đám cưới thằng con trai cũng vậy. Trong thánh lễ, cô dâu, chú rể đều khóc, bố mẹ cũng khóc khi nghe thấy câu Kinh Thánh: người con trai bỏ cha bỏ mẹ để đi lấy vợ, và từ đấy hai người trở nên một xương một thịt.” Lẽ dĩ nhiên câu văn trong Kinh Thánh không phải như thế, nhưng ý nghĩa thì như thế. Như vậy, có thể nói, cái bà nhà văn Mỹ này nói đúng, trong đám cưới mọi người vẫn còn khóc. Nhưng bà này lại đi xa thêm một bước nữa, bà chẳng những kể tên những kẻ khóc trong đám cưới, mà bà lại còn phụ đề Anh ngữ, ý nghĩa của những gịot nước mắt này. Cái bà này, chẳng biết có họ hàng hang hốc gì với tôi không, mà nghe giọng điệu của bà, sao tôi nghi quá đi mất. Bà này phán rằng, bà mới khám phá ra rằng, ngày nay, đám cưới vẫn còn làm cho con người cảm động, rơi lệ. Nhưng không phải vì những lý do lãng mạn như ngày xưa.
Thật vậy hình ảnh hai đứa trẻ, vì tình yêu, đã bỏ cha bỏ mẹ, bỏ ngôi nhà thân yêu, sự tận tình chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ, để đi ra, lập một gia đình riêng, với đôi bàn tay trắng, những bước chân non dại, chập chững vào đời, luôn luôn là một hình ảnh làm rung động lòng người. Nhưng khi những người đã từng trải, đã có một quá khứ, dắt tay nhau lên bàn thờ để ký một giấy hợp đồng, mà cả hai bên đều hiểu rằng có thể xé bỏ bất cứ lúc nào, thì chẳng còn làm ai mủi lòng nữa. Tuy nhiên, đối với những người tham dự, hiện diện trong một đám cưới thời đại, những diễn viên, cả vai chánh lẫn vai phụ, vẫn còn có nhiều lý do để đổ nước mắt.
Vai chính đầu tiên là cô dâu. Cô đã để cả một năm trời làm kế hoạch cho đám cưới. Cô đã chăm sóc tới những chi tiết nhỏ nhất của đám cưới, thế mà trong ngày trọng đại này, trong giây phút cực kỳ thiêng liêng, khi cô bước chân lên bàn thờ, cô mới khám phá ra rằng, những bông hoa trang trí trong nhà thờ đã không đúng với cái màu hồng cô chọn, để cho tiệp với thắt lưng của những bộ áo phù dâu. Thế là cô tức đến chảy nước mắt.
Chú rể cũng cảm thấy bực bội. Chú đã để cả một năm trời suy đi nghĩ lại, trước khi quỳ một gối xuống để xin bàn tay người đẹp và đã được người đẹp chấp nhận. Chú đã lẽo đẽo theo chân cô trong nhiều ngày tháng để tìm cho được một nhà hàng chuyên môn tổ chức đám cưới, có tên tuổi mà giá cả lại phải chăng, để làm bối cảnh cho cuộc tuyên xưng tình yêu của hai người. Nhưng ngày hôm nay, chú rất bất mãn vì cái tên giám đốc nhà hàng này cứ sai chú như sai con ở, bắt chú chạy hết đầu này tới đầu kia, làm như chú là người làm của nó, khiến chú cảm thấy tủi thân ghê gớm.
Bà mẹ vợ cũng thấy muốn khóc vì bị chê là đã hà tiện không chi cho ngọt để có thể có đầy đủ quyền quyết định, chọn lựa và điều khiển đám cưới như ý bà muốn. Ông bố vợ cũng cay cú không kém vì ông không được phép mang theo cô vợ mới tới đám cưới này. Ông biết trong khi ông hiện diện ở đây thì cô vợ trẻ của ông đang nằm đấm gối, khóc lóc, la hét, ở nhà.
Bà mẹ chồng tương lai cũng chả vui gì vì bà bị bắt buộc phải mặc một cái áo màu bà không thích, kiểu bà chẳng ưa. Cho nên bà khóc. Ông bố chồng cũng chán đời, vì vừa mới đây, trong đám cưới cô con gái của ông, ông đã phải mở hầu bao chi từ đầu đến cuối. Hôm nay, đám cưới con trai ông, ông lại được cái hân hạnh chi tiền cho bữa ăn “tập dượt” tại nhà thờ, cho tất cả mọi người, vào tối hôm trước đám cưới! Hôm nay, ông được biết rằng nhà gái chỉ trả tiền ăn, còn ông sẽ phải bao thầu cái khoản tiền rượu. Điều này làm ông ứa nước mắt, không sao cầm lại được.
Những cô phù dâu cũng chẳng còn hồ hởi nữa vì các cô thấy, thì giờ và tiền bạc của các cô bị lợi dụng triệt để, tối đa. Nào quần, nào áo, nào giầy dép, do các cô bắt buộc phải móc túi chi ra mà các cô lại không được quyền lựa chọn theo đúng ý mình.
Các anh phù rể thì cảm thấy hết xí quách vì đã uống quá nhiều bia trong suốt một tuần. Có thể các cô phù dâu cũng “dzô” không kém nhưng họ “nín” khoẻ hơn các anh, hoặc giả, họ nhanh chân, nên chạy vào toa lét lẹ hơn.
Những khách được mời cũng cảm thấy chán phè, nghĩ lại tiếc thì giờ, tiếc tiền bạc bỏ ra để sắm quần sắm áo, để mua vé máy bay, để thuê hotel, đến tham dự đám cưới này. Đó là chưa kể đến cái phong bì mà lát nữa đây họ phải chi ra. Trong khi họ sớ rớ, loanh quanh, chẳng có việc gì làm, ngoài việc đứng ngắm dân chúng ríu rít chụp hình. Những người đồng nghiệp của cô dâu cũng xùng không kém. Họ phải chung tiền để tổ chức bữa ăn, - cái mà tiếng Mỹ gọi là shower - dụ khị mọi người mua quà cho cô dâu, trong khi đó họ chẳng được mời tham dự đám cưới.
Nếu vậy thì trong một đám cưới, ai là người sung sướng, vui vẻ?
Bà kết luận, bà vẫn tin tưởng là có những đám cưới vui vẻ, hạnh phúc thật tình, nhưng bà cũng bắt đầu hiểu được vì sao mà những nhà tâm lý xã hội học, các luật sư chuyên về ly hôn và các nhà tu hành, khi nghiên cứu về đám cưới, đã đi đến kết luận, hạnh phúc của cô dâu chú rể không tuỳ thuộc vào sự xa hoa, rềnh rang của đám cưới, mà lại tỉ lệ ngược với số tiền đổ ra để làm đám cưới. Đám cưới càng to, càng lớn, càng sang trọng, càng hoành tráng - tiếng Việt mới, tôi cũng chẳng hiểu là gì, nhưng nghe các nhà quảng cáo video nói thế thì tôi cũng lặp lại, ra cái điều cập nhật - càng đông người, càng sang trọng, thì lại càng có nhiều triển vọng dẫn tới ly hôn.
Thế thì cái gì đã làm cho bà cảm động đến chảy nước mắt trong một đám cưới? Bà nói đó là chứng kiến sự cố gắng phi lý của hai người, cô dâu chú rể và hai bên gia đình đã tiêu pha ngoài khả năng tài chánh của mình để tổ chức một đám cưới rềnh rang, tốn kém rất nhiều - trong khi phải đi vay nợ để làm việc này.
Bà này nói đúng ý tôi quá thể. Khi đọc bài này, xin quí cụ cứ coi như đây cũng là ý kiến của tôi! Ở đời muôn sự của chung. Hơn nhau một chữ dám dùng mà thôi!

Bà Ba Phải (Viendongdaily)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.