logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/08/2017 lúc 10:01:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bác sĩ trẻ sống thực vật sau tai nạn trên đường đi thiện nguyện
Đang là bác sĩ trẻ, 26 tuổi, đầy nhiệt huyết, sau tai nạn trên đường đi thiện nguyện trở về, Thái đã bị chết lâm sàng và sống đời sống thực vật. Hy vọng duy nhất là cấy ghép tế bào gốc, nhưng hy vọng ấy cũng rất mong manh vì chi phí cho việc cấy ghép quá cao.
Đó là câu chuyện buồn của chàng bác sĩ trẻ tuổi Nguyễn Khắc Thái, sinh năm 1991, số nhà 93, đường Thanh Chương, phố Thành Tân, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa.
Không còn hình ảnh chàng bác sĩ thông minh lanh lợi với nụ cười lúc nào cũng nở trên môi, mà là đôi mắt vô hồn, đôi tay co quắp, đôi chân teo lại. Ăn phải truyền trực tiếp vào dạ dày, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ.
Đang là bác sĩ trẻ với tương lai rộng mở, Nguyễn Khắc Thái đã phải sống thực vật sau tai nạn bất ngờ xảy đến với Thái vào cuối năm 2016. Có lẽ thời gian hơn 7 tháng trôi qua đối với những người thân của em dài hàng thế kỷ. Em đã làm khô kiệt biết bao nước mắt của cha mẹ.
Mẹ em, bà Trịnh Thị Sơn, dù bị bệnh teo tiểu não vẫn không rời con. Ngồi bên cạnh con, những giọt nước mắt của bà thi nhau chảy xuống đôi gò má gầy guộc, nhăn nheo. Có nỗi đau nào lớn hơn khi từng ngày trôi qua, người mẹ ấy phải chứng kiến cảnh con trai nằm bất động, đôi mắt không hồn?
Tai nạn bất ngờ:
Kể về tai họa bỗng dưng ập xuống khiến con phải sống ngày này qua tháng khác với thuốc men, với kim tiêm, với những dây truyền nước biển, ông Nguyễn Khắc Ngó cố nén cảm xúc nhưng nỗi đau không thể che giấu được, hai bàn tay gầy guộc đan vào nhau, ông ứa nước mắt kể: “Cháu Thái nhà tôi tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 2015. Sau khi tốt nghiệp, cháu vẫn ham học nên thi vào lớp Bác sĩ nội trú, chuyên về Nhi khoa, theo học tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10/2015. Đúng một năm sau, đến tháng 10/2016, cháu tham gia phong trào tình nguyện gồm các bác sĩ Y khoa đi khám chữa bệnh, phát thuốc cho đồng bào nghèo và trẻ em tại các tỉnh miền Trung. Sau khi đoàn về thị xã Cửa Lò (Nghệ An) nghỉ ngơi để sẽ trở về Hà Nội, thì Thái và một số bác sĩ cũng như nhân viên trong đoàn xuống tắm biển”.
“Trong lúc tắm, cháu chẳng may bị cuốn vào một cái xoáy nước lớn và bị dìm xuống dưới đáy không chống chọi lại được, đến lúc trồi lên thì đã bị đuối nước và chết lâm sàng”.
Ông Ngó gạt nước mắt kể tiếp: “Từ ngày đó đến nay cháu nằm bất động, chân tay khẳng khiu, teo tóp vì phải sống đời sống thực vật. Cách đây nửa tháng, gia đình tôi đã xin cho cháu xuất viện để về chăm sóc tại nhà. Phần vì tiền bạc gia đình eo hẹp, phần vì nhà chúng tôi ở Thanh Hóa, cháu nằm tại bệnh viện Hà Nội, không có người túc trực ở đấy đẻ trông nom cháu”.
Kể đến đó, người cha lại nhìn con, hai mắt đỏ hoe, nghẹn ngào không nói ra lời.
Bà Trịnh Thị Sơn – mẹ của Thái – ngồi bên cạnh chồng cũng liên tục lấy vạt áo lau nước mắt, sụt sùi kể lại: “Ông nhà tôi thì bị bệnh suyễn, trong người rất yếu không làm được việc nặng nhọc. Còn tôi bị bệnh teo tiểu não đã 10 năm nay, đi lại khó khăn, mất sức lao động. Cháu Thái là con út, hai anh chị nó đã lập lập gia đình, có con cái nhưng hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Suốt những năm đi học, năm nào Thái cũng là học sinh giỏi toàn diện. Thấy bố mẹ bị bệnh, cháu bảo ước mơ lớn nhất của cháu là trở thành bác sĩ để chăm sóc bố mẹ.Thế rồi ước mơ của cháu thành sự thực. Suốt những năm theo học đại học y khoa rồi học tiếp lớp bác sĩ nội trú, cháu vừa đi học vừa đi dạy thêm để có tiền trang trải. Vợ chồng tôi nghèo lắm, chỉ trông cậy vào chút lương hưu nên lâu lâu mới phụ thêm cho con được vài ba chục ngàn tiêu vặt”.
UserPostedImage
Nguyễn Khắc Thái sống thực vật và bà mẹ
Bà vừa khóc vừa nghẹn ngào nắm lấy đôi tay co quắp của đứa con trai tội nghiệp khiến ai thấy cũng phải xót xa.
Cơ hội vẫn còn nhưng…
Trước khi Thái bị hoạn nạn, vợ chồng ông Ngó, bà Sơn đã vay mượn anh em, bạn bè để xây một căn nhà nho nhỏ với ý định lo chuyện cưới vợ cho con trai. Nhưng khi căn nhà vừa hoàn tất thì tai họa ập xuống. Ông Ngó bộc bạch: “Các bác sĩ bảo con trai tôi phải cấy ghép tế bào gốc 3 lần nữa thì may ra mới có cơ hội hồi phục. Tôi tin tưởng lắm vì mới cấy ghép được 1 lần thì cháu đã có những biểu hiệu khác hẳn so với lúc chưa cấy ghép: những ngón tay đã có thể cử động, hai chân đã có chút co duỗi được. Nhưng mỗi lần cấy ghép tế bào gốc tốn kém hàng trăm triệu đồng, mà phải ghép 3 lần nữa thì chúng tôi làm gì có tiền…”. (Chú thích: 1 trăm triệu đồng VN hiện nay bằng khoảng 4.500 đô la Mỹ. Đằng này “hàng trăm triệu đồng” có nghĩa số tiền rất lớn.- ĐD)
Người cha bỏ lửng câu nói rồi thở dài. Ông bảo để cứu được con thì dù có phải bán căn nhà, nơi sinh sống của gia đình thì ông cũng làm. Ông nói: “Nhưng tôi vẫn băn khoăn rằng căn nhà nát này có đủ cho 3 lần cấy ghép tế bào gốc hay không. Ngoài ra sau khi cấy ghép lại còn phải thuốc men, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu… cũng là những vấn đề không nhỏ”.
Bán nhà xong rồi gia đình ông ở đâu, liệu có đủ được con số 3 lần cấy ghép nữa hay không, ấy là chưa kể số tiền vay mượn để cấy ghép lần đầu tiên cũng chưa trả hết. Thật là nan giải…
Cháu bé 9 tuổi chăm sóc mẹ đã nằm liệt 9 năm trời
Mẹ bị bệnh nan y hành hạ đến mức khủng khiếp, bà nội cũng vừa đổ bệnh nằm một chỗ, khiến tình cảnh gia đình bé Cù Thị Trà My ở xóm nghèo Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đang ở tận cùng nỗi bất hạnh. Thấy bé 9 tuổi, xinh xắn như đóa hoa, do gia đình nghèo túng sắp phải bỏ học, ai cũng rớt nước mắt…
Nhìn cảnh cháu Trà My 9 tuổi ngồi đút cơm cho mẹ là chị Hồ Thị Hường, 33 tuổi, bị bệnh hư tủy sống nằm liệt giường suốt 9 năm nay, gầy trơ xương, lở loét khắp người, ai cũng xúc động. Ông ngoại của cháu Trà My tên là Hồ Sỹ Hừng cũng ở xóm Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã làm đơn cầu cứu khắp nơi nhưng chưa được giúp đỡ.
UserPostedImage
Cháu Trà My ngồi thấm các vết lở loét cho mẹ
Chị Hồ Thị Hường bị bệnh tật đọa đày đến tận cùng của nổi khổ trần gian mà vẫn cứ sống lây lắt suốt 9 năm trời.
Tay chân chị khẳng khiu, teo tóp chỉ còn da bọc xương, chân bị hoại tử, thúi rữa, co quắp. Toàn thân chị lở loét, rỉ máu, tanh tưởi, đau đớn vô cùng. Ông Hồ Sỹ Hừng, cha ruột của chị, khóc và nói rằng giá như trời thương đưa chị về thế giới bên kia cho chị đỡ khổ, hay như trời cho chị sống đời sống thực vật để chị không biết những cơn đau thấu xương tủy suốt ngày đêm. Đằng này trời lại đày đọa chị, cho chị cái đầu óc vẫn minh mẫn như người bình thường, bắt chị phải sống để chịu đựng những cơn đau, những nỗi khổ vì nghèo túng tận cùng của thế gian suốt 9 năm nay.
Ông Hừng than thở: “Có lẽ không ai bị nỗi đau da thịt, xương tủy hành hạ như con gái tui. Nó bị lở loét khắp người, đau đến phát sốt phát rét. Nhiều đêm nó rên la khiến vợ chồng tui không ngủ được, phải thức dậy cầu nguyện nếu trời thương thì cho khỏi bệnh để trông nom đứa con, còn không trời cho nó đi cho đỡ khổ chứ cứ bắt nó sống thế này mãi thì thật tội nghiệp”.
UserPostedImage
Cháu Trà My mới 9 tuổi nấu ăn rất thành thạo
Nhưng cái khổ về thể xác đối với chị Hường có lẽ không lớn bằng nỗi khổ tinh thần, do suốt ngày cứ phải chứng kiến cảnh cháu Trà My – đứa con gái xinh xắn, thông minh, ngoan ngoãn – phải sống cảnh thiếu thốn từ khi mới là cái bào thai 7 tháng, được mổ lấy ra từ trong bụng mẹ.
Chị thều thào: “Lúc mới mang thai cháu được 7 tháng, em bị phát hiện chứng bệnh hư tủy sống, các bác sĩ bảo phải mổ để cứu đứa con. Vì tủy sống hư nên em nằm liệt giường, tiền bạc dành dụm được đồng nào đổ hết vào việc chữa trị bệnh tật, gia đình hóa nghèo túng, không có tiền mua sữa, cháu bé phải bú nước cháo để sống. Mới một tí tuổi đầu cháu đã phải lo cho mẹ. Nhìn con, em thương đứt ruột, muốn chết đi cho cháu đỡ phải chăm sóc và có miếng ăn do bố làm phu hồ cũng tạm sống được”. Chị Hường ứa nước mắt nói: “Khổ, mong chết mà không chết được, cứ phải sống mãi thế này”.

Cháu Trà My rất lo mẹ chết trong khi chị Hường lại mong mình được “giải thoát” từng ngày mặc dầu chị rất thương chồng, thương con. Anh Cù Huy Thức – chồng chị Hường – đi làm phu hồ suốt ngày để kiếm tiền nuôi gia đình và lo thuốc thang cho vợ. Ở nhà, mới 9 tuổi đầu, hết hè lên lớp 4 mà cháu Trà My quán xuyến mọi việc giống như người lớn. Ông hàng xóm thương tình cho được mấy con cá đồng, cháu làm cá, kho nấu thật ngon với vài trái cà chua xin được bà hàng xóm rồi ngồi đút từng muổng cơm cho mẹ: “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc nữa, cố ăn cơm đi, có ăn thì các vết thương mới khỏi được”. Cháu luôn luôn dùng bông băng thấm máu và nước vàng rỉ ra ở các vết lở loét cho mẹ. Những vết thương đã bị hoại tử không thể lành được rất hôi hám, che mũi vẫn còn khó chịu, mà cháu Trà My hình như đã quen, không nề hà gì cả. Tội nghiệp, suốt 9 năm trời trôi qua cháu đã được hưởng gì ngoài sự túng quẫn của gia đình.
Lúc đầu, mẹ cháu bệnh, bố mẹ cháu dọn sang ở chung với ông bà nội cách nhà bà ngoại khoảng 15 phút đi xe đạp để bà nội có phương tiện trông nom con dâu bị bệnh lại vừa chăm sóc đứa cháu nội thiếu tháng. Nhưng cách đây 2 năm, chính bà nội lại bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường, không cất nhắc gì nổi mà nhà lại nghèo, bố cháu phải đưa mẹ cháu và cháu về sống nhờ nhà ông bà ngoại để ông nội rảnh tay chăm sóc bà nội.

Ông Hồ Sỹ Hừng, ông ngoại cháu Trà My nói: “Bố nó cũng khổ đủ đường. Nợ nần hàng chục triệu, bất đắc dĩ phải gửi vợ con bên ông bà nội nhưng rồi bà nội bị tai biến, phải dọn về đây ở với chúng tôi. Mà vợ chồng tui thì nghèo, luôn luôn đau yếu, đến cái nhà sắp sập mà cũng không có tiền sửa lại. Có lẽ sắp tới, vô hè cháu Trà My phải nghỉ học thôi chứ không còn phương tiện đi học”.
Thật đáng tiếc nếu cô bé xinh xắn, thông minh, ngoan ngoãn và rất thương yêu mẹ không còn được đến trường nữa. Khi đó chắc “ngọn đèn cầy” lay lắt là người mẹ bệnh hoạn của cháu cũng sẽ tắt. Từ lúc được mổ lấy ra từ trong bụng mẹ đến giờ cháu khổ quá cháu Trà My ơi!…
 Một gia đình kiệt quệ
Gia đình chị Võ Thị Thu Hương (46 tuổi), ở thôn Phú Long, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, đang rơi vào hoàn cảnh kiệt quệ khi đang chăm sóc chồng mắc bệnh ung thư, con trai bị tai nạn lao động nằm liệt, thì bản thân chị Hương lại bị u xơ tử cung cần phải giải phẫu gấp.
Gia đình chị Hương gặp hoạn nạn liên tiếp từ đầu năm 2016. Tháng 3/2016, người con trai lớn của chị là Hồ Xuân Quyền (23 tuổi) công nhân cơ khí ở xã Cát Minh, một lần trên đường về lúc chập choạng tối, trời mưa, mất tay lái xe Honda, bị ngã bất tỉnh. Mặc dầu được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và qua được cơn nguy kịch nhưng di chứng rất nặng nề, liệt toàn bộ chi dưới. Hiện tại phần mông và đùi em Quyền đang bắt đầu hoại tử mặc dầu em đang nằm điều trị tại Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng.
UserPostedImage
Chị Thu Hương bên giường bệnh của con trai.
Chồng chị Hương, anh Nguyễn Hồ Quang (48 tuổi), trong lúc đang trông nom con tại bệnh viện thì tự nhiên cảm thấy đau nhói ở trên đầu. Qua khám nghiệm, các bác sĩ phát hiện ra anh bị u xoang hàm. Sau khi được giải phẫu, từ tháng 7/2016 gương mặt anh bắt đầu bị biến dạng. Tái khám, bác sĩ kết luận rằng khối u lúc trước là ung thư xương, đã bị di căn. Anh tiếp tục điều trị ở khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Hiện tại anh đang được điều trị bằng phương pháp xạ trị, gương mặt ngày càng biến dạng, không thể ăn uống gì được vì khối u chèn ép lên các cơ vùng mặt và khoang miệng. Anh Quang phải nằm tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định từ đó đến nay.
Cùng lúc phải chăm sóc cả chồng lẫn con nằm bệnh viện, sau một lần sốt cao, chị Hương lại phát hiện chính mình bị u xơ tử cung. Các BS bảo phải giải phẫu gấp nhưng hiện tại chưa thể phẫu thuật được vì hoàn cảnh gia đình chị đã quá kiệt quệ. Người duy nhất trong gia đình chị Hương hiện còn mạnh khỏe nhưng lại là một đứa trẻ, con trai út của chị tên Hồ Xuân Quyết, 12 tuổi, đang học lớp 7, hiện sống với ông bà nội ở quê.
Hiện tại nhà cửa và 3 sào ruộng của vợ chồng chị đã đem thế chấp ngân hàng để có tiền chữa trị cho chồng và con trai lớn.
Một gia đình tâm thần không có ai khỏe để nương tựa
Người duy nhất khôn ngoan, khỏe mạnh trong nhà đột ngột qua đời, 4 người còn lại mắc bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ, bơ vơ, không biết trông cậy vào ai, thậm chí không tự nấu được nồi cơm. Đó là hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh Nguyễn Văn Oanh (50 tuổi) ở thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
UserPostedImage
Cháu Thanh 14 tuổi, chị Áy, chị Ó, anh Oanh không nơi nương tựa
Trong căn nhà nằm khuất nẻo ở thôn Hoàng Liên, 4 người ngơ ngác, ngờ nghệch đang sống. Anh Nguyễn Văn Oanh cùng hai chị gái là Nguyễn Thị Áy, Nguyễn Thị O (đều đã hơn 60 tuổi) bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ, giờ thêm đau yếu, vận động khó khăn. Con trai anh Oanh là cháu Nguyễn Văn Thanh, năm nay 14 tuổi, đi học 6 năm lớp 1 mà không viết nổi tên mình. Trước đây, mọi sinh hoạt của 4 người đều nhờ cậy vào chị Tạ Thị Nga (51 tuổi) là vợ anh Oanh. Tuy nhiên, trưa 14-9-2016, trong lúc lao động không may chị bị ngã tử vong, để lại người thân không nơi nương tựa.
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.