logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 24/11/2017 lúc 05:49:58(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Giới thiệu Phạm Duy trong tờ chương trình. (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Chiều Chủ Nhật 19/11/2017 ở San Jose đã có chương trình nhạc Phạm Duy, chủ đề “Thuyền viễn xứ: 70 năm lịch sử Việt Nam qua âm nhạc Phạm Duy”, do trung tâm IRCC/Việt Museum và Dân Sinh Media phối hợp tổ chức tại hí viện quen thuộc của Santa Clara Convention Center với sự tham dự của chừng 600 khán giả.
Phần đầu của chương trình có đồng ca “Việt Nam Việt Nam”, là tuyên ngôn thời đại của dân tộc Việt:

Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người…

Bài hát mà MC Phạm Phú Nam một lần nữa nhắc lại, như được giới thiệu trong chương trình “Phạm Duy-Hoàng Cầm” hôm tháng Ba đầu năm, là đã được chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng hòa hát vang trong trận hải chiến chống Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974.
Năm 1965, để ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống miền Nam, Không quân Việt Nam Cộng hòa có chiến dịch Bắc Tiến, mà trong một phi vụ, máy bay của Trung tá Phạm Phú Quốc bị trúng đạn phòng không và rớt trên bầu trời miền Bắc.
Phạm Duy bùi ngùi nhớ đến người chiến sĩ anh hùng qua “Huyền sử ca một người mang tên Quốc”

Ngày xưa khi anh vừa khóc vào đời
Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời
Ðặt tên cho anh, anh là Quốc
Ðặt tên cho anh, anh là nước
Ðặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi

Rồi anh nâng cao Tổ Quốc vào đời
Tuổi xanh vươn trong lửa máu ngụt trời
Việt Nam đang sôi, sôi lòng nước
Việt Nam đang sôi, sôi lòng Quốc
Việt Nam đang đòi Tự Do, Hạnh Phúc giống nòi …

Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng …

Bài hát theo điệu ballad, qua giọng ca Duy Khánh hay Hoàng Oanh đã một thời vang vọng trên những nẻo đường quê hương từ Quảng Trị đến mũi Cà Mau. Thời đó, lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa là Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng đã có lần cất giọng để tưởng nhớ đồng đội.
Hôm nay Thái Hà thể hiện ca khúc cùng với sự phụ hoạ của đoàn Hoa hậu Quí Bà.
Qua mạng truyền thông, bài hát đưa lên YouTube đã có 600 nghìn lượt nghe và nhiều bình luận, tuy không phải là con số cao, nhưng công ơn của người chiến sĩ không quân vẫn còn được nhớ đến.
Cũng như ca từ trong “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương), do Đồng Thảo thể hiện, là để tưởng nhớ – trong nỗi xót xa – những người lính đã hy sinh một phần thân thể hay cả mạng sống cho tổ quốc mà MC Phạm Phú Nam nhận định rằng nhạc phẩm là phản ánh tính nhân bản của xã hội miền Nam.

Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleimei
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả
Anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về bại tướng cụt chân

Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn mầu tang trắng
Anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa …

Phần đầu của chương trình còn có hợp xướng “Viễn Du”, “Còn chút gì để nhớ” do Văn Quân biểu diễn, “Áo anh sứt chỉ đường tà” với Trọng Huy, “Thuyền Viễn Xứ” với Diệu Linh.
Diệu Linh hát giọng cao, không hợp với điệu nhạc mang mang buồn của “Thuyền viễn xứ”. Ở phần hai, qua “Dòng sông xanh” cô hát rất hay vì bài hát đòi hỏi một giọng cao vút bay.
Trọng Nghĩa, một giọng ca trẻ, được khán giả tán thưởng với ca khúc do Phạm Duy phổ thơ Hữu Loan.
Phần hai của chương trình tươi vui với các em Như Quỳnh, Như Trâm và Jeany Đan Anh trong áo bà ba, nón lá, áo dài biểu diễn “Em bé quê”, “Tuổi thần tiên”, “Tuổi mộng mơ”.
Những tình ca sinh viên, phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, qua “Con đường tình ta đi”, “Trả lại em yêu”, “Thà như giọt mưa” và “Em hiền như ma sơ” với Lê Việt, Văn Quân, Đồng Thảo, Duy Hùng, Hoàng Lan đưa khán giả về lại khung trời đại học, về lại Sài Gòn với hàng cây xanh phủ dài bóng mát.

Người từ trăm năm
Về ngang trường Luật
Ta hỏng tú tài
Ta hụt tình yêu
Thi hỏng mất rồi
Ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc …

Nghe để nhớ về Duy Quang một thuở. Hôm nay với ca sĩ cây nhà lá vườn thì đúng là “có còn hơn không”, câu nói MC Phạm Phú Nam thường hay nhắc nhở khán giả để mong được thông cảm nếu có điều gì không hài lòng.
Chương trình kết thúc với “Tình ca”, nhưng không phải nhạc tình như nhà văn Giao Chỉ đã viết, mà đó là những lời ca đưa hồn người về với nguồn cội, về tình yêu quê hương.
Ở giữa chương trình, trước khi kết thúc phần một, dàn đồng ca đã hát “1954-1975” cũng trong tinh thần “cây vườn sau nhà”. Ca khúc đánh dấu cuộc di cư lần thứ hai của Phạm Duy, của hàng trăm nghìn người Việt khác, mở đầu cho làn sóng Thuyền nhân Vượt biển đưa cả triệu người ra khỏi Việt Nam từ sau biến cố 30/4/1975.
Bản nhạc này, theo lời nhà văn Giao Chỉ thì Phạm Duy viết xong trong những năm đầu lưu vong, nhưng không được phổ biến ngay vì con trai của ông còn kẹt lại và ông sợ nhà nước cộng sản trả thù. Cho đến khi những người con thoát ra khỏi Việt Nam, bản nhạc mới được tung ra.
Đây là bài hát duy nhất về cuộc đời lưu vong 30 năm ở Mỹ của Phạm Duy mà ban tổ chức đã đưa vào chương trình.
Chỉ một bài ông viết trong đời lưu vong, lâu hơn cuộc sống 20 năm ở miền Nam của ông, như thế có phải là quá thiếu xót cho một mảng đời của người nghệ sĩ đã phải “hai lần ta biệt xứ”.
Trong cuộc sống xa xứ Phạm Duy đã có những ca khúc để đời như “Người con gái Việt rời xa tổ quốc”, “Ở bên nhà em không còn đứng chờ đợi anh” hay tập “Ngục ca” phổ thơ Nguyễn Chí Thiện, là tài năng của Phạm Duy, như ông đã từng viết “Đạo ca” phổ thơ Phạm Thiên Thư, “Hoan ca”, “Bình ca” và cả “Tục ca”.
Khán giả hôm đó đã được thưởng thức 22 ca khúc của Phạm Duy, gồm 20 bài được viết trong gần ba thập niên trước năm 1975, từ năm 1946 với “Chiến sĩ vô danh” cho đến những năm đầu thập niên 1970 với “Tuổi thần tiên”, “Con đường tình ta đi”, “Trả lại em yêu”.
Vì thế nếu gọi đó là “70 năm lịch sử Việt Nam” (1946 – 2017) qua dòng nhạc của người nghệ sĩ gắn liền với “mệnh nước nổi trôi” thì nội dung chương trình gần như đã bỏ ra ngoài những sáng tác mà Phạm Duy viết trong 30 năm ông sống lưu vong từ 1975 cho đến khi ông về nước năm 2005.
Nhắc đến 70 năm lịch sử cận đại của nước Việt mà thiếu vắng giai đoạn sau năm 1975 là một thiếu xót.
Khi biết có chương trình văn nghệ Phạm Duy, đã có ý kiến phản đối, cho rằng không nên ca tụng, coi Phạm Duy là thiên tài âm nhạc, không hát nhạc của ông nữa vì cuối đời ông đã qui hàng cộng sản.
Người viết bài có nhận xét sau đây. Phạm Duy quả thực là thiên tài âm nhạc, với cả nghìn tác phẩm để lại cho đời. Dòng nhạc của ông dù có bị cấm phổ biến trong nước trong hơn 40 năm qua, nhưng hàng triệu người vẫn biết đến vẫn ngân nga hát.
Nhưng ông chỉ phát triển được tài năng trong không gian có tự do, như thời nước Việt Nam mới được khai sinh và khi đất nước chia đôi, ông được sống ở miền Nam tự do và sau năm 1975 lưu vong qua Mỹ.
Trong 60 năm của cuộc đời Phạm Duy, từ 1945 cho đến 2005, là khi ông trở về sống với quê hương, ông đã để lại một gia tài âm nhạc phong phú, phản ánh cuộc sống của con người Việt Nam, trên quê hương cũng như nơi đất khách quê người. Đúng là ông đã “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”.
Nhưng từ ngày ông trở về sống trên quê hương, dưới chế độ cộng sản, từ 2005 đến ngày 27/1/2013 là khi ông lìa đời, ông chỉ có ít bài hát như “Hoàng Cầm ca”, “Kiều ca” mà thiếu những ca từ mang tình tự quê hương.
Trước khi ông về nước, Phạm Duy đã tâm sự với nhà văn Giao Chỉ trong một cuộc điện đàm và chỉ được phổ biến sau khi nhạc sĩ qua đời. Trong đêm nhạc vừa qua, lời ông vang vang đến với khán giả: “Tôi về chỉ để mà chết thôi”.
Một người có tài âm nhạc mà trong quãng đời 8 năm còn lại trên quê hương, ông tiếp tục đi qua mọi miền đất nước mà ông không còn chút rung động, không còn có thể “khóc cười theo vận nước” thì coi như ông đã chết ngay từ lúc đặt chân trở về đất mẹ.
Phạm Duy là “phù thủy âm nhạc” như những quan văn hoá cộng sản đã sợ ông. Trong những ngày cuối đời, Phạm Duy lại là biểu tượng nổi bật nhất của tự do sáng tạo dưới chế độ cộng sản.

Bùi Văn Phú (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.