logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/11/2017 lúc 10:53:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ở thành phố lớn, ít có gia đình nào nấu cơm trưa vì tất cả mọi người đều ra khỏi nhà đến chiều mới về. Người lớn đi làm, trẻ con đi học hai buổi ở lại trường ăn cơm bán trú buổi trưa, người buôn bán ăn uống ngay tại cửa hàng, cửa tiệm…
Nếu siêng thì buổi sáng, bà nội trợ nấu cơm, cho vào gà-mên mang theo đến sở, nếu không thì ăn tại canteen cơ quan, xí nghiệp… hoặc các quán cơm gần đó.
Mỗi ngày dậy sớm nấu nướng mấy món mang đi cũng rắc rối, mất thời giờ nên hiện nay không nhiều người mang cơm đến sở mà chủ yếu ăn ngoài. Chung quanh các khu vực văn phòng đều có rất nhiều quán cơm trưa. Hơn nữa thời buổi tiện nghi, chỉ cần một cú điện thoại thì chỉ dăm phút sau, một hộp cơm nóng hổi được giao đến trước mặt mà giá cả không đắt lắm.
Thành phố lớn sẵn công việc, dịch vụ… đủ loại. Có công việc dễ hái ra tiền, có công việc nhọc nhằn với thù lao bèo bọt… thu hút nhiều người lao động cả trí óc lẫn chân tay tìm đến. Và mỗi ngày, bữa ăn trưa bên ngoài là nhu cầu thiết yếu của họ.
Theo thói quen, với người lao động thì trưa và tối vẫn là hai bữa ăn chính trong ngày. Bữa sáng thường qua quýt cho xong. Buổi tối về nhà ăn bữa cơm gia đình. Bữa trưa ăn ngoài đường dù đắt đỏ và có thể không an toàn thực phẩm nhưng tiện lợi và bắt buộc.
Trưa đến đi đâu cũng bắt gặp các hàng quán hoặc xe đẩy bán cơm, Nhiều phụ nữ buôn gánh bán bưng tuy vào quán nhưng chỉ dám mua đĩa cơm trắng xin thêm chút nước thịt kho rưới vào cho mặn miệng cốt no bụng cho qua bữa chứ không cần ngon. Chủ quán từ tâm có thể thêm vào đó ít rau xào, tóp mỡ vụn đã là một bữa cơm sang hơn bình thường. Nếu không họ có thể mua cơm ký để ăn với nước tương hay cá khô.
Sau này, nhiều quán cơm chay từ thiện ra đời giúp đỡ người nghèo. Cơm tuy rau đậu nhưng cũng được chế biến nhiều món ngon lành.
Nhiều cơ sở tôn giáo, tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm đã tổ chức những điểm phát phần cơm miễn phí cho người nghèo, thường nhất là tại các bệnh viện đông bệnh nhân bệnh nặng và từ tỉnh xa đến như bệnh viện Ung bướu, Nhi đồng…Ngoài phát cháo buổi sáng còn phát thêm phần cơm trưa. Nhờ thế, những người bệnh mãn tính nằm dài ngày ở bệnh viện và thân nhân nuôi bệnh thường từ các tỉnh lên, sống qua ngày được chính nhờ các phần cơm miễn phí này. Cơm từ thiện ngày càng đi vào nề nếp. Không còn cảnh giành giật mà những buổi phát cơm định kỳ vào tận bệnh viện phát phiếu. Tùy nguồn đóng góp dồi dào, ngoài cơm đầy đủ các món còn bánh kẹo, trái cây và sữa hộp…
Các bữa cơm từ thiện bao giờ cũng phát vào buổi trưa, nếu dư dả, người ta có thể để dành cho bữa chiều nhưng hiếm nơi phát cơm chiều.
Những quán này nhắc mọi người nhớ tới các quán cơm xã hội trước 75 không chỉ được tổ chức ở trung tâm Saigon mà còn ở các quận lân cận và tỉnh. Tuy quán cơm xã hội giá rẻ nhưng phòng ốc sáng sủa khang trang chứ không xập xệ nghèo nàn. Nhà nước cung cấp chỗ ăn, bàn ghế vật dụng… và gạo, nhà thầu nhận nấu thức ăn với giá năm đồng một bữa lúc bấy giờ gồm ba món canh, mặn, xào. Cơm để nguyên đấy, ai muốn ăn bao nhiêu lấy tùy ý.
Đến quán cơm xã hội thường là phu phen, xích lô, người lao động nghèo, đôi khi cũng lạc vào đấy một, hai ông nhà văn, nhà thơ đang lúc kiết. Các quán hoạt động rất tốt cho đến tận ngày 30 tháng 4.
Sau này, nhiều quán cơm từ thiện ra đời. Mỗi quán nấu vài trăm suất một bữa cho một ngày, vài ngày hay suốt tuần trừ Chủ nhật.
Hiện nay ngoài các quán cơm miễn phí, nổi bật là chuỗi quán cơm bán vé thật rẻ chỉ hai ngàn đồng một bữa, sau này xuất hiện thêm quán năm ngàn đồng với lý do để người đến ăn có trả tiền, dù chỉ là món tiền nhỏ, đỡ áy náy khi bước vào hơn một bữa ăn từ thiện hoàn toàn miễn phí. Có người đưa ý kiến nếu cho không người tự trọng sẽ không nhận, nên bán với giá rẻ, ai có nhu cầu thì mua, hơn nữa cũng phần nào bù đắp chút ít vào chi phí…
Dĩ nhiên số tiền vài ngàn chỉ là tượng trưng vì đây là cơm mặn, chi phí cao hơn cơm chay nhiều. Đồng thời so với một đĩa cơm mặn ở quán cơm bình dân khoảng hai chục đến ba chục ngàn một đĩa, cơm rau mười lăm ngàn thì rõ ràng không có chuyện lời lãi gì ở đây mà chỉ lỗ thôi.
Khá đông người đến ăn chuỗi quán cơm xã hội của một nhà báo đã về hưu. Được sự ủng hộ, đóng góp của nhiều tấm lòng hảo tâm nên phần ăn ở đây đàng hoàng, sạch sẽ, món ăn thay đổi hàng ngày… Mở cửa suốt tuần trừ Chủ nhật và ngày lễ.
Hình thức bán cơm giống như quán cơm xã hội trước kia, cũng ba món canh, mặn và rau xào, chỉ khác trước kia do nhà nước tổ chức và nhà thầu đủ lời khi họ khéo nấu, lời thêm phần gạo dư và thức ăn thừa mang nấu cám heo, còn bây giờ hoàn toàn do tư nhân chung tay làm từ thiện. Nhân viên quán cũng toàn người thiện nguyện tiếp đãi ân cần nên người đến ăn không thấy tủi thân.
Buổi trưa xếp hàng trước quán là dòng người lam lũ: chị bán rong, ông bán vé số, người công nhân lam lũ hay người thất nghiệp. Cả người già, em bé đều có thể tìm tới những quán cơm trưa no bụng để tiếp tục cuộc hành trình đời sống của họ.
Ông Thăng, bảy mươi tuổi, độc thân, vốn sức yếu, thất nghiệp dai dẳng từ trẻ nên không có lương hưu, cũng không vợ con nương dựa, hằng ngày đều đặn đến quán ăn từ thiện gần nhà. Ông thành thật nói:
-Tôi ăn ở quán cơm này từ lúc mới mở. Quán sạch sẽ, đổi món thường mỗi ngày nên ăn muốn ghiền luôn. Ngay cả ở nhà, tôi cũng không thể nấu nướng ngon miệng như vậy được.
Chị Bảy chuyên mua ve chai cho hay:
-Tôi canh giờ đến đây ăn trưa coi như bữa chính trong ngày. Tráng miệng còn có trái chuối hay miếng thơm và nước uống trà đá. Buổi tối tôi ăn gói xôi to, sáng ổ bánh mì là xong. Bánh mì cũng lấy từ thùng từ thiện bên đường, có cả hũ đường để ăn chung với bánh. Nhờ tiết kiệm như vậy nên tôi mới dư tiền gửi về quê nuôi con.
Bà bán tủ thuốc lá đối diện từng ăn cơm rẻ vài bữa rồi thôi. Bà cũng nghèo và cũng không ai nói gì khi bà vào dùng bữa. Tất cả những người vào quán đều được tiếp đón niềm nở như nhau.
Nhưng bà cho biết:
-Nhà gần nên tôi có thể gởi tủ thuốc lá cho tiệm may để về nhà ăn cơm nguội nấu dư hôm trước, không cần ăn cơm từ thiện.
Tức là dù được vui vẻ chào đón nhưng nếu không bức thiết, người ta vẫn không lạm dụng quán cơm từ thiện, mặc nhiên nó được dành cho những người thực sự khó khăn.
Thế nhưng gần đây đột nhiên có người nêu ý kiến loại quán ăn xã hội đáng lẽ chỉ dành riêng cho người nghèo, lại thấy lắm sinh viên vốn trẻ trung sức dài vai rộng, có lòng tự trọng nên đi làm thêm, kiếm tiền ra ăn chỗ khác, quán xã hội dành cho ông xe ôm, bà bán vé số dạo, không nên dành chỗ. Thỉnh thoảng thôi chứ ngày nào cũng toàn thấy mặt một đống sinh viên đi ăn cơm từ thiện không biết ngượng!
Chắc là có người thấy tức mắt khi tới trưa toàn thấy màu áo đồng phục của một trường cao đẳng dạy nghề. Sinh viên giỏi thi đậu vào trường công lập có khả năng kiếm thêm từ nhiều việc, sinh viên trường tư có tiền đóng học phí cao đương nhiên không vào quán cơm từ thiện. Toàn thấy màu áo ngôi trường đó nhiều hơn chiếc áo cũ mèm của ông bán chổi lông gà, bà bán bánh tráng… Bếp ăn xã hội dành cho người lao động nghèo chứ đâu phải căng tin riêng của trường.
Dù sao nói sinh viên sức dài vai rộng mà đi tranh ăn của người nghèo thì thật tội. Giữa trưa nắng chang chang đi bộ ra những hàng gần trường ăn đĩa cơm hai mươi đến ba mươi ngàn đồng thật tiện. Chứ chạy xe đến quán cơm xã hội cũng hao xăng và tiền gửi xe ở những cửa hàng quanh đó hết bốn, năm ngàn đồng. Chỉ có sinh viên thật nghèo hoặc sinh viên ở các tỉnh xa nhà khó khăn mới cất công đến quán cơm xã hội thôi.
Vả lại quán cơm đáp ứng đủ cho số người đến ăn, mở cửa từ 11 giờ đến 12 giờ rưỡi là hết khách. Đâu có khi nào người vé số, ông xe ôm bị gạt ra ngoài đâu? Sinh viên nghèo, sinh viên xa nhà với số tiền gia đình cung cấp thật phải dè sẻn. Nào học phí, thực tập, sách sở, cơm ăn, áo mặc, nhà trọ, xe cộ về quê… Tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy.
Điều quan trọng nhất là trên mọi tấm bảng của quán cơm xã hội đều ghi rõ quán cơm “phục vụ cho học sinh, sinh viên nghèo, người có thu nhập thấp”. Bao giờ sinh viên cũng được mặc định là “người nghèo”. Thậm chí vì là tinh hoa đất nước, tương lai của quốc gia cần no bụng mới có sức đẩy chữ nghĩa vào đầu làm nên sự nghiệp lớn nên sinh viên nghèo còn được xếp hạng trên người nghèo.
Sinh viên mặc định hầu hết nghèo. Số khá giả không nhiều nếu tính chung. Sinh viên hầu hết là dân tỉnh lẻ lên thành phố học. Gia đình chắt chiu hạt thóc, con gà, bó rau… gửi lên thành phố cho con đi học nên những quán cơm giá rẻ này chính là sự giúp đỡ rất lớn trong những năm tháng miệt mài học hành trước khi bước chân vào đời. Không kể đây còn có thể là nơi ươm mầm thiện cho những thanh niên mới lớn.
Bên lề mới đây, còn có ý kiến quán cơm xã hội gây thiệt hại cho các quán cơm bình dân khiến nhiều người thất nghiệp vì sự cạnh tranh không lành mạnh và là nguyên nhân khiến ăn mày các nơi đổ về để hòng ăn cơm giá rẻ (!). Trong thực tế, vài hàng cơm giá rẻ không động chạm gì nổi tới vô vàn quán cơm bình dân khắp thành phố, và ăn mày tìm các lễ hội đông người để ăn xin chứ chẳng tội gì tìm vào thành phố tìm một bữa ăn trưa trong khi thành phố từ lâu cố gắng tiêu diệt nạn hành khất.
Có bữa cơm trưa giá rẻ mà cũng nhiều chuyện. Thế mới biết không phải cứ từ thiện mà dễ dàng.

Hàm Anh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.