logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/09/2017 lúc 10:16:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Đình Chiểu tiên sinh khi sáng tạo tác phẩm "Lục Văn Tiên" đã viết "Trai thì "Trung-Hiếu" làm đầu, gái thì "Tiết-Hạnh" là câu vẹn toàn. Chữ Trung,Hiếu, Tiết Hạnh..theo qian niệm của cụ Đồ Chiểu thì "Trung" là trung với nước, còn "Hiếu"l à hiếu với cha mẹ mẹ. Với người con gài thì "tiết hạnh" phải giữ với chồng. Quan niệm xữ thế trong cung cách làm người trên, tới nay vẫn còn giữ nguyên giá trị về đạo dức đối với xã hội VN, cho dù trời đất đã trãi qua không biết bao nhiệu cuộc đổi đời,
 
“ Tiết tháng bảy, mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may, lạnh buốt xương khô
não người thay, buổi chiều thu
hoa lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng ..”
 
          Những lời thơ thật buồn trong bài "Chiêu Hồn" mà người đất Bắc ai cũng nhớ trong "mùa Vu Lan", khiến cho kẻ ly hương tự nhiên thấy bứt rứt, như chính mình đang cùng cô bạn học nhỏ ngày xưa cung xóm ,dầm mình trong "mưa Ngâu" ướt sũng, "thu thủy cộng trường thiên nhất sắc", màu trời và nước mưa, mênh mông như dãi Ngân Hà, chứa đầy những giọt nước mắt, từ các cuộc tình trên cõi tiên, mà truyền thuyết cho là của "Ngưu Lang và Chức Nữ".
 
          Nhưng cho đến bây giờ, đã mấy triệu năm qua, đố ai biết Chức Nữ mặc áo màu gì ? còn chàng chăn trâu họ Ngưu, tuy mang tiếng bất hạnh vì chịu cảnh sinh ly tử biệt, lại tràn đầy hạnh phúc vì có một người yêu ngàn đời chung thủy., khiến cho cả trần gian đều chung lòng ái mộ.
 
          Mùa thu cũng là mùa trái cây chín rộ, ổi, sấu, xoài, chuối và cốm vồng .. bầy bán đầy trong những quán nước dọc đường. Bên trong bà cụ nghiêng cánh liếp che mưa, đã thấy hồn run theo mùa ngâu, thứ mưa chứa đầy nước mắt của "thập loại chúng sinh", thấp thoáng đầy bóng âm hồn, nhởn nhơ đợi chờ trần gian "vong nhân xá tội".
 
          Mưa ấy nước mắt ấy trong mùa Vu Lan, cũng là "biển lệ trời thương" của các trang hiếu tử, mà câu chuyện truyền tụng của Bồ Tát Mục Kiền Liên , xuống tận mười hai địa ngục âm ty, để tìm mẹ là Thanh Đề, đang chịu cực hình vì tội "buôn Thần bán Phật", khi còn sanh tiền. Nhờ tình mẫu tử thiên thu bất diệt, cuối cùng đã giải thót đưọc Mẹ khỏi cảnh địa ngục trầm luân..
 
"Mục Liên dù đã hóa thân
Vì thương từ mẫu, muôn phần họa tai".
 
. Thật vậy, ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri,vô tâm vô nghì bất hiếu.. còn vạn vật từ con người,muông thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên nơi tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức siêu thế, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn trang đài, diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù ai cũng biết "công cha như núi Thái Sơn" còn mẹ hiền, chỉ như "chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau".
 
          Nên người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nưng chiều, nuôi dưỡng tử tế cho mấy (như câu chuyện Ngô Trúc Khánh ở Chợ Lầu, đọc đưọc qua sách báo), lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn mòn héo, khô cằn. Bởi vậy, người đời đã viết :’ mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm ‘.Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là "ngọt bùi ấm lạnh" và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Tình mẹ bao la đã biến nữ hầu tước De Sévigné, một phụ nữ tầm thường, trở thành một nhà văn nữ nổi tiếng của Pháp, cách đây 300 năm, qua những bức thư bất hủ viết cho mẹ.
 
          Tóm lại tình mẫu tử bao la, đã theo thời gian trở thành nguồn cảm hứng vô tận, như con thuyền bát nhã, đưa con người trần tục , đến gần các đấng từ mẫu, trong mọi tôn giáo lớn của hoàn cầu.Trong dòng lịch sử Hồng Lạc, chúng ta có Mẹ Âu Cơ , quốc mẫu của dân tộc Việt và được nối tiếp thêm nhiều  trái tim từ mẫu qua baođời, trong đó thời cận sử có ghi : Thái Hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức nhà Nguyễn là một trái tim nhân từ của các bà mẹ Việt Nam :
 
" Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
.. bống bồng bông, bống bồng bông
võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên ..(ca dao)
 
          Riêng trong tín ngưỡng bình dân,ta có Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc và Mẫu Thiên Y A Na, dù phát nguồn từ Chiêm quốc, nhưng từ thế kỷ XVI trở về sau, đã được người Việt phụng thờ, mà Hội Điện Hòn Chén hay lễ Viá Mẹ hằng năm vào rằm tháng bảy tại Thừa Thiên, là một minh chứng . Ngoài ra, còn có Đức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật Giáo và Đức Me Đồng Trinh Maria trong Thiên Chúa Giáo..
 
Hằng năm, tại các nước Âu Mỹ đều cử hành long trọng ngày "Nhớ Ơn Mẹ (The Mother’s Day)".Tại các quốc gia theo Phật Giáo, vào ngày "Rằm tháng bảy âm lịch", đều cử hành long trọng "Hội Vu Lan Bồn". Cả hai lễ hội trên, tuy hình thức có khác biệt nhưng vẫn chung "nội dung" với ý nghĩa "VINH DANH CÔNG ƠN SINH THÀNH DƯỠNG DỤC CỦA TỪ MẪU". Đây là một ngày hội lớn và cũng là dịp để "Con cái tu nhơn tích đức, làm việc từ thiện trả ơn , báo hiếu cho cha mẹ mình" theo đúng "Chữ Hiếu trong Đạo Làm Người" của tổ tiên bao đời truyền lại,, dù còn sống hay đã qua đời.
 
1- Ý NGHĨA CỦA MẸ TRONG NGÀY LỄ VU LAN :
 
          "Lễ Vu Lan, Tết Trung Nguyên hay Ngày Rằm Tháng Bảy Xá Tội Vong Nhân.." đều là những nghi thức cúng bái của nhà Phật. Theo sử liệu cho biết, phong tục này đã có từ mấy ngàn năm về trước và đến nay, vẫn còn được tồn tại một cách tốt đẹp, trang trọng hầu hết tại các nước Đông Phương theo tam giáo : Nho-Lão và Phật. Trong tâm cao siêu của ngày lễ này là để các tín đồ, vì "trung tiên vong linh của tiền nhân", mà làm tròn "đạo hiếu". Nghi thức "Vu Lan Bồn" theo nguyên ngữ của Phạn ngữ là "ULAMBANA", có nghĩa là "Cửu Đàn Huyền", mang ý nghĩa "cứu độ siêu vớt" cho tất cả chúng sanh, vì tội lỗi tiền kiếp, nên phải bị hành hạ khổ nhục trầm luân, treo ngược đầu tại các tầng địa ngục nơi âm phủ.
 
          Theo hầu hết giáo lý của các tôn giáo hoàn cầu như Phật, Ky Tô, Bà La Môn và Hồi giáo, thì "nhân sinh lúc sống" làm chuyện ác đức, lộng ngôn, lăng loàn, phản dân, hại nước, hại người, buôn trời bán thánh.. lúc chết, kẻ đó phải sa vào dịa ngục, để đền lại các "quả báo nghiệt chướng luân hồi" mà chính mình đã gieo trồng . Theo nhà Phật, cõi âm có tất cả 12 tầng hỏa ngục nhưng kinh khiếp nhất vẫn là Ngục A Tỳ, theo nguyên nghĩa của Phạn Ngữ, chỉ nơi chốn giam người, không bao giờ gián đoạn sự hành hạ. Ai đã bước vào đây rồi, thì đời đời kiếp kiếp , viễn miên không bao giờ được đầu thai trở lại kiếp người. Ngoài ra từng phút giây phải chịu ngàn muôn hình phạt khổ đau, không bút mực nào tả được, như truyện Quan Âm Thị Kính đã viết :
 
          "Lại xem một ngục A Tỳ
          Mấy tầng chông sắt , đen sì tối om"
 
          Cũng trong học thuyết ghi nơi "Vu Lan Bồn kinh" có kể chuyện Mục Kiền Liên, xuống điạ ngục cứu me. Theo Phật sử, Mục Kiền Liên Bồ Tát là đệ tử của Phật Tổ Như Lai, tuy đã đắc thành chánh quả nhưng ngài vốn là một hiếu tử, nên lòng vẫn xót xa đau nhói, vì mẹ ruột là Thanh Đề, hiện đang bị quỷ sứ giam giữ hành tội tại ngục A Tỳ. Do trên, ngài đã khẩn cầu Đức Thế Tôn, cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng. Phật Tổ ưng chịu nhưng bắt Mục Liên khi xuống âm phủ cứu me, đồng thời cũng phải giải thoát luôn các vong linh khác, đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục, nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ, nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch.
 
          Do ý nghĩa trên, hằng năm đúng vào ngày này, các tín đồ Phật Giáo đã lập hội Vu Lan Bồn. Tai Trung Hoa, thời Nam Bắc Triều, chính vua Lương Vũ Đế là người đầu tiên khai Hội Vu Lan, kể từ khi Phật Giáo Đại Thừa được truyền từ Ấn Độ vào đất Tàu. Vu Lan Bồn ngoài việc bầy tiệc chay cúng dường Tăng, Ni, còn cử hành thêm "Thủy Lục Đạo Tràng" và "Phóng Diêm Khẩu", để bố thí cho các oan hồn uổng tử, không thân nhân cúng quẩy thừa tự. Theo truyền thuyết, Mục Liên đã nhờ bình bát và gậy phép của Phật Quan Âm để vượt qua các tầng địa ngục. Nhưng trên hết là do lòng "Hiếu của Ngài" đã làm cảm động tới Phật Trời, nên Bồ Tát chẳng những cưu được mẹ già mà còn giải thoát được những oan hồn uổng tử đang bị đọa đày nơi địa ngục. . Nhân đó, Mục Liên xin mẹ thành tâm ăn năn sám hối, quyết lòng tu niệm để giải trừ nghiệp chướng tội lỗi đã trót gây ra. Nhờ vậy Thanh Đề sau này cũng đắc thành chánh quả. Ngoài ra trong ngày lễ Vu Lan, còn có tục cúng cháo và đốt vàng mã .
 
-VÀI TẬP TỤC TRONG NGAY VU LAN :
Tục Cúng Cháo : :
 
          Trong ngày Tết Trung Nguyên nhằm Rằm Tháng Bảy, tại tư gia cũng như nơi đình chùa, ngoài cỗ bàn cúng Trời Phật, Thổ Công, Tổ Tiên.. còn có "tục cúng cháo" cho các cô hồn, tử sĩ đang vất vưởng nơi cõi ta bà, không ai thờ phụng cúng tế, thật là thê thiết tội nghiệp. Theo tập tục cổ truyền, mâm cỗ cúng cô hồn được đặt trước cửa nhà, chùa, đình, cầu quan, chợ búa hay bãi tha ma.. Đồ cúng thường được bày trong một nia lớn, gồm có cháo hoa nấu bằng gạo, thêm cơm vắt thành nắm, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau và vàng mã. Tại các đình chùa, lễ cúng cháo được tổ chức qui mô hơn, có lập đàn tràng cầu siêu cho các vong linh, trước khi thí cháo. Tại đây, cháo được đựng trong các bồ đài lá mít , cắm dọc theo hai bên vệ đường dẫn vào lễ đài. Ngoài ra còn thêm một nồi cháo lớn , để trước sân chùa. Ở vùng quê Bắc Phần, khi cúng xong, đã có những người nghèo và bọn mục đồng chờ sẵn, xông vào giựt cháo. Tục này được gọi là "Cướp Cháo", hiện vẫn còn thịnh hành tại các tỉnh Bắc Trung Phần và Bắc Việt. Cũng như tại miền quê Trung Hoa.
 
Tục Đốt Vàng Mã :
 
          Tục này từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam thời Bắc thuộc. Bên Tàu, thời xưa, trong ngày Lễ Vu Lan, người ta dùng bạch ngọc làm lễ vật, cúng đốt cho người chết. Về sau, thấy bạch ngọc quý hếm và mắc mõ, người ta lại dùng tiền thật để thay thế. Số tiền này cũng được đốt bỏ sau khi đã cúng cho người chết. Trước sự phí phạm vô ích tai hại trên, vua Đường Minh Hoàng ban lệnh dùng tiền giấy thay thế tiền thật, để cúng cho người cõi âm. Về sau, vào thời Ngũ Đại, trong ngày Lễ Vu Lan, ngoài việc đốt tiền giấy, còn thêm tục đốt vàng mã cho người đã khuất, gồm quần áo, đồ dùng, kể cả xe ngựa và nhà cửa. Lại còn có tục làm một chiếc giường ba chân bằng tre, để đựng các đồ cúng lễ. Tất cả đều được đốt bỏ sau ngày lễ Vu Lan. Ngày nay tất cả các nước theo Phật giáo, hầu như đã bãi bỏ tục đốt vàng mả, hoặc chỉ đốt tượng trưng mà thôi, vì quá tốn kém.
 
- ĐẠI LỄ VU LAN Ở VIỆT NAM :
 
          Hằng nằm vào Rằm Tháng Bảy Âm Lịch, tín đồ Phật Giáo khắp nước lại nô nức tổ chức đại lễ Vu Lan. Tuy nhiên trong ngày này, về nội dung và ý nghĩa đại lễ gần như được thống nhất từ xưa tới nay nhưng về hình thức vẫn còn ít nhiều khác biệt, do nét đặc trưng và phong tục của bản địa, ảnh hưởng tới cuộc lễ.
 
          Miền Bắc, mặc dù thời tiết tháng bảy chưa lạnh lắm nhưng mưa phùn sương núi, khiến cho cỏ cây trời đất đâu đâu cũng ướt sũng buồn buồn không chịu được, nhất là lúc đang mưa bay tí tách, lúc cuồng lúc tạnh và cứ thế dai dẳng, làm cho ai cũng rầu rĩ muộn phiền. Cảnh buồn như vậy, nên chẳng còn ai muốn bước chân ra đường để chịu cảnh lầy lội. Riêng với những người con gái đẹp, càng thấy buồn hơn trong cảnh biệt ly của Ngưu Lang-Chức Nữ, để thương tủi cho phận mình, không biết mười hai bến nước mai sẽ về đâu.
 
          Nhưng dù có mưa gió thế nào chăng nửa, vào ngày Rằm Tháng Bảy Đại Lễ Vu Lan, mọi người từ quê tới tỉnh, đều kéo về các đình chùa, để mà dự lễ cúng đông như trẩy hổi, được tổ chức trong khuôn viên nhà chùa.
 
          Ai đã từng thức trong đêm đó, mới biết thương thay cho những thập loại chúng sinh, đang hồn đơn phách chiếc xiêu lạc nơi quê người. Đó là những cô hồn vô định không siêu thoát được, nên phải vất vưỡng đầu chợ cuối sông hay lập lòe nơi cầu sương bải vắng. Tất cả đều tụ về trong đêm Vu Lan , để chờ thập phương bố thí bát cháo nấm xơi và ít manh áo giấy vàng .
 
          Tại thành phố Huế, miền đất từ xa xưa đã được mệnh danh là Nước Phật, vào đêm 14 tháng bảy, không khí đại lễ tưng bừng khắp chốn, từ các đường phố vào tới sân chùa, đặc biệt là Từ Đàm và Thiên Mụ, đèn nến chan hòa trong màu cờ, lễ phục, giữa mùi hương hoa thơm ngất, khiến cho ai cũng cảm thấy như mình đã thoát tục.
 
          Chùa Từ Đàm ngày trước có tên Ấn Tôn, nằm trên ngọn đồi thấp ở bờ Nam sông Hương ( Huế), thuộc Ấp Bình An, huyện Hương Trà. Theo sử liệu, Đại Sư Tử Dung Minh Hoằng, vì không thần phục Mãn Thanh, nên sang Đàng Trong tị nạn, vào đời Vua Lê Anh tông (1687-1691) , đã xây dựng ngôi chùa trên. Năm 1703, Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu , đã sắc tứ ‘ Ấn Tôn Tự ‘.Năm 1841, Vua Thiệu Trị đồi thành Từ Đàm và giữ cho tới ngày nay. Chùa được tu sửa nhiều lần , từ kiến trúc tới nghệ thuật, mang phong cách Á Đông của thế kỷ XIX. Chùa hoàn toàn thờ Phật và là trụ sở của Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên ố Huế. Do đó, hằng năm được chọn làm địa điểm tổ chức Đại Lễ Vu Lan.
 
          Trong lúc trên sân khấu được dựng bên sân trái Chùa Từ Đàm, các nam nữ Phật Tử và Tín Đồ đang say sưa biểu diễn văn nghệ giúp vui trong đêm lễ. Cùng lúc giữa dòng Hương Giang, cũng thức giấc với đoàn Thuyền Rồng giăng đèn kết hoa, tỏa ánh sáng muôn màu lấp lánh như sao sa trên sông nước, giữa tiếng vổ tay hạnh phúc của rừng người mừng hội suốt đôi bờ. Tóm lại Đại Lễ Vu Lan hằng năm được khai mỡ tại các Chùa , mang chung ý nghĩa ‘ Mở Cửa Ngục ‘ , nhằm cứu độ các vong hồn đang bị trầm luân nơi các tầng dịa ngục, vì nghiệp chướng và tội lỗi buổi sinh thời. Ngoài ra Đại Lễ còn mang thêm ý nghĩa thiêng liêng khác, rất phù hợp với nền văn hiến của Dân tộc Việt bao đời, theo phạm trù đạo đức truyền thống , đó là sự Báo Hiếu, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tất cả hoàn toàn theo đúng lời Phật dạy “ Cùng cực điều thiện, không gì hơn CHỮ HIẾU . Cùng cực điều ác , không gì hơn BẤT HIẾU ‘ .
 
          Tháng bảy năm nào ở Hạ Uy Di, các Chùa Phật Giáo của người Việt tị nạn cũng đều tổ chức Đại Lễ Vu Lan. Trong cảnh trang nghiêm của ngày lễ, gợi cho kẻ ly xứ nhớ biết bao cái không khí chùa đình ở quê tôi Phan Thiết . Được theo mẹ lễ chùa trong dịp Tết Trung Nguyên, để nghe chiêng trống vang rền khắp chốn, chiêm ngưởng hình ảnh các vị Ni-Sư, áo mão rực rỡ, cầm gậy phép chạy đàn, xuống âm ty phá ngục để cứu chúng sinh đang trầm luân trong địa ngục khổ ải. Ôi đẹp biết bao là hình ảnh của mẹ tôi lúc đó, hình như người chẳng biết mệt mõi, khi cứ thắp hết bó nhang này tuần hương khác, trước các bàn thờ khắp chùa. Mẹ bảo, làm lễ như vậy, để cho vong hồn của ba con sớm được siêu thoát .
 
          Ở Nam Phần, ngày lễ Trung Nguyên được tổ chức lớn hơn ở nơi khác nhưng không được trang nghiêm như ngoài Bắc, vì chẳng mấy nhà còn nấu cháo, chè lam, hương hoa vàng mã, đem ra đường cúng thí các oan hồn ma trơi , trong đêm xá tội, từ địa ngục về lại cõi trần.
 
2-CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO LÀM NGUỜI :
-TÌNH MẪU TỬ :
 
          Trong kho tàng văn chương của dân tộc Việt, ta thấy còn lưu lại rất nhiều bài hát ru, đọc lên thấy âm điệu rất là khoan thai, nhịp nhàng và nghệ thuật. Về nội dung, hầu hết các bài hát ru trên, được xem như là lời của Mẹ hiền đang vỗ về tâm hồn con thơ, nên rất gần gũi với mọi bà mẹ ở ngoài đời :
 
‘ Gió mùa xuân, mẹ bâng khuâng hỏi
hoa trên đồi, hoa trên đồi
sớm tối còn hương
Có phải chàng Trương, gốc miền Nma Xương..
xa vắng xóm làng vì đang ở chiến trường
hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ cho ngoan.. ’ ’
 
          Nói chung lời mẹ ru con, được đánh giá như một thứ âm nhạc nghệ thuật khởi đầu và cuối cùng của đời người. Mẹ chính là người ca sĩ đầu tiên đối với con mình, bằng cả một tấm lòng, qua tiếng ru và nhịp võng, tạo ra cả nguồn hạnh phúc trời biển đối với tâm hồn trẻ thơ, với tình thương yêu dịu hiền, chứa đầy những khái niệm đạo đức nhân nghĩa, như môt khúc dạo đầu, đưa con thơ vào nẽo đời hạnh phúc.

 
          Nay lớn lên sống lang thang khắp mọi miền đất nước, tình cờ có những đêm khuya, đi qua những phố phường xa lạ, ngập đầy xe cộ và đèn trăng, bổng dưng thấy thèm nghe lại tiếng khóc của trẻ thơ và lời ru của mẹ.
 
          Ngày nay từ Âu sang Á và gần như ở đâu, cũng có những tượng đài , thơ văn, bài hát, tuồng kịch .. để ca tụng công đức biển trời của người mẹ, mênh mông tám hướng như biển Thái Bình. Bởi Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời này . Mẹ cũng là một hình ảnh tuyệt diệu , diễm hằng, muôn trùng ngời sáng, không bao giờ có thể thay thế được. Ôi sung sướng thay cho những ai còn Mẹ và cũng tủi xót cho những người mất mẹ nửa đời, mỗi khi tưởng nhớ, chỉ còn lặng lẽ ước ao ngóng về xóm nhỏ, nơi nhũng bờ bụi khóm tre, ngàn năm lau lách sạt xào. Con đã bước qua hết hai phần đời, để được thắm thía rằng , chỉ có một nguồn suối tình thương mang tên Mẹ, là vĩnh cửu không bao giờ khô chảy.
 
           Ôi cảm động biết bao, khi nhớ lại ‘ Tôi đi học ‘ của Thanh Tịnh ‘ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.. ’ ’ hay nổi nhớ mẹ của Lưu trọng Lư ‘ Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời, lúc người còn sống tôi lên mười, mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.. ’ ’ hay giai thoại của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, trước sự hỗn láo của tên sứ Tàu, đã lấy Me Việt Nam , làm đề tài , khi bà ứng khẩu một câu đối trả đũa giặc :
 
          ‘ Nam canh nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh
          ( một tấc đất ở nước Nam, không biết bao nhiêu người cầy )
          ‘ Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất
          ( những người anh hùng bên Tàu, cũng từ chỗ đó mà ra)
 
          Câu đối vừa thanh lại vừa tục, hàm ý rằng dù là ai chăng nửa, thì cũng do Mẹ sinh thành, không có người, thì chẳng bao giờ có con. Chẵng vậy mà nhà văn Pháp Edmon de Amacid, đã viết trong ‘Tâm Hồn Cao Thượng’, Hà mai Anh dịch rằng :’ Người Mẹ sẵn lòng , đem một năm hạnh phúc của mình, để đổi một giờ đau đớn cho con. Người Mẹ cũng sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh , để cứu sống con mình. Con ơi, suốt đời con , sẽ có những ngày buồn rầu đau thương, và cũng là chuỗi ngày sầu thảm nhất : Đó là ngày con mất mẹ ‘.
 
          Giờ mới hiểu tại sao, có những đứa con, do hoàn cảnh mà phải tha phương , biệt xứ, lưu lạc quê người, lại là những kẻ khao khát tình mẫu tử, nhung nhớ kỷ niệm, dù rằng đó chỉ là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc nơi chốn quê nghèo :
 
          ‘ Chiều chiều ra đứng ngõ sau
          trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều
          Mẹ ơi đừng đánh con đau
          Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ
          Ghe bầu trở lại về đông
          Con gái theo chồng, bỏ mẹ ai nuôi ?
 
          Đó là những câu ca dao hay nhất từ trước đến nay, đọc từ đầu đến cuối không tìm thấy một chữ nào thần bí hay cầu kỳ nhưng trong ý nghĩa và mùi vị, thì đượm thắm nồng nàn , khiến cho người ta phải đau khi nhớ và không cầm nổi nước mắt thương nhớ khi thực sự đối mặt với chiều buồn. Cũng cùng trong cái hình ảnh trên, người buồn hồn lại thêm buồn, khi nhà ai bên ngõ, bỗng dưng vô tình có tiếng gọi con, trong khi lưng trời, chiều tàn, đàn chim về tổ, ríu rít gọi nhau, làm cho nổi nhớ quay quắt không ngừng, khiến cho đứa con lạc bầy, bừng bừng nhớ mẹ, rưng rưng nhớ lúc nói láo tránh đòn, khi về nhà trễ vì ham chơi với bạn sau khi tan trường.
 
          Rồi thì lưu lạc mười phương, cơ hàn đói lạnh, gian truân tù ngục, hận hờn thương tủi, chỉ một mình con gánh chịu, chính là lúc nước mắt lưng tròng , bang quơ tưởng tiếc, cái thời ngồi chờ mẹ về , để có những món quà của buổi chợ quê, mà mẹ luôn dành sẵn :
 
          ‘ cơm người khổ lắm mẹ ơi
          không như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn ‘.
 
          Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời, nên rất phù hợp với chân lý của mọi tín ngưỡng, đều lấy nhân hiếu làm căn bản xử thế và hành đạo. Bởi thế con người, trong lúc gặp hoạn nạn đau khổ, thì thường than thầm hay gào to :’ Mẹ ơi con khổ quá’ , đồng thời với lời cầu khẩn các đấng thần linh giúp đỡ. Do trên , từ trước tới nay, tự đông sang tay, đã có mẹ hiền thì cũng không thiếu gì những gương hiếu tử, đáng làm gương cho hậu thế soi chung muôn đời. Những câu chuyện kể sau dây, chỉ là những chiếc lá lẻ loi trong rừng thơ, nhạc, truyện, ký.. mà nhân thế kim cổ đã sáng tạo, để vinh danh những trang hiếu tử ngời sáng muôn đời .
 
 -CÁC GƯƠNG HIẾU TỬ XƯA NAY :
 
          Những người " HiếuTử" xưa nay đều đưọc người đời kính trọng và vinh danh. Tại Xóm Cồn Hạ Uy Di trong Cộng Đồng Người Việt TNCS từ sau năm 1975 tới nay, không ai không ngợi khen Lâm Thanh (Chủ Bánh Mì Ba Lẹ), Chị Em Kim Thoa, Kim Tiến, Ông Bà Nha Sĩ Wu, Nguyễn Văn Hóa, Cao Khắc Tiệp (Maui)..về tấm gương "Hiếu tử", lo lắng, phụng dưỡng cha mẹ già không phút giây ngơi nghĩ. Trong tập thể người Bình Thuận Hải Ngoại, gia đình cụ Dương Quang Thiết tại Hoa Thịnh Đốn là biểu tưọng của "Chữ Hiếu" trong "Đạo Làm Người". Hòa Thương Thích Quảng Thanh (Chùa Bảo Quang, Calif), Linh Mục Hùng Đức (IOWA), Tô Phạm Thái (Calif).. là những trang "Hiếu Tử" đáng trang trong. Phạm Ngọc Cửu, Phan Bái, Nguyễn Văn Tạo, Cao Hoài Sơn..vì chữ hiếu, phải về thăm viếng và lo lắng cho cha mẹ già nơi quê nhà, sau khi đã vượt thoat đưọc "thiên đưòng xã nghia". Đó không phải là những trang hiếu tử đang trang trọng sao ? Đặc biệt và đáng nễ trọng là ca sĩ Phương Hồng Quế sống bằng nghề ca hát phải lưu diễn khắp nơi nhưng không bao giờ dám quên Từ Mẫu, cho tới khi Mẹ qua đời. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh SĐ18BB và cũng là Tư Lệnh Mặt Trận Xuân Lộc, Long Khánh tháng 4-1975, suốt 17 năm trong lao tù VC, vẫn không nguôi thương nhớ Mẹ Hiền, đưọc gữi gấm qua các bài hát do ông sáng tác..
 
          Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, có viết về Nguyễn Văn Liễu, người Phan Thiết, thuộc phủ Bình Thuận. Năm lên 8 tuổi, mồ côi cha, ông thờ mẹ rất có hiếu. Khi mẹ chết, làm lều bên mộ me tới ba năm, người đương thời ai cũng xưng tụng. Năm Minh Mạng thứ 8, vua nghe tiếng, biểu dương là "trang hiếu tử:.
 
-MẸ TÔI CHẾT LÀ HẾT :
 
          Joseph Sadese sinh năm 1935 tại Toulouse (Pháp). Năm 1956 cha bị thất nghiệp, ông phải tình nguyện đăng lính, để có tiền giúp đở gia đình. Sau đó lại chuyển sang binh đoàn lính đánh thuê Lê Dương, để lấy trước tiền tử tuất, gởi về nhà lo thuốc thang cho mẹ bị bệnh nặng, cũng như giúp đỡ các em kiếm sống. Tại Algerie, trong một trận kịch chiến, ông bị thương nặng phải cưa một chân nhưng vẫn xin ở lại trong quân ngủ, để có đủ tiền lo cho mẹ già, em dại. Nhưng rồi năm sau, nhận được điện tín, báo tin mẹ già đã qua đời, bèn tức tốc trở lại quê, thì người nhà đã chôn mẹ. Ông vội chạy ra nghĩa trang, ôm mồ mẹ than khóc thảm thiết và nói "mẹ ơi, con đi lính là để lo cho mẹ, nay mẹ không còn, thế là hết"..
 
-VÌ MẸ TẬN TRUNG BÁO QUỐC :
 
           Nhạc Phi (1103-1142) là một danh tướng, đồng thời cũng là một vị anh hùng của Trung Hoa. Ông sống vào thời Nam Tống, tự là Bằng Cử, người Huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam. Nhà nghèo nhưng học hành chăm chỉ, lại được từ mẫu giáo dục từ thuở nhỏ, nên tài đức vẹn toàn. Trước khi trở thành đại tướng nắm giữ binh quyền cả nước, mẹ ông đã khắc vào vai con bốn chữ "Tận Trung Báo Quốc". Do trên suốt đời Nhạc Phi chỉ biết vì dân vì nước và cuối cùng đã bị tên Hán gian Tần Cối, tư thông với giặc Kim, hãm hại, vu cáo, chết trong ngục, lúc mới 39 tuổi, dù biết nhưng vẫn cam chịu. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương , đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
 
-CHỈ CẦN MẸ SỐNG THÊM VÀI TUỔI, LÀ CON ĐÃ MÃN NGUYỆN RỒI :
 
          Thẩm Lục Hưng người Tân Trịnh, Duyên Châu, sống vào đời Vua Tống Huy Tôn (1174-1189). Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ nhưng được mẹ hết lòng nuôi nấng và dạy dỗ nên người, cho ông ăn học thành tài. Năm 25 tuổi, Thẩm Hưng thi đổ, được bổ Tri Huyện . Trong vùng có một hào phú, đem tặng ông 30 lượng vàng, để xin khẩn hoang vùng đất còn trống ven huyện . Người này còn thuyết phục ông, nên bắt chước cac quan tiền nhiệm, phải biết tham nhũng, hối lộ, để trở thành giàu có, sống sung sướng nhưng bị ông từ chối và nghiêm phạt.
 
          Mười năm sau, thân mẫu ông tuổi già nên bị bệnh nặng . Lúc đó có một hào phú mang đến tặng ông một túi nhân sâm cực quý, để xin quan huyện giúp cho con trai mình thi đổ trong kỳ thi sắp tới. Thẩm Hưng vui vẻ nhận lời và nói : "Mẹ tôi đang lúc đau nặng, nhờ túi sâm này , hy vọng sống thêm được vài năm nửa". Thế là từ đó cho đến ngày thi, thay vì gửi gấm, quan Huyện thu xếp thời giờ riêng, đích thân dạy kèm cậu con trai ông phú hộ. Nhờ đó, em được thi đổ, còn mẹ ông uống nhân sam quý, nên sống thêm được vài năm nửa, mới qua đời. Đây là tấm gương cao quý, mà người Trung Hoa xưa nay thường lấy đó để dạy dỗ con cái mình.
 
-NGÔ MẠNH TÔNG NẰM VÁN KHÓC MĂNG :
 
          Tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu của Tàu, được Lý văn Phức diễn nôm, thuật lại gương hiếu tử của 24 người con chí hiếu, đời đời được mọi người lấy đó làm gương , trau dồi đức hạnh. Trong các câu chuyện trên, theo mọi người, chuyện Ngô Mạnh Tông, nằm ván khóc măng là cảm động nhất. Ông mồ côi từ thuở nhỏ nhưng ở với mẹ rất có hiếu. Năm nọ mẹ bệnh nặng lại thèm ăn chén canh măng. Lúc đó trời vào đông, có mưa tuyết dầm dề, vạn vật kể cả con người đều như muốn chết cóng dưới cái lạnh kinh hồn của đất trời., thì tìm đâu để mẹ có măng ăn trong lúc đó. Có lẽ tấm lòng hiếu tử đã cảm động tới Trời Phật, nên trong cảnh mưa tuyết dầm dề, bổng mọc lên một mụn măng nõn nường ngon tuyệt. Mẹ già nhờ ăn được chén canh măng nên khỏi bệnh :
 
          "Giữa bình địa, phút giây bổng nứt
          mấy rò măng, mât đất nõn xanh
          Đem về nấu được bửa canh
          Ăn rồi bệnh mẹ, lại lành như xưa
          Cho hay hiếu động cao dày
          Tình sâu nên khóc, cỏ cây cũng tình .. "
 
          Trong kho tàng văn chương bình dân của VN, cũng có nhiều thơ văn đề cao lòng hiếu thảo của con đối với mẹ như Pham Công-Cúc Hoa, Lục Văn Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Minh khố chuối.. nhưng cảm động nhất là đời thực của Vua Tự Đức, đối với mẹ ruột của mình là Đức Từ Dũ, Hoàng Thái Hậu.
 
-TÌNH MẪU TỬ TRONG THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT :
 
          Gần 40 năm về trước, nhà sinh vật học được giải Nobel năm 1973 là Konred Lorenz , chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của loài vật, đã cùng với nữ bác sĩ thú y là Marie Claun Bonsel, chuyên theo dõi đời sống của muôn thú. Qua nhiều năm thu nhặt, kết quả hai người đã tuyên bố :’ Dù con người có nghĩ thế nào chăng nửa, hoặc sự việc xảy ra do bản năng, thì chắc chắn muôn vật sẽ không còn tồn tại, nếu chúng không có tình mẫu tử .’ Do trên ta đã thấy, trong bất cứ loài thú nào, ở vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm , thì thú mẹ luôn lấy thân mình bảo vệ cho con cái, dù biết là mình sẽ chết. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa con người và muông thú, đó là con vật mẹ sẽ không thấy có lỗi , khi bỏ rơi con cái hay giành lấy thức ăn để sinh tồn , mặc kệ con cái có bị chết đói cũng không màng tới. Cũng do đặc tính này mà các nhà nghiên cứu đã kết luận, thú vật chỉ có bản năng tình mẫu tử, chứ không hề có tình yêu tình mẫu tử như con người. Nhưng dù thế nào chăng nũa , ta cũng phải khâm phục chúng, trong khi đối xử với con cái , hết sức dịu dàng, trìu mến , giữa một thế giới vạn vật luôn thù nghịch, đầy hiểm họa, phải giết tróc lẫn nhau để sinh tồn.
 
          Đối với các loài thú hoang dã, khi thú con dứt sửa, thú con bị đuổi đi để tự sinh tồn. Đây cũng là tập quán , lẽ sinh tồn của rừng xanh. Với loài khỉ đột, khỉ cái do mỗi lần sinh đẻ chỉ độc nhất một con, cho nên chăm sóc con mình rất chu đáo, can thận. Riêng khỉ đực thì dửng dưng vô trách nhiệm, vì loài khỉ theo chế độ đa thê. Loài báo bờm khi sinh con, báo con không có lông và mở mắt được trong 15 ngày, nên báo mẹ phải chăm sóc và bảo vệ con nhỏ , đồng thời bỏ đàn tìm một nơi vắng vẻ đê nuôi con, vì báo cha sẽ ăn thịt báo con khi đói. Nhưng vĩ đại nhất vẫn là tình yêu con cái, nơi loài chim cánh cụt , chúa tể của miền băng tuyết Nam Cực, một địa danh lạnh nhất hoàn cầu. Để chim con ra đời và sinh tồn, chim cha và chim mẹ phải thay phiên đứng giữa băng giá lạnh lẽo , suốt thời gian bốn tháng rưởi, dùng bản thân mình để ấp trứng . Riêng loài Vượt Châu Á, một loài thú được con người ca tụng nhất, vì tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, yêu thương con cái hết mực, nên lúc nào cũng sẵn sàng lấy thân mình , để che chở con cái khi hiểm nguy. Cũng do tình mẫu tử thiêng liên, nên các ác thú như cọp, sư tử, rắn hổ mang mẹ, sẽ trở nên hung dữ dị thường, để bảo vệ con khi chúng sinh nở. Đặc biệt nhất nơi loài gấu, vì sợ gấu cha ăn thịt, nên gấu mẹ lúc bnào cũng cõng nhỏ trên lưng khi chúng mới ra đời. Do tình thiêng đó, nên tục ngữ mới có câu : ‘ Hùm dữ còn không nở ăn thịt con ‘.
 
          Tháng bảy tiết trời Hạ Uy Di như đã chuyển sang thu, sắc nắng gió biển và những cơn mưa phùn bất chợt se mát, đã gợi nhớ những kỷ niệm quê hương của một thời xưa xa nồng thắm. Ở đây, mỗi lần nhớ mẹ, đứa con xa nhà lãng du khổ hận, chỉ còn ước ao lặng lẽ, khóc cưới mê tỉnh và bước vội lên con thuyền viễn xứ mộng mơ, để nhắm mắt mừng vui tủi tủi như thấy con đang quỳ bên gối mẹ năm nào.
 
           Mưa ngâu muôn đời, năm nào cũng đầm đìa lặng lẽ. Chắc vì Chức Nữ-Ngưu Lang đã quá vui mừng , cho nên chỉ cắn răng âm thầm nuốt lệ ? hay vì tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân, ngày ma gặp người, nên ai cũng tủi buồn mà quên cười rộ ? chỉ riêng có con với mẹ, thì ngàn đời xa biệt, dù trong đêm mưa ngâu tháng bảy, đứa con viễn xứ đã chạy theo mưa, mà gào to :’ mẹ ơi, con của me đã về ‘
 
‘ Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc
mẹ ru con, con ơi ngủ đi
mẽ cõng con trên tấm lưng gầy
bươm bướm bay, bay vờn theo mãi
bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ
đậu trên mũi, mùi chuối chín cây
con bươm bướm lại cất cánh bay
đậu trên mũi, mùi thơm mía ngọt.. ’ ’
 
          Một đời từng lê gót khắp sông hồ, nếm đủ vị đời hờn hận, nay mới biết, thì ra trong kiếp nhân sinh, không có bài hát nào hay hơn bài hát của mẹ bên nôi con thơ, dù rằng chẳng mấy ai còn nhớ tiếng ru của mẹ.
 
          Lớn lên bỏ xứ mà đi và đi mãi, chỉ riêng mẹ ở lại với dòng sông con nước rồi ngả gục, mà con vẫn chưa về -/-
   
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng bảy mưa ngâu
Vu Lan 2017
Hồ Đinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.399 giây.