logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/10/2017 lúc 09:38:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người xưa có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” ngụ ý đặt lễ nghĩa lên hàng đầu, đặt giá trị tinh thần lên trên giá trị vật chất. Dù trước mặt có mâm cao cỗ đầy nhưng không chào hỏi, mời mọc thì chẳng ai quan tâm động đũa. Lời chào thể hiện sự tôn trọng, thân thiện nên khi gặp nhau, chào trước rồi mới các việc khác tiếp sau.
Trẻ VN từ bé đã được dạy sự lễ phép, tôn kính bậc trưởng thượng, người già. Trong nhà có phép tắc, kính trên nhường dưới, đi thưa về trình… ra ngoài người nhỏ chào người lớn tuổi trước.
Thời quân chủ, nề nếp thật khắc nghiệt. Nào tôn sư trọng đạo, nào đi giật lùi sau khi được quan trên ban huấn dụ…
Về sau, thời quốc gia, trẻ con vẫn được giáo dục tốt, gặp người lớn khoanh tay lễ phép, xe tang đi qua ngả mũ…
Sau nữa thì mọi lễ nghi bị “giải phóng” hết. Tất cả già trẻ lớn bé ngang hàng như nhau. Học trò gọi thầy giáo bằng “anh” cho bình đẳng. Cha mẹ bắt ne, bắt nét con cái trong nhà coi chừng bị mang ra kiểm điểm. Lễ tục cổ truyền bị bãi bỏ. Đến viếng đám tang, không cần vái lạy, chỉ đứng nghiêm, khẽ cúi đầu như Tây. Vì thế ngay sau năm 75, dân miền Bắc vào Nam rất ngạc nhiên khi thấy nhiều gia đình, con cái vẫn khoanh tay cúi đầu chào cha mẹ đi học hay chào khách đến chơi rất lễ phép.
Nay thì đời sống bận bịu, ảnh hưởng Âu Mỹ nhiều nên tập tục lễ nghi từ trong nhà ra ngoài xã hội cũng dần dần phai nhạt, trong đó có câu chào.
Việc chào hỏi trở nên thưa thớt. Gặp khách tới, trẻ con hiếm khi chào vì là khách riêng của cha mẹ chúng. Nhắc nhở câu chào cũng khó khăn. Thôi thì nhiều bậc cha mẹ đành ngơ luôn vì thúc nữa chỉ càng ê mặt với khách. Bữa ăn, anh thanh niên không mời chào cũng không đợi người cao niên gắp trước mà gắp xối xả, lùa vài hơi rồi đứng phắt đi, từ đầu đến cuối bữa im như thóc.
Trong nhà, từ cha mẹ đến con cái mỗi người một phòng, mỗi người dán mắt vào một cái điện thoại thông minh hay máy tính… Chốn thương trường thì làm ăn chụp giật, cốt lãi lớn còn lại thì sống chết mặc bay…
Việc chào hỏi bị quên lãng tới mức gần đây, người ta sửng sốt, thật đúng chuyện lạ, khi thấy trên báo xuất hiện tấm hình mỗi học sinh trường Lê Hồng Phong (Petrus Ký) khi đi vào trường, ngang qua cổng nơi bác bảo vệ già còm nhom đứng, cũng là một cựu học sinh của trường, đều cúi đầu chào, ông bảo vệ già cũng gật đầu đáp lễ từng học sinh. Chắc đây là ngôi trường duy nhất trong cả nước, học sinh cúi đầu chào bảo vệ. Phụ huynh nhìn thấy vô cùng thích thú. Đó là một trong lý đo khiến ngôi trường chuyên này chưa bao giờ xảy ra bạo lực.
Chào hỏi lễ phép là bước đầu tạo nên nhân cách. Thế nên trước kia, ở các trường học, nhất là trường tiểu học, phía trên bảng đen nơi đập vào mắt tất cả học sinh trong lớp nhìn lên là hàng chữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bao giờ lễ cũng được coi trọng, học trước, rồi mới đến chữ nghĩa học sau. Thế nhưng sau này, lễ không còn được coi là thứ cần phải học đầu tiên nữa. Đa số tấm bảng Tiên học lễ trong nhà trường đều được gỡ bỏ. Muốn học gì thì học nhưng lễ thì không thấy đề cập tới. Chắc bởi vậy mà bạo lực trong nhà trường và xã hội gia tăng. Bởi vì lễ là cái gốc phải được giáo dục từ bé chứ không phải lớn lên khi các hành vi thiếu đạo đức đầy dẫy trong xã hội, người ta mới hốt hoảng mở lấy lệ các lớp đạo đức cho người lớn thì đã muộn rồi bởi ai nấy ta hết còn giữ tâm lý phải trọng lễ nữa.
Mấy hôm nay dân tình bàn tán việc một cây xăng của Nhật mới mở ở Hà Nội với hình ảnh ông giám đốc người Nhật cầm ô dưới mưa cúi rạp người cúi chào khách hàng. Dân VN đã chuộng hàng Nhật vốn có uy tín trên thế giới. Một món đồ ở Nhật cứ một người làm thì có năm người giám sát, kiểm tra. Hàng hóa đã vậy, dịch vụ càng chu đáo, tận tụy không kém. Khách VN khi đi du lịch Nhật Bản đều tấm tắc khen vì cả khi đến lẫn đi, chủ nhà hàng và khách sạn đều kéo nhau ra tận cổng, xếp hàng cúi rạp mình chào. Nhiều du khách Việt lúng túng trước cách chào hỏi trịnh trọng này. Số ít dừng chân để cám ơn lại nhưng đa số ngơ qua, đi luôn như mọi khách sạn thường tình vì không quen, không biết phải tỏ thái độ thế nào cho đúng.
Dù sao việc này xảy ra ở VN xem ra có vẻ quá lạ lùng. Từng sống qua thời gian dài của thời kỳ bao cấp là thời kỳ hàng hóa khan hiếm mà ngay cả phải bỏ tiền ra mua, người ta vẫn có cảm giác bị bố thí, may mắn lắm, quen biết lắm mới được phân phối, mới giành giật mua được ít món đồ cần thiết. Vì thế mặc dù khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” luôn trưng ra nhưng chẳng ai thấy mình là thượng đế bao giờ, toàn ngậm bồ hòn làm ngọt.
Chắc là dân ta quá quen thuộc với “bún mắng cháo chửi” nên khi hiếm hoi được đối xử một cách văn minh lịch sự, đâm ra ngỡ ngàng, ngạc nhiên chẳng hiểu tại sao mình được trọng thị như vậy. Cây xăng Nhật khiến người ta lần đầu nhận ra mình có quyền được đối xử tử tế, nhận ra mọi người từa lâu đã quá sức thô lỗ với nhau. Khó đổ lỗi cho hàng bún chửi chua ngoa khi mà thực khách vì muốn ăn một miếng ngon miệng, sẵn sàng ngồi nghe nuốt vào và bún hàng tràng chửi, chửi tục chứ có chửi thường đâu. Đa số lại còn thấy thú vị vì cho rằng nghe chửi như nghe hát, như một thứ gia vị bổ xung vào bát bún đậm đà, như một thứ đặc sản không nơi nào có! Tới nỗi nhiều khách khi đi du lịch, đã tìm đến những hàng quán này, không phải để thưởng thức món ăn ngon thế nào tới mức nhiều người sẵn sàng nghe chửi để ăn, mà chỉ để tận mắt nhìn thấy ở thời buổi tưởng chừng văn minh này, lại có hiện tượng ấy.
Lắm người nói thôi chào làm chi, cuộc sống mệt nhọc, lương thấp, canh tranh nhức đầu suốt ngày, cứ nhoẻn cười từ sáng tới chiều mỏi miệng dữ lắm. Điều quan trọng nhất là chất lượng. Nhưng trong thực tế, thường những nơi có chào đàng hoàng, tức tổ chức kỹ lưỡng, hàng hóa và dịch vụ nới ấy tốt hẳn
Dù gì cuộc sống vội vã ở đô thị cũng ảnh hưởng đến lễ nghi. Sống ở khu vực lao động ngày ngày đi chợ, sớm tối tắt lửa tối đèn, người ta dễ quan tâm với nhau hơn. Hàng ngày gặp nhau, chào hỏi, biết tin tức của nhau hàng ngày…
VN bây giờ sống ở các chúng cư cao cấp, ai cũng đóng chặt cửa. Gặp nhau trong chuyến thang máy, mỗi người ngoảnh mặt đi một phía dù có thể thấy nhau hàng ngày lúc đi làm, đi học… Câu thành ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần dường như không đúng nữa, nhất là ở các chúng cư hiện đại mọc lên sau này. Càng tân tiến mọi người càng xa nhau, cạch mặt nhau càng tốt, lướt qua nhanh là hơn. Chào hỏi mất công mất thời giờ quá. Hôm nay chào rồi ngày nào lại phải chào… Dường như đời sống thành phố quá bận rộn để người ta cất lời chào vốn được coi là câu mở miệng khi gặp nhau.
Câu chào nhanh nhảu lâu ngày không dùng đến trở nên xa lạ, một thứ xa xí mà nghe ai cất tiếng cảm thấy lạ như từ phương xa đến.
Nhiều người nói:
– Tại ảnh hưởng đời sống Âu Mỹ nên mới vậy.
Ý kiến này bị phản bác ngay. Một chị Việt kiều làm công nhân cho biết:
– Mỗi ngày tôi đi làm từ nhà ra trạm xe buýt thường hello hoặc hi hai, ba lần những người thường gặp, trong đó có ông tài xế xe buýt chứ chẳng lạnh mặt làm lơ đâu.
Một bà người Việt tại… VN cũng góp ý:
– Người Việt mình không có thói quen nói Xin chào nghe kỳ lắm, chỉ cần nhìn nhau mỉm cười thì cũng tính là chào rồi.
Đúng vậy, nhìn nhau mỉm cười cũng là chào cho nên một cô dâu mới được nhà chồng khen vì luôn mỉm cười gật đầu với họ hàng, và dù đang ngồi trên xe gắn máy nhưng khi chào thì kéo khẩu trang ra chứ không lúng búng chào qua khẩu trang kín miệng.
Xe buýt thành phố cũng có chào nhưng chỉ một tuyến đường ra vào phi trường thôi, chắc vì tuyến này có khách ngoại quốc, những tuyến khác toàn người mình không thì khỏi! Khi khách ngoại quốc bước lên, cô bán vé lịch sự hello và giúp xách va li vào tận ghế ngồi. Với người Việt thì không nói “Xin chào”, chưa quen, nghe có vẻ… khách sáo mà cô chỉ hỏi đi đâu để bán vé.
Hiện nay, một số shop thời trang cũng thường “Xin chào” khi khách bước vào. Ở mọi cửa hiệu, nhà hàng Nhật và Hàn cũng huấn luyện nhân viên đón khách bằng nụ cười và câu “Xin chào”. Mở đầu là các tiệm bánh ngọt. Mỗi người khách vừa đẩy cửa vào đã nghe líu lo “ABC xin chào”, qua tiệm khác lại thấy những bộ mặt tươi cười “DEF xin chào”… Vài tiệm bánh ngọt lớn của VN cũng đã bắt chước. Đồng thời tiễn khách bằng cách mở cửa, cúi người cảm ơn chứ không phải bằng khuôn mặt chầm dầm khi thấy khách ra tay không chẳng mua thứ gì như thường thấy ở cửa hàng Việt từ trước tới giờ.
Một hệ thống trà sữa lớn của người Việt thu hút đông đảo khách vì trang trí và phục vụ có vẻ mới mẻ. Khách vừa ngừng xe, anh coi xe chạy tới tươi tỉnh dắt xe vào bãi, không mỉm cười nhưng thay lời chào bằng cách nhanh nhẹn khoát tay về phía cửa ý là đi về hướng đó, đừng quẹo nhầm qua cửa hàng bên cạnh. Tới cửa, ông gác cửa cúi đầu, mở cửa rất nhã nhặn. Lúc ra cũng thế, ông gác cửa mở cửa, không cúi đầu chào nữa, chào một lần bước vào thôi. Ra bãi giữ xe anh giữ xe hỏi xe nào, dắt xe ra, lấy nùi giẻ chùi số ghi trên yện xe đồng thời nói nho nhỏ:
– Cho bao nhiêu cũng được.
Tức là đáng lẽ gửi xe miễn phí nhưng anh ta tươi tắn chào đón thì khách nên cho. Đa số đều đưa vài ngàn nhưng không vui lắm vì tưởng được tiếp đãi nhặm lẹ lại phải móc túi trả công cho sự tiếp đón ấy.
Câu chào xem chừng vẫn khó khăn, e lâu lắm lắm may ra mới thành nếp. Khi nào dân trí cao thì lễ tự nhiên đi cùng.

SGCN

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.