logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/10/2017 lúc 08:37:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, hồi tôi còn nhỏ, mặc dầu là thời Pháp thuộc nhưng có nhiều sách hay dùng cho trẻ em, thường là truyện cổ tích viết bằng thơ lục bát hay song thất lục bát – hai câu 7 chữ rồi đến câu lục (6 chữ) và câu bát (8 chữ), có vần có điệu, ý nghĩa rất cao: “Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa. Xót nhà huyên quạnh quẽ đã lâu. Thờ cha sớm viếng khuya hầu. Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn. Trời đang tiết đông hàn lạnh lẽo. Hai em em thời kép áo mền bông. Chẳng thương chút phận long đong. Hoa lau nỡ để lạnh lùng một thân…”. Rồi truyện Tấm Cám, truyện Trê Cóc, truyện Thạch Sanh-Lý Thông, truyện Hoàng Trừu, truyện Phạm Công-Cúc Hoa…, truyện nào cũng nhiều ý nghĩa, dạy các trẻ em đạo đức và nghĩa sống ở đời. Riêng truyện Bích Câu Kỳ Ngộ (tức cuộc gặp gỡ kỳ lạ tại nơi có cái ngòi nước biếc; bích là màu biếc, câu là cái ngòi, con rạch, con kênh), cũng bằng thơ lục bát, lời thơ trong sáng, trau chuốt nhưng lại khác hẳn so với các truyện nói trên. Đây là truyện tình cảm dành cho… người lớn chứ không phải dành cho trẻ em. Anh chàng thư sinh họ Trần, tên Tú Uyên nghèo nàn, chưa đậu đạt gì, gặp được nàng tiên tên Giáng Kiều, hai bên yêu thương nhau, kết thành vợ chồng, sinh được đứa con trai thông minh đĩnh ngộ đặt tên là Chân Nhi. Lấy được vợ tiên, chàng chẳng phải lo gì cả, vậy là hạnh phúc lắm rồi. Nhưng dần dần chàng hóa rượu chè be bét, nhiều khi uống rượu say khướt đánh cả vợ. Nàng khuyên nhủ nhiều lượt không được, buồn bực bỏ về trời, chàng hối hận suýt tự tử…
Trước đây nhiều người kể cả GS Dương Quảng Hàm và GS Linh mục Thanh Lãng đều cho rằng truyện Bích Câu Kỳ Ngộ là của một tác giả khuyết danh. Nhưng theo các nhà nghiên cứu như Trần Văn Giáp, Nguyễn Phương Chi, Hoàng Hữu Yên, Phạm Ngọc Lan thì người sáng tác tập truyện thơ này tên là Vũ Quốc Trân, người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, sống tại phường Đại Lợi (một đoạn thuộc phố Hàng Đào, Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19 dưới triều vua Tự Đức (1829-1883), cùng thời với Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát. Ông là người rất hay chữ nhưng đi thi mấy khoa đều chỉ đậu tú tài. Có lẽ vì vậy ông buồn tình, thất chí, đâm rượu chè, sau đó sáng tác truyện Bích Câu Kỳ Ngộ để nói lên sự ăn năn hối lỗi của mình đối với người vợ mà ông biết ơn, coi bà như “nàng tiên” Giáng Kiều đã cứu giúp anh chàng Tú Uyên ra khỏi sự mê muội của rượu chè.
Sau đây xin mời quý bạn coi tóm tắt truyện Bích Câu Kỳ Ngộ cổ điển thời xa xưa, sau đó chúng ta thưởng thức truyện “Tân” Bích Câu Kỳ Ngộ cũa Vũ Quang, một tác giả mới, do Đoàn Dự đóng góp, biên tập thêm cho được mới hơn. Đây, xin mời quý bạn thưởng thức…
Bích Câu Kỳ Ngộ
Vào thời Hồng Đức nhà Lê, có một người học trò nghèo mồ côi cha mẹ, trọ học ở phường Bích Câu phía Nam thành Thăng Long, rất hay chữ, tên là TrầnTú Uyên.
Vào một ngày mùa xuân, chùa Ngọc Hồ mở hội Vô Già, thiện nam tín nữ ở kinh đô và bốn phương tụ họp lại rất đông. Tú Uyên cũng không bỏ lỡ cơ hội để tìm người trong mộng. Chàng vui chân đi quanh quẩn đến chiều và ngồi bên gốc đa gần chùa. Bỗng một chiếc lá đa bay đến trước mặt, chàng nhặt lên xem thì thấy mặt sau có đề một bài thơ. Tú Uyên ngạc nhiên tưởng có người nào trên lầu ném xuống. Chàng lánh vào một chỗ để xem đó là ai. Nhưng nhìn mọi nơi mãi cũng chẳng thấy gì cả. Đang lúc ngơ ngác, chàng bỗng thấy một đám người từ trong chùa đi ra, trong đó có một thiếu nữ xinh đẹp như tiên. Thấy nàng liếc mắt nhìn mình, chàng tiến lại bắt chuyện. Hai người vừa đi vừa vui vẻ chuyện trò, lòng Tú Uyên như mở hội. Nhưng khi đến Quảng Văn thì “người tiên” bỗng biến mất. Tú Uyên ngơ ngẩn mãi rồi mới trở về nhà.
Từ đấy, chàng ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ, không thiết gì đến việc ăn uống, học hành.
Nghe người ta bảo là đền Bạch Mã rất thiêng, chàng liền đến xin quẻ thẻ rồi ngủ đêm lại đền để cầu mộng. Đêm hôm ấy, vị thần giữ đền hiện ra trong giấc mơ của chàng và nói rằng:
– Này chàng trẻ tuổi kia, sáng mai hãy đến cầu Đông, ta sẽ cho biết một tin rất tốt.
Tú Uyên vô cùng mừng rỡ, như vậy là chàng sẽ có cơ may gặp lại người trong mộng…
Hôm sau, chàng y hẹn đến cầu Đông, nhưng đợi mãi không thấy ai cả. Cuối cùng chàng mới gặp một ông già bán tranh, ông ta mời chàng mua một bức tranh tố nữ. Chàng mở ra xem thì không ngờ người tố nữ trong tranh trông chẳng khác gì người mà chàng đã gặp hôm trước.
Quá mừng rỡ nên Tú Uyên mua ngay bức tranh mà không cần hỏi thăm xuất xứ từ đâu nữa. Dù không gặp được người thật, nhưng người trong tranh cũng đủ làm cho chàng hoan hỉ trong lòng.
Tú Uyên muốn lúc nào cũng được nhìn ngắm chân dung người đẹp, nên chàng treo bức tranh bên cạnh chỗ ngồi để khi học hay khi thưởng thức chén trà ngon đều nhìn ngắm nàng. Thậm chí khi ăn cơm chàng cũng đem ra hai cái bát, hai đôi đũa rồi mời người thiếu nữ trong tranh cùng ăn giống như đối với người thật.
Mỗi lần say đắm ngắm tố nữ trong tranh, Tú Uyên ngạc nhiên khi thấy tố nữ cũng say đắm nhìn chàng, còn lúc chàng thả lời ong bướm thì thấy hai má nàng đỏ bừng như có ý thẹn.
Một hôm, khi Tú Uyên đi học về thì thấy giữa bàn đã dọn sẵn một mâm cơm có thức ăn ngon, khác với cơm rau thường ngày. Tuy chưa hiểu là của ai cho nhưng đói bụng, chàng cũng ngồi vào ăn ngon lành. Chàng không ngờ thiếu nữ trong tranh cũng nhìn chàng một cách trìu mến, mãn nguyện.
Tiếp tục những hôm sau, chàng luôn được chăm sóc như vậy, cơm canh được dọn sẵn trên bàn. Tú Uyên vừa mừng vừa lo, không hiểu tạo sao mình được ưu đãi như thế.
Một hôm khác chàng giả vờ đi học, được nửa đường thì quay trở về, núp ngoài cửa nhìn vào. Chợt thấy tố nữ từ trong tranh bước ra, dọn dẹp nhà cửa rồi xuống bếp làm cơm. Vậy là chàng đã biết rõ nguyên nhân, liền đột ngột bước vào cầm lấy tay nàng:
– Sao nàng nỡ để tôi trông đợi mỏi mòn đến thế? Bây giờ đã gặp nhau đây, tôi nhất quyết không để cho nàng trở lại trong bức tranh nữa đâu.
Thiếu nữ e thẹn, cúi mặt mỉm cười không dám nhìn chàng. Tú Uyên bèn tháo bức tranh trên tường, xé nát để nàng không còn nơi trú ẩn. Thiếu nữ khẽ trách:
– Sao chàng ác thế, thiếp đã đến đây rồi thì làm sao không vâng lời chàng.
Nàng cho biết mình là tiên nữ tên là Giáng Kiều, vốn có duyên nợ với chàng nên xuống trần kết làm đôi lứa. Tú Uyên không còn gì vui sướng hơn nên bèn thề sẽ yêu thương nàng trọn đời.
Thế rồi hai người thành thân với nhau với sự chứng kiến của các bạn bè của cả hai bên.
Nhưng từ ngày có vợ đẹp, Tú Uyên chẳng màng gì đến việc học hành. Đặc biệt là chàng thích uống rượu và ăn ngon. Giáng Kiều khuyên can thế nào cũng không được.
Ba năm trôi qua, Tú Uyên không hề lai vãng đến trường. Dần dà, chàng hóa nghiện rượu và đã uống là uống say khướt, không còn biết trời đất gì nữa. Thậm chí nhiều khi chàng còn đánh mắng vợ. Giáng Kiều buồn lắm song cũng ráng chịu.
Một hôm Tú Uyên từ tửu quán khật khưởng trở về nhà. Giáng Kiều đỡ chồng vào giường rồi nhân lúc chàng ngủ, nàng bèn bay về thượng giới.
Khi Tú Uyên tỉnh rượu, không thấy vợ đâu, chàng lấy làm hối hận lắm. Suốt một tháng trời chàng bỏ ăn bỏ ngủ, kêu khóc thảm thiết. Bạn bè hết lời khuyên giải nhưng chàng cũng không giảm được nỗi buồn. Một lần, giận thân, chàng toan từ giã cõi đời. Nhưng chàng vừa treo cổ lên xà nhà thì bỗng có trận gió thoảng đưa mùi hương đến, dây đứt và chàng ngã bịch xuống đất. Đó chính là Giáng Kiều đã đến cứu chàng. Tú Uyên vừa mừng vừa thẹn, thề xin chừa rượu và chăm lo học hành. Hai vợ chồng lại sum họp đầm ấm như xưa.
Chẳng bao lâu, Giáng Kiều sinh được một con trai, đặt tên là Chân Nhi. Chân Nhi lớn lên thông minh đĩnh ngộ, học đâu nhớ đấy.
Một đêm nọ bỗng có hai con hạc từ trên trời bay xuống, đến đón hai người trước sân. Hai vợ chồng dặn dò con ở lại học hành rồi cưỡi hạc bay lên trời. Về sau con của hai người đỗ đạt, làm quan vinh hiển…
Truyện “tân” Bích Câu Kỳ Ngộ
Trần Sinh, người miền Trung, con nhà nghèo, lý lịch không tốt không xấu, nhờ thông minh lại chuyên cần học tập nên thi đậu vô Đại học Bách khoa Sài Gòn hệ chính quy, được học bổng toàn phần tức không phải đóng học phí.
Lần đầu bước chân vào một trường đại học lớn, do bỡ ngỡ trước những thủ tục hành chánh nên Sinh không xin được vô Ký túc xá, đành bấm bụng nhịn bớt chi tiêu, mướn một căn phòng nhỏ ở gần cầu Trương Minh Giảng. Dòng kênh đen thui thường bốc mùi thum thủm, được dân bản địa gọi nôm na là kinh nước đen.
Trần Sinh với tâm hồn mơ mộng của tuổi sinh viên, gọi cái kinh nước đen đó là… “Bích Câu” (Bích là màu biếc, Câu là dòng kênh hay cái ngòi nước).
Tuy thuê phòng trọ nhưng Sinh lại ăn cơm ở bếp tập thể tại Ký túc xá, bởi vì bữa cơm sinh viên tuy đạm bạc nhưng dù sao cũng phù hợp với túi tiền kẻ sĩ trong thời đại gạo đem xuất khẩu được tính theo đô la. Căn phòng trọ 2m x 1m80 chỉ vừa đủ để kê một cái giường nhỏ, một chiếc ghế liên lạc với miếng gỗ nhỏ hình chữ nhật dùng làm chiếc bàn cá nhân. Trên vách gỗ đóng đinh treo mấy bộ quần áo cũ chứ cũng chẳng có tủ hay va ly gì cả. Phòng chật quá và cuộc sống sinh viên ở trọ thì làm gì có tủ hay va ly. Mái tôn thấp lè tè, lại bị “cóc gặm”, mùa nắng nóng toát mồ hôi, mùa mưa thì dột, ban đêm cũng có khi lạnh nhưng dù sao cũng là nơi trọ rẻ tiền cho Sinh đi về, dùi mài bài vở.
Một buổi chiều cuối năm, mưa gió não nề, Sinh đang gò lưng đạp con ngựa sắt leo lên dốc cầu vì bị mưa tạt thì chợt nghe có tiếng rên lẫn trong tiếng gió. Liếc mắt nhìn, Sinh thấy bên vệ cầu có một ông cụ già đang khoác áo mưa ngồi co ro. Sinh bèn dừng xe đạp, bước xuống, một tay dắt xe, một tay dắt ông cụ sát vô lề đường. Ông cụ run rẩy kể lại chuyện mình, nước mắt hòa lẫn nước mưa ướt đẫm gương mặt nhăn nheo: “Tui ở ngòai Trung, trước đây cũng có con có cháu, nhà cửa tuy không lớn nhưng cũng sống được. Trận bão năm đó làm tan nát gia đình. Con trai tui làm nghề đánh cá bị mất tích với các bạn trên biển. Con dâu mần ma chay, mộ gió cho chồng xong, ít lâu sau gởi ba đưa con cho ông bà nội rồi vô Sài Gòn kiếm sống. Mấy tháng đầu nó còn gởi tiền về nuôi con, sau đó biệt tăm không thấy gì nữa. Vợ chồng tui lo quá, bả ở lại coi nhà, trông nom các cháu, còn tui lặn lội vô đây định kiếm con dâu coi nó mần ăn ra sao, hay đã bị người ta lừa dối, làm hại mất rồi. Nghe nói nó ở khu kinh nước đen gần cầu Trương Minh Giảng, tui lang thang đi tìm hoài nhưng không thấy. Ban ngày đến các xóm hỏi thăm người ta, ban đêm thì ngủ nhờ trên các sạp trong chợ. Bị kẻ gian lấy trộm hết tiền, tui không còn đồng nào, hàng ngày phải lây lất đi ăn xin để kiếm miếng ăn của khách qua đương…”.
Nghe ông cụ tâm sự, nhất là cụ lại là người cùng quê hương miền Trung, Sinh rất cảm động. Trong túi chỉ còn đủ tiền mua hai phiếu ăn cơm trưa và chiều trong ngày, cộng với ít tiền để dành, hễ xe đạp hư thì có tiền sửa. Không lẽ lại nhịn mua phiếu ăn để biếu cụ cả? Đang sức trai, lại là sinh viên, ban đêm phải thức để lo học hành, bài vở, đói bụng thì chịu sao nổi? Sinh đành nói thật với cụ rồi chỉ giữ lại đủ tiền mua hai phiếu ăn, còn lại bao nhiêu biếu hết cho cụ. Ông lão từ chối không nhận. Sinh giải thích rằng mình có tiền đi dạy kèm trẻ, mỗi tháng cũng được chút ít, một vài ngày nữa nhà chủ sẽ trả, cụ đừng lo. Bấy giờ ông cụ mới nhận. Sinh chào cụ rồi đi.
Sinh mới ngồi lên chiếc xe đạp thì bỗng cụ gọi lại: “Cậu, cậu…”, chàng rất ngạc nhiên. Lúc đó đã ngớt mưa, cụ bước tới móc trong bị ra mấy cuốn lịch cuộn tròn đựng trong chiếc bao ny lông – loại lịch khổ lớn mỗi cuốn một tờ duy nhất dùng cho cả năm – in hình cô gái bận bộ đồ tắm rất đẹp đứng trước biển nhưng thời gian đã qua từ lâu, tấm lịch trở thành “quá đát”, dùng hay không dùng thì cũng thế thôi. Cụ mở bao ny lông lấy tặng cho Sinh một tấm và nói rằng bữa cụ đi ăn xin trong một tiệm sách, hình như đại lý in lịch, ông chủ tiệm cho cụ 20 ngàn đồng rồi chợt nhớ, bảo cụ: “Có ít tờ lịch đẹp lắm nhưng bán không hết, vứt đi thì tiếc mà giữ lại cũng chẳng dùng làm gì. Ông cụ cầm giùm, hễ thấy ai thích lịch đẹp thì tặng người ta một tấm về nhà cho người ta treo…”. Ông cụ thấy lịch đẹp thật nên nhận, cả xấp có lẽ cỡ chừng mười cuốn, cụ đã cho bớt, còn lại vài cuốn bây giờ định tặng Sinh một cuốn để “đền ơn đáp nghĩa” Sinh đối xử tốt với cụ. Sinh bật cười, phòng trọ của mình nhỏ xíu trong khi tấm lịch khổ lớn, hình cô gái mặc bộ đồ tắm đứng trước biển quá đẹp, trông thật tự nhiên, tươi trẻ có lẽ còn hơn cả… hoa hậu, đem về phòng treo thật không xứng. Sinh chưa kịp chối từ thì ông cụ đã cuộn tấm lịch lại, trao vào tay chàng: “Tui nghèo quá, chẳng có gì đền đáp lại lòng tốt của cậu. Mong cậu nhận cho đặng tui đỡ tủi…”. Ông cụ tha thiết năn nỉ khiến Sinh phải nhận. Chàng cầm tờ lịch đã cuộn trên tay, chào cụ rồi ngồi lên xe, tiếp tục tới trường.
 
 
Tờ lịch treo lên vách ván được khoảng một tuần lễ thì Sinh phát hiện ra căn phòng trọ rẻ tiền có gì rất lạ: sạch sẽ hơn, được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp. Hình như quần áo Sinh thay ra vứt bừa bộn đã được giặt và treo lên đàng hoàng. Trên nền phòng có dấu vết của cái chổi quét qua. Đôi khi Sinh về sớm lại thấy trong phòng thoang thoảng mùi thơm nhè nhẹ. Tuy thế, tuổi trẻ vốn vô tư, Sinh chỉ thoáng nghĩ rồi lại tập trung cho việc học, nhất là cái dạ dày còn mấy hôm nữa mới hết tháng mà tiền mua phiếu ăn thì sạch rồi, phải làm sao cho qua kỳ “giáp hạt” này? Thật ra trong giới sinh viên có những cách giải quyết rất “trí tuệ”: 3 người chỉ ăn có 2 phần cơm tức mua có 2 phiếu mỗi bữa. Nhưng chẳng lẽ cứ “ăn theo” bạn suốt mấy ngày liền, khiến bạn cũng “đọi”? Hơn nữa, mỗi phần ăn dành cho mỗi phiếu ở Ký túc xá cũng chẳng no đủ gì, chẳng lẽ bắt các bạn phải chia sẻ?
Một buổi trưa nắng gắt, mùi kinh nước đen bốc lên khó chịu. Sinh nhăn mặt, đạp xe lên dốc cầu, một tay xoa cái bụng lép kẹp: “Thôi kệ, lát nữa về phòng uống ly nước lọc cho đỡ đói, nằm ngắm “người đẹp” trong tấm lịch rồi ngủ quên đi cũng được. Buổi chiều thì sẽ tính sau, có lẽ chạy đến nói với bà chủ chỗ dạy kèm trẻ ứng trước ít lương”.
Tuy nhiên, vừa dựng chiếc xe đạp ngoài hiên, mở cửa phòng bước vào, Sinh bỗng ngạc nhiên: Trên giường, đống chăn màn đã được xếp lại gọn ghẽ, ngăn nắp, còn trên chiếc bàn cá nhân thì có một ổ bánh mì thịt bọc giấy ràng dây thun, đựng trong chiếc bao ny-lông và một bịch nước mía, đá chưa tan hết, trông rất hấp dẫn.
“Của ai thế nhỉ? Chắc của người khác nhưng mình mắc đi học, làm sao họ có chìa khóa mở cửa vào được trong phòng?”. Sinh đoán không ra, sau đó lại nghĩ: “Hay của đứa bạn nào tinh nghịch, nó thấy mình treo tấm lịch hình cô gái đẹp nên nó chọc ghẹo, mua ổ bánh mì thịt và bịch nước mía với ý là của “người đẹp” hiện ra tặng cho hàn sĩ. Hễ mình ngốc nghếch kể lại chuyện đó tụi nó sẽ cười cho vỡ bụng”. Nhưng Sinh nghĩ: “Vô lý, bạn mình cũng mắc đi học, chẳng đứa nào rảnh để làm chuyện đó. Hơn nữa tụi nó cũng là con trai, đứa nào cũng làm biếng, ngủ dậy còn chả thèm gấp mùng mền huống chi lại xếp ngăn nắp cho mình thế kia!”. Cuối cùng, đang đói bụng. Sinh chậc lưỡi: “Thôi kệ, muốn của ai thì của, mình cứ ăn cái đã, mọi chuyện tính sau!”. Chàng ăn một cách ngon lành và hút hết bịch nước mía, cái bụng khỏi “làm reo” nữa!
Kể từ hôm ấy, mỗi ngày Sinh đi về phòng trọ trên chiếc bàn cá nhân luôn có sẵn thức ăn: khi gói xôi mặn, lúc ổ bánh mì thịt, khi chiếc bánh bao, đôi khi lại có một hai trái chuối, bịch nước mía hay vài cục kẹo.
Trần Sinh liếc nhìn “kiều nữ” mặc bộ đồ tắm đứng trước biển trên tờ lịch, mỉm cười nhớ lại chuyện anh chàng Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều trong truyện Bích Câu Kỳ Ngộ. Không lẽ thời đại này còn có giai nhân hiện ra săn sóc hàn sĩ? Nhưng nếu không phải “giai nhân” thì ai, ai hàng ngày vẫn để đồ ăn lên chiếc bàn cá nhân giúp đỡ chàng?
Một hôm Trần Sinh nhất định phải tìm cho ra “nàng tiên” đã xuất hiện trong căn phòng trọ của chàng những lúc chàng đi vắng. Sinh không tin cô gái “đứng trước biển” với bộ đồ khoe thân hình đẹp lồ lộ lại có tâm hồn mơ mộng mang tính chất tiểu thuyết trữ tình như vậy. Chàng hy vọng “nàng” là một cô gái con nhà nghèo, ăn mặc đơn giản với mái tóc dài, gương mặt dịu dàng thùy mị và… đẹp. Đàn ông ai chả mơ ước mình có người yêu đẹp va dịu dàng thùy mị? Ủa, đẹp nhưng nghèo thì làm sao có tiền mua bánh mì, bánh bao, nước mía cho “chàng”? Bởi vậy trong truyện cổ tích, những người đẹp như Giáng Kiều thường là “nàng tiên”, họ có phép lạ nên không bị nghèo.
Một sáng đẹp trời, nắng vàng trải nhẹ trên dòng kinh nước đen, Sinh ra khỏi nhà trọ một lúc giả bộ đi học như mọi ngày rồi đạp xe quay trở về. Cửa phòng trọ khép hờ, bên trong có tiếng chổi quét nhà và tiếng hát nho nhỏ vọng ra: “Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím. Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến…”. Thôi đúng rồi, đúng là “nàng tiên” rồi. Trần Sinh đẩy cửa bước vào. “Nàng tiên” đang quét nhà, đứng ngỡ ngàng với mái tóc cắt ngắn, với đôi mắt to và đen lay láy. Tự nhiên nàng đỏ mặt thẹn thùng vì “bị” người khác bắt gặp mình hát mặc dầu nàng hát khá hay, giọng nàng trong như tiếng suối.
– Cô hát hay lắm cô Giáng Kiều ạ.
– Ủa, em đâu phải Giáng Kiều? Em tên Ngọc Lan anh biết rồi mà!
– Kệ, tôi cứ gọi cô tên Giáng Kiều còn tôi tên Tú Uyên. Chúng ta gặp nhau trên cầu Bích Câu. Cô có biết truyện Bích Câu Kỳ Ngộ không?
“Nàng tiên“Giáng Kiều bật cười:
– Hông, em chỉ biết cầu Trương Minh Giang khu kinh nước đen. Ở đấy có anh chàng Tú Uyên sinh viên Đại học Bách Khoa nghèo quá trời quá đất, em phải mua bánh mì cho ảnh ăn kẻo ảnh đói bụng, đêm không học được.
Trần Sinh cũng cười:
– Cám ơn em. Vậy mà anh không nghĩ ra vì không thể tưởng tượng đấy là đồ “tiếp tế” của cô út xinh đẹp con bà chủ nhà.
– Em mà xinh đẹp cái gì, xấu òm!
– Xấu được như em thì thiên hạ không còn ai đẹp nữa. Sau này anh ra trường…
– Em cũng sắp ra trường, làm giáo viên tiểu học và sẽ để dành tiền, chúng mình… kết đôi với nhau, được không anh?
– Được chứ, anh rất mong được như vậy.
Đúng thế, còn một năm nữa thì Ngọc Lan ra trường và trở thành giáo viên tiểu học. Nàng là con gái bà chủ nhà cho thuê phòng trọ nên biết rõ Trần Sinh là chàng sinh viên nghèo (sinh viên thì ai chả nghèo!) nhưng học Đại học Bách Khoa, sẽ ra kỹ sư, siêng năng, cần mẫn, tính nết lại vui vẻ và giàu tình cảm. Nàng thầm yêu chàng từ lâu nên ngầm giúp đỡ để chàng yên tâm học hành.
Con gái thời buổi này khôn thế đấy, trồng cây từ lúc hạt chưa nẩy mầm. Với ân tình đó, “Tú Uyên” sẽ biết ơn “Giáng Kiều” và sẽ… không bao giờ uống rượu để có lúc phải ăn hối lỗi như trong truyện Bích Câu Kỷ Ngộ. Hy vọng như vậy.

Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.137 giây.