Dịch tả ở Elliant (Louis Duveau - Bảo tàng mỹ thuật Quimper, Pháp) (@wikipedia)
Mầm bệnh dịch tả có lẽ do chính những người du cư du mục đến từ những vùng thảo nguyên Á-Âu mang vào châu Âu. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Current Biology ngày 22/11/2017 cho rằng quá trình du nhập này xảy ra trong giai đoạn cuối thời đại đồ đá cách nay 4 800 năm và đầu thời kỳ đồ đồng cách đây 3 700 năm.
Khuẩn Yersinia pestis là một lữ khách đường xa. Mẫu địa chất chủng khuẩn này được tìm thấy trong các mẫu xương răng và xương người sống cách nay từ 4 800 – 3 700 năm tại nhiều nước như Đức, Nga, Hungary, Croatia, Litva, Estonia và Latvia.
Vào giai đoạn này xảy ra những đợt di cư lớn đến từ phía đông. Có lẽ chính trong quá trình chinh phục phía tây của những nhóm người du cư du mục đến từ các thảo nguyên Á-Âu như Mông Cổ hay Kazakhstan ngày nay mà chủng khuẩn Yersinia Pestis chết người này đã du nhập vào Trung Âu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì rất có thể chính bản thân những tộc người đó cũng đang tìm cách trốn chạy những trận dịch đang hoành hành tại những vùng thảo nguyên Á – Âu. Thay vì trốn chạy, vô hình chung họ đã phát tán loại vi khuẩn này.
Nhờ con người, Yersinia Pestis đã có thể vượt núi, băng biển, xuyên sa mạc và đến châu Âu một cách dễ dàng cách nay khoảng 1 700 năm. Tại đây, chúng đã âm thầm phát triển trong nhiều thế kỷ để rồi trở nên dữ dội.
Hậu quả là châu Âu hứng chịu một trận đại dịch lớn chưa từng có vào thời Trung Cổ (thế kỷ XIV), mà các sử gia gọi là Cái Chết Đen, đã cướp đi hơn 30 triệu sinh mạng.
Theo RFI