logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/12/2017 lúc 10:34:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mẹ vợ chạnh lòng khi thấy con rể vui duyên mới
Tôi năm nay gần 40 tuổi, hiện đang là một kỹ sư xây dựng. Tôi mồ côi từ nhỏ và sống với ông bà nội. Tuổi thơ không có mái ấm gia đình trọn vẹn nên khi kết hôn, tôi dốc hết tâm sức để lo cho tổ ấm. Cha vợ tôi mất sớm, vợ tôi lại là con một nên tôi đón mẹ vợ về ở cùng. Tôi coi bà như mẹ ruột, chăm sóc và tận tâm phụng dưỡng mẹ. Tổ ấm của chúng tôi thêm hạnh phúc khi đón chào cô con gái bé bỏng L. A. Nhưng ông trời thật độc ác, năm con gái tôi 2 tuổi, vợ tôi không may bị tai nạn giao thông qua đời. Lúc nhận được tin, đối với tôi trời đất như sụp đổ. Tôi không ngờ số phận lại khắt khe với mình như vậy. Thế nhưng tôi vẫn phải gượng dậy làm chỗ dựa cho mẹ vợ và con gái.
Sống cùng mẹ vợ, tôi cũng an tâm hơn bởi có bà chăm sóc, lo cơm nước cho cháu L. A hàng ngày. Nếu phải đi công tác xa, tôi cũng không lo con bị bỏ đói hay không có người đưa đón tới trường. Có bà ngoại, cháu L. A cũng được bù đắp phần nào sự thiếu thốn tình thương vì mồ côi mẹ. Mẹ vợ tôi vốn là giáo viên mẫu giáo nên chăm nom cháu rất khéo, dạy cháu rất tỉ mỉ và có chuyên môn. L. A biết rõ bố và bà ngoại thương yêu, kỳ vọng ở mình thế nào nên rất ngoan ngoãn, vâng lời. Tôi vẫn nhớ ngày cháu còn nhỏ, mỗi lần L. A khóc đòi mẹ, bà ngoại lại ôm cháu vào lòng và vỗ về: “L. A ngoan nào! Đã có mẹ của mẹ L.A.đây”. Con bé liền ôm lấy bà, nín khóc và dần dần thiu thiu ngủ.
Cái gia đình nhỏ bé của chúng tôi cứ thế đùm bọc nhau vượt qua sự mất mát to lớn và những tháng ngày đau buồn. Tôi ở vậy nuôi con, chăm sóc mẹ vợ gần chục năm nay. Không ít bạn bè khuyên tôi nên đi thêm bước nữa để có người trông nom gia đình.
Thế nhưng tôi chỉ lắc đầu cho qua và nhiều lần từ chối những lời mai mối của họ. Hàng xóm thì khen tôi là chàng rể tốt, vì người vợ quá cố, vì mẹ vợ già mà không tính tới hạnh phúc cua riêng mình. Tôi thì nghĩ mình chỉ sống đúng với bổn phận và tấm lòng của mình. Đơn giản tôi thương mẹ như mẹ ruột mà thôi. Tôi cũng không vội vàng tính chuyện lấy vợ khác vì con người đến với nhau là bởi chữ duyên.
Thấm thoắt cũng đã hơn chục năm trời trôi qua. Con gái tôi hiện nay đã học cấp 2, mẹ vợ cũng đã già đi nhiều. Đôi lần bà nhắc tôi nên xây dựng hạnh phúc mới, bà tuy có tuổi nhưng vẫn đủ sức săn sóc L. A. Tôi nghe mẹ nói chỉ cười trừ cho qua chuyện.
Tuy nhiên, cách đây một năm, tôi có gặp và quen Ph., một cô gái cùng quê. Ph. kém tôi 5 tuổi nhưng hiện chưa lập gia đình vì tuổi trẻ còn mải mê học hành rồi luyện tập nghề nghiệp. Ban đầu chúng tôi quen nhau vì công việc. Qua chuyện trò, chúng tôi dần tìm thấy ở nhau nhiều điểm chung. Thỉnh thoảng tôi rủ Ph. đi uống nước, nói chuyện và tâm sự về đời mình. Ph. rất cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh của tôi.
Dần dần giữa chúng tôi nảy sinh tình cảm, tôi yêu Ph. lúc nào không hay. Quả thực, cả chục năm qua, tôi tưởng trái tim mình đã chai sạn. Nhưng khi gặp Ph., mọi niềm đau trong tôi như được san sẻ. Cô ấy đã không từ chối tình cảm của tôi. Cách đây mấy tuần, tôi dẫn Ph. về ra mắt mẹ vợ. Mặc dầu trước đó mẹ vẫn nhắc nhở tôi đi thêm bước nữa, nhưng khl thấy tôi đưa Ph. về, mẹ lại đóng cửa phòng ngồi khóc âm thầm. Tôi biết mẹ chạnh lòng nhớ tới con gái đã qua đời và thương cho thân mình. Buổi trưa hôm đó dù tôi mời thế nào mẹ cũng không ra dùng cơm cùng Ph. Cô con gái đến tuổi thích ô mai của tôi cũng không mặn mà với việc tôi dẫn một phụ nữ xa lạ về nhà.
Sau hôm ấy tôi bỗng thấy giữa Ph. và mình có chút khoảng cách. Có lẽ dù đã chuẩn bị trước tâm lý nhưng Ph. vẫn không khỏi e ngại sau khi đến thăm và hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Phản ứng của mẹ vợ tôi khiến Ph. bị sốc. Cô ấy sợ khi cưới nhau rồi sẽ phải đối diện với những ghẻ lạnh kiểu mẹ chồng nàng dâu. Thực sự tôi cũng cảm thấy rất khó xử. Tôi phải làm sao để không bỏ lỡ hạnh phúc của mình?
Vũ Đức Tùng (Đông Anh, Hà Nội)
Đừng đem quá khứ ra lấp liếm cho hành động tàn nhẫn…
Chị Hồng Yến kể trong nước mắt: “Thấy cảnh con bị chị ta đánh bằng chổi, đũa cả, thậm chí còn đá bằng chân; tôi run lên, nước mắt trào dâng, sự uất hận lên tới tột đỉnh. Tôi định bổ nhào xuống quyết ăn thua với người đàn bà đó, nhưng mọi người can ngăn nên tôi lại thôi. Tôi cố nuốt nước mắt để có video clip làm căn cứ tố cáo hành vi bạo lực của chị ta”.
Cô giáo mầm non khiến dư luận phẫn nộ
UserPostedImage
Cô Hồng Yến, mẹ ruột cháu Tú.
Những ngày vừa qua, câu chuyện một bé trai 5 tuổi bị mẹ kế bạo hành, được chính mẹ ruột sau nhiều ngày bí mật “mai phục”, đã quay lại được việc con bị đánh đập, đem đăng tải lên mạng xã hội khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Đoạn video dài 18 phút là cảnh bé trai bị đánh tới tấp bằng tay, chân, đũa cả (đũa cái), cán chổi…, khiến người xem không khỏi bất mãn.
Cháu bé bị đánh tên là Nguyễn Viết Tuấn Tú (sinh năm 2012), con của anh Nguyễn Viết H. (30 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hồng Yến (27 tuổi). Người phụ nữ đánh đập cháu Tú là mẹ kế của cháu, tên Nguyễn Kim Dung (28 tuổi, lớn hơn chị Yến 1 tuổi). Đáng chú ý hơn, chị Dung là giáo viên trường Mầm non Minh Khai, đóng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Đoạn clip được chị Yến ghi lại từ 2 tháng trước tại dãy nhà trọ làm cho thuê của gia đnh anh H. ở khu Văn Trì 4, phường Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Nhưng tới ngày 15/11, vụ bạo hành này mới được đưa lên trên mạng xã hội.
Sau khi sự việc xảy ra, cháu Tú đã được mẹ ruột là chị Yến đưa tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Thể Thao, cháu Tú nhập viện với lý do bị đánh. Lúc vào viện ngày 18/9/2017, cháu đuợc chẩn đoán là bị nhiều xây xát, bầm tím phần mềm vùng mặt, vai bên trái và lưng, ngực.
Trước đó, năm 2014, do hôn nhân của anh H. và chị Yến tan vỡ. Hai đứa con là Nguyễn An Khánh (con gái, 8 tuổi) và Nguyễn \/iết Tuấn Tú do anh H. nuôi dưỡng. Sau này, anh H. đi bước nữa với chị Nguyễn Kim Dung, người đã qua một lần đò và có một con riêng. Về ở với nhau, hai người sinh thêm được một con chung mới 15 tháng tuổi. Lúc xảy ra vụ việc rùm beng nói trên, vợ chồng anh H -chị Dung đang nuôi 4 đứa con.
UserPostedImage
Cháu Tú, 5 tuổi, con của cô Yến và anh H.
Chị Dung kể rằng do áp lực cuộc sống nên đã có những hành động thiếu suy nghĩ và mục đích đánh cháu Tú chỉ là để “dạy dỗ”.
Chị nói: “Tôi chỉ vì sự ức chế nhất thời nên không kìm hãm được. Nếu tôi không coi cháu Tú là con thì không bao giờ dạy bảo cháu. Đến bây giờ tôi thấy vừa xấu hổ vừa uổng công sức chăm nom cháu bấy lâu nay. Còn mẹ cháu thì có đả động gì đâu. Tất cả những cái này là do sắp đặt, cố gắng để cháu làm cho tôi bực tức đánh cháu rồi mẹ cháu quay video đưa lên Facebook”.
Tung clip nhằm mục đích đòi tiền?
Nói về vụ này, anh Q. (anh rể, chồng của chị ruột anh H., làm nghề sửa chữa xe gắn máy tại khu nhà trọ), cho biết: “Bản thân H. là người hiền lành, chiều chuộng vợ con. H. và Yến quen nhau khi học chung lớp tập võ khi Yến đang là học sinh cấp 3. Năm 2007, sau khi Yến học xong lớp 12 thì họ kết hôn. Lúc bấy giờ H. có nghề làm giò chả gia truyền, cho vợ mang ra đầu ngõ ngồi bán. Ngoài ra H. còn có tới 12 căn phòng trọ và 4 cửa hàng ở ngoài mặt tiền cho thuê, nên thu nhập rất khá. H. rất chiều vợ nhưng Yến hư đốn, bỏ nhà theo một người đàn ông ở huyện Đông Anh. Có lần cô ấy còn theo bạn trai lên tận Hà Giang, H. phải nhờ người trông coi giùm tiệm Internet để lên đó tìm về. Mấy lần như thế H. đều bỏ qua, nhưng Yến vẫn chứng nào tật nấy, ngựa quen đường cũ nên hôn nhân tan vỡ. Cô Dung thì khéo léo, sạch sẽ, nhưng đôi khỉ hơi nóng tính”.
Cũng theo lời anh Q., chồng cũ của chị Dung vốn nghiện ngập, thường hay đánh vợ nên họ ly dị. Chị Dung là giáo viên dạy ở trường mầm non Minh Khai, H. đưa đón con đi học hàng ngày nên quen biết, tìm hiểu rồi kết hôn với nhau. Lúc đầu gia đình anh H. không bằng lòng vì ai cũng có con riêng, sợ cuộc sống “rổ rá cạp lại”, con anh con tôi sinh ra phức tạp, nhưng họ quyết định lấy nhau nên rồi gia đình cũng phải đồng ý. Riêng về cháu Tú, anh Q. nhận xét là cháu rất biếng ăn, mỗi bữa cơm ề à kéo dài tới 2 tiếng đồng hồ. Thêm nữa cháu rất nghịch ngợm, hiếu động nên khó bảo.
UserPostedImage
Trường Mầm non Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Anh Q. nói: “Có thể do cô Dung chịu nhiều áp lực từ công việc cộng với một nách 4 đứa con nên không giữ được bình tĩnh. Trẻ con hư mình có quyền đánh nhưng đánh ở mức độ nào là cả một vấn đề. Sự việc diễn ra cách đây 2 tháng, tưởng mọi chuyện đã xong, ai ngờ giờ lại rùm beng. Cô Yến đòi công bằng cho con cũng đúng. Nhưng thực chất là muốn đòi lại số tiền 90 triệu đồng mà bố mẹ đẻ của cô cho lúc gia đình còn êm ấm. H. đã dùng số tiền đó mở quán cà phê nhưng thua lỗ. Tôi nghĩ, của vợ cũng là của chồng, làm ăn thất bát thì thôi. Vả lại sao cô ấy không đòi từ lâu mà tới tận bây giờ mới lên tiếng”.
Câu chuyện nghe từ phía người mẹ
Hiện tại chị Yến và hai con đang sinh sống trong căn phòng nhỏ 12 mét vuông ở khu Phú Thứ (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Khi phóng viên gõ cửa, chị Yến xuất hiện với đôi mắt sưng đỏ vì khóc quá nhiều.
– Chào chị, nhiều người nói vợ chồng chị ly hôn là do chị theo người đàn ông khác?
– Chị Yến: Có ai bắt được quả tang tôi đi với trai không? H. có nhìn thấy tôi ngủ với trai không? Đó chỉ là mối quan hệ bạn bè thôi.
– Vậy nguyên nhân gì khiến vợ chồng chị chia lìa?
– Anh H. rất tốt nên trước đây gia đình tôi quý mến lắm. Tuy nhiên, anh ấy lại nhu nhược không bảo vệ được tôi. Anh ấy không tôn trọng, bỏ ngoài tai ý kiến của tôi. Ví dụ làm việc gì, anh ấy chỉ nghe lời mẹ và chị gái. Vợ chồng tôi cãi nhau nhiều, sau này có những hiểu lầm không hòa giải được nên dẫn tới ly dị.
– Chị có hay đón con về chơi không?
– Thời gian đầu do bận công việc nên cuối tuần tôi mới đón con. Nhưng sau không hiểu vì lý do gì anh H. có nhiều hành động nhằm không muốn cho tôi gần con.
– Chị và chị Dung vợ mới của anh H. đã lần nào ngồi trao đổi với nhau về vấn đề nuôi dạy con chưa?
– Dù anh H. lấy vợ mới, tôi vẫn muốn chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp vì còn con cái. Nhưng không phải mọi thứ lúc nào cũng được như ý muốn của mình. Sau khi chuyện xảy ra, H. và Dung đã xuống nhà xin lỗi, chúng tôi có ngồi nói chuyện với nhau. Chị Dung nói nếu tôi muốn nuôi cả hai đứa thì sẽ đồng ý.
 – Chị Dung phân bua đánh cháu là vi coi cháu như con, chị nghĩ sao?
– (\/ừa gạt nước mắt vừa nói) Nếu chị Dung coi cháu Tú như con thì không bao giờ đánh như thế. Con tôi hư, chị ấy được quyền dạy dỗ, được quyền đánh. Đến như tôi nhiều lúc bực mình còn đánh cháu. Nhưng tôi không thể chấp nhận được việc chị ấy thụi tay vào đầu cháu như thế. Vết thương trên da thịt có thể sớm lành nhưng tâm lý của con trẻ sau này sẽ ra sao? Lúc mới đón cháu Tú về, cháu còn sợ hãi không dám ngồi gần mâm cơm. Tôi phải mất bao lâu khuyên giải cháu mới chịu đến gần. Đêm đến cháu cứ mở mắt thao láo, không chịu ngủ khiến tôi sợ lắm.
– Điều gì khiến chị xin nghỉ phép để đến khu nhà trọ của chồng cũ quay clip?
– Tôi nhớ con nhưng không được gặp nên tìm đến trường cháu học. Lúc ấy thấy tay con bầm tím, tôi gặng hỏi: “Có phải mẹ Dung đánh con không?” thì cháu khóc và gật đầu. Một lần, tôi đang đi làm thì nhận được điện thoại của anh H. nói: “Về mà đón con mày”. Khi tôi tới, cháu Tú xách ba-lô đồng ý về ở với mẹ. Ra đến cổng cháu nói: “Mẹ ơi, lúc nãy dì Dung cho con ăn cơm với trứng nhưng dì lấy chân đá vào mặt con, chảy máu mũi”. Tôi nhắn tin hỏi H. thì anh ấy bảo con nói điêu. Sau đó, thấy cháu An Khánh cũng có những vết bầm tím trên người, tôi mới quyết định đưa cháu Tú quay trở lại nhà chồng cũ xem thực hư thế nào. Đoạn clip được tôi quay liên tiếp trong 3 ngày 16, 17, 18/9. Tôi ngồi trên tường của một căn phòng kín, cầm lăm lăm chiếc điện thoại di động trong tay, thấy cảnh con bị đánh đập mà nước mắt trào dâng, sự uất hận lên tới tột đỉnh. Tôi định bổ nhào xuống ăn thua với người đàn bà đó nhưng mọi người can ngăn nên lại thôi. Nếu tôi không có bằng chứng tố cáo chị ta thì con tôi còn phải chịu nhiều đau khổ nữa.
– Tạí sao 2 tháng trước chị không tung đoạn clip đó lên Facebook mà lại để đến bây giờ?
– Lúc ấy phía công an khuyên tôi không nên đưa lên mạng vì sợ ảnh hưởng đến nhiều người khác. Dựa vào kết quả giám định thương tích, phía công an nói không đủ 11% nên cô Dung chỉ bị xử phạt hành chính, vẫn đi dạy bình thường. Tôi thấy như vậy không thỏa đáng nên mới cầu cứu với dư luận bằng cách đưa lên mạng.
– Người ta nói mục đích của chị tung clip này là để đòi tiền?
– Bố mẹ tôi cho tôi 100 triệu đồng tiền bán đất để nuôi con (tương đương với khoảng 4.500 đôla Mỹ theo giá hiện nay.- ĐD). Nhưng anh H. cầm số tiền ấy đi đầu tư gì đó tôi không rõ. Bây giờ các cháu về ở với tôi, tôi phải đòi lại để nuôi con chứ. Không phải đến tận bây giờ tôi mới đòi mà đòi từ lúc ly dị và anh H. hứa mỗi tháng sẽ trả 10 triệu đồng. Nhưng đã 4 năm rồi tôi chưa nhận được tiền. Nhiều người độc miệng nói tôi hám lợi, đăng clip để tống tiền, tuy nhiên các con tôi quan trọng hơn tất cả. Mấy ngày nay khi sự việc được đăng tải, có không ít người lên tiếng trách tôi. Tôi biết mình cũng có cái sai nhưng đó là câu chuyện của quá khứ. Đừng lôi quá khứ của tôi ra để lấp liếm cho hành động bạo hành trẻ con một cách tàn nhẫn.
UserPostedImage
Cô Kim Dung, GV trường Mầm non Minh Khai.
Kết quả cuối cùng
 Ở trong nước, khi bảo mẫu (người coi sóc trẻ nhỏ, tức baby-sitter), cô dạy mẫu giáo, giáo viên hay người làm công… đánh trẻ sẽ bị đuổi việc, nếu nặng thì bị truy tố ra tòa. Trường hợp cô Nguyễn Kim Dung, đúng là cô có đánh cháu Tú thật nhưng Phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm xét thấy có nhiều nguyên nhân: Với người chồng hiền lành, cần mẫn làm ăn như anh H., việc ly hôn do chính cô Yến gây ra, dẫn đến chuyện anh H. lập gia đình mới và các con anh gặp hoàn cảnh mẹ ghẻ con chồng. Tuy nhiên, cô Dung chỉ đánh cháu Tú do cháu quá nghịch ngợm, khó bảo chứ cô rất ít khi đánh cháu An Khánh mặc dù cháu mới 8 tuổi, chỉ hơn em trai 3 tuổi. Ở trong trường, tất cả các bạn đồng nghiệp đều nhận xét cô Dung là người hiền hòa, có hiểu biết và rất yêu trẻ, hay giúp đỡ trẻ mặc dầu hơi nóng tính. Cùng lúc, cô vừa dạy học, vừa lo chợ búa, cơm nước, quán xuyến công việc gia đình, vừa phải trông nom, chăm sóc 4 đứa trẻ mà đứa nhỏ nhất mới 15 tháng tuổi. Gặp trường hợp ấy thì ai cũng phát điên lên được chứ không riêng gì cô Dung. Do đó, Phòng Giáo dục huyện chiếu cố, không cách chức cô mà chỉ đưa cô xuống làm các công việc phụ thuộc trong trường nhưng vẫn được hưởng lương giáo viên như khi dạy học. Kể ra Phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm xử sự như vậy cũng có tình có lý.

Đoàn Dự


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.179 giây.