logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/12/2017 lúc 11:27:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chị Hoan Huỳnh (trái), chụp với con gái Kimberly Zien Huỳnh. (Hình: Hoan Huỳnh cung cấp)
WESTMINSTER, California (NV) – Một người con gái chào đời cách đây hơn 48 năm, chỉ biết cha mình qua một tấm hình, một cái tên và đôi dòng kể của mẹ về lý do vì sao mẹ cắt đứt liên lạc với cha, bồng con bỏ xứ ra đi, ngay khi chị vừa hiện hữu trên thế gian này.
Rồi người mẹ cũng qua đời. Những gì liên quan đến người cha vẫn là một dấu hỏi hoang mang trong lòng người con gái.
Cho đến ngày cận cuối Tháng Mười Một, 2017, một run rủi vô hình khiến người con chợt nhận ra rằng người mẹ đã từng ở một nơi cụ thể tại Đà Nẵng, qua tấm giấy khai sinh của người anh cùng mẹ khác cha để lại.
Chỉ chừng ấy chi tiết được thêm vào, cùng những điều kỳ diệu của cuộc sống, chỉ hai ngày sau, người con gái ấy đã biết cha mình ở đâu ngay trên đất Mỹ, nhờ những người quen và chưa quen từ Facebook.
“Mấy chục năm nay tôi cứ hay suy nghĩ không biết cha mình đang ở đâu, còn hay mất, mất ở chiến trường hay trong các trại tù cải tạo, cho nên khi nhận được tin thật sự tôi rất xúc động, nhiều cảm xúc lắm.”
Chị Hoan Huỳnh, người con gái chưa từng một lần được nhìn thấy cha bằng da bằng thịt, hiện sống ở Vancourver, thuộc tiểu bang Washington, kể với Người Việt bằng tiếng cười nghẹn trong nước mắt.
Bắt đầu từ Facebook
Năm 2012, khi nhận thấy sự phát triển rầm rộ của Facebook trong việc kết nối con người từ khắp nơi trên thế giới, chị Hoan cũng mở một “account facebook” và để lên đó tấm hình ba mẹ chị chụp chung với nhau tại Đà Nẵng với niềm tin “thế nào cũng có người nhận ra cha của mình liền.”
Thế nhưng…
“Thật sự là không có ai nhận ra hết, vì có lẽ mọi người đâu biết mình là ai. Người ta thấy tên quen, thấy người quen thì mới vào coi, còn mình đâu có quen ai nên người ta cũng đâu vào Facebook mình coi làm gì,” chị Hoan nhớ lại.
Thoảng có ai hỏi “Hình đó là ai vậy?” thì chị mới nói “Ba tôi đó, từ khi chào đời tới giờ tôi chưa một lần gặp mặt. Tôi để tấm hình này lên hy vọng có ai biết ba tôi.”
Mọi việc cứ chìm vào thinh không cho đến khi tình cờ một người em họ bên chồng của chị Hoan tình cờ nhìn thấy tấm hình.
“Cách đây vài tháng, tôi lấy tấm hình từ facebook của chị Hoan đăng lên các diễn đàn của người Đà Nẵng trong nước với hy vọng có ai biết người đàn ông trong ảnh. Nhưng không có tin phản hồi nào hết,” cô TP. Nguyễn, người em họ sống cùng nhà với chị Hoan tại Vancourver, bắt đầu câu chuyện với phóng viên Người Việt.
TP cho biết thêm, “Chị Hoan sau khi được sinh tại Đà Nẵng thì mẹ bồng về Sài Gòn, sống ở khu Quận 5. Mẹ chị ấy gốc người Hoa nên tiếng Việt chị ấy không giỏi, cũng không có nhiều bạn bè người Việt. Chị sang Mỹ năm 1984 cùng mẹ và người anh trai, là con lai Mỹ.”
Khi những Facebooker “ra tay”
TP nhớ lại, “Một hôm tự nhiên chị Hoan nói là chị có giữ tờ khai sanh của người anh cùng mẹ khác cha. Trên tấm giấy khai sinh này có ghi nơi sanh và nơi ở của mẹ chị Hoan ở thời điểm 1968, năm mẹ chị ấy sanh người anh trai của chỉ.”
Từ những thông tin mới này, cùng với lời khuyên của một số người bạn trên Facebook, TP. đã đăng một ‘status’ lên trang nhà của mình, đồng thời đăng luôn vào trang Kết Nối Việt, nơi được biết là có rất nhiều người Việt sống ở hải ngoại tham gia làm thành viên, với nội dung đi theo tấm hình như sau:
“Người đàn ông trong ảnh tên Lê Đình Dư, người phụ nữ trong ảnh là bà Sẽ Mỹ Hồng. Tấm ảnh được chụp vào khoảng năm 1968, 1969 tại Đà Nẵng. Ông Dư khi đó đang là quân nhân bộ binh. Bà Hồng là mậu dịch viên bán hàng cho lính. Hai người có phát sinh tình cảm, tháng 9 năm 1969 bà Hồng sinh một người con gái. Cũng lúc đó bà Hồng biết được người vợ chính thức của ông Dư – là một luật sư cũng sinh một người con gái cùng ngày tháng và nơi sinh với mình.
Sau khi sinh con, bà Hồng mang con trở lại Sài Gòn và cắt đứt mọi liên lạc với ông Dư từ thời điểm đó. Hiện nay, người con gái (sinh năm 1969) năm xưa muốn tìm lại thông tin về ba ruột của mình.
Năm 1968 có thể bà Hồng đã sinh sống tại cư xá Đoàn Kết thuộc xã Hòa Thuận, Đà Nẵng.
Do bà Hồng đã không còn, nên chị ấy cũng không thể tìm hiểu thêm bất kỳ thông tin nào ngoài những điều đã kể trên.
Hy vọng các cô bác anh chị trong nhóm nếu biết thông tin hay có chút manh mối nào hãy giúp chị ấy.”
Status được đăng vào ngày 29 Tháng Mười Một, 2017.
Nhiều người quen từ Facebook của TP, của Kết Nối Việt đã vào xem và góp ý kiến cũng như tiếp tục “share” để giúp thêm cho việc tìm kiếm. Trong số này có một người tên Tiffany Đào, hiện sống ở Houston, Texas.
Nói chuyện với Người Việt qua điện thoại, chị Tiffany kể, “Mình được tham gia vào trang Kết Nối Việt trên Facebook, nhưng thỉnh thoảng mới vô coi vì mọi người đều viết tiếng Việt, mà mình đọc tiếng Việt thì dở. Nhưng tình cờ hôm đó vô đọc được status của TP. Câu chuyện buồn đó chạm đến trái tim tôi.”
UserPostedImage
Tấm hình cha và mẹ của chị Hoan Huỳnh cách đây hơn 48 năm. (Hình: Hoan Huỳnh cung cấp)
Người ta vẫn nói cuộc đời luôn có những cơ duyên rất lạ lùng. Trong câu chuyện này cũng vậy.
“Điều quan trọng khiến tôi chú ý đến chuyện này là khi đọc thấy chi tiết Hoan sanh vào Tháng 9, năm 1969. Tôi cũng là người sanh cùng tháng cùng năm đó. Thế là tôi muốn thử tìm kiếm xem sao. Tôi thích những gì có tính thử thách như vậy,” Tiffany cho biết.
Háo hức tìm, nhưng khi Google tên của người đàn ông đó theo cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều không có.
“Nhưng, thiệt tình là tìm người sống khó hơn tìm người chết. Thấy tuổi của người đàn ông đó cũng cao nên tôi vào tìm trong những cáo phó, phân ưu từ những nhà quàn, nghĩa trang, trong đó lại thường có hình nữa,” Tiffany tiếp tục.
Quả đúng như chị nghĩ, chị đã tìm ra được người đàn ông có tên trùng với tên ba của chị Hoan, đồng thời có luôn cả hình ảnh từ trong một website của nhà tang lễ ở San Diego và trên một trang Phân ưu của một tờ báo Việt Ngữ tại Nam California Người được xem là ba của chị Hoan đã qua đời vào năm 2016!
Sau khi “ngắm nghía” những bức hình, Tiffany tin rằng đó là một người. Thế là chị đưa thông tin đó lên cho những người đang theo dõi tin tức câu chuyện biết.
TP nhớ lại, “Tôi nhớ hoài hôm đó, khi chị Lâm Nguyễn trên Facebook gọi nói vào xem chị Tiffany để link hình giống ba chị Hoan lắm. Nghe mà tay chân run hết luôn.”
Theo lời TP, trong khi chờ chị Hoan đi làm về, cô đã cùng Lâm Nguyễn, Tiffany cùng nhiều anh chị trong nhóm ngồi xem từng tấm hình một từ số 60 tấm hình có ở nhà quàn, để rồi đi đến kết luận “giống hơn 90%.”
Đồng thời, cũng bằng kinh nghiệm của mình, “nhà thám tử” Tiffany lại tìm luôn ra được facebook cũng như số điện thoại của những người con của ông Dư.
“Tôi để lại tin nhắn trên Facebook cho những người con của bác Dư biết là có một người con gái đang muốn tìm lại người cha của mình,” Tiffany kể.
TP nhớ lại, “Một tiếng chờ chị Hoan đi làm về để thông báo tin thật là dài. Đến khi vừa thấy xe chị ấy về đến là cả tôi và con tôi đều lao ra để báo tin.”
Tin vui khi có thông tin về một người giống với ba chị Hoan, đi kèm với tin buồn rằng người đàn ông ấy đã không còn khiến chị Hoan bật khóc.
Chị Hoan cùng TP ngồi xuống xem lại từng tấm hình theo link của chị Tiffany gửi.
”’Chị chắc chắn là ba chị đó.’ Chị Hoan khẳng định như vậy với tôi sau khi xem xong những tấm hình,” TP nói.
Đó là kết quả của ngày cuối Tháng Mười Một, 2017, tức chỉ một ngày sau khi tin tức được truyền đi trên Facebook.
“Rất yêu Bố nên chị yêu luôn tất cả những gì thuộc về Bố!”
Ngày đầu Tháng Mười Hai, hai chị em Hoan và TP hồi hộp chờ đợi những dòng hồi âm từ Tiffany.
Và rồi không thể chờ đợi tiếp nữa, 10 giờ sáng, Hoan tự mình vào Facebook của một trong những người con của ông Dư để gửi tấm hình ba mẹ chị chụp chung cùng dòng tin nhắn kèm, “Chào chị, tôi tên Hoan. Chị cho tôi hỏi chị có nhận ra người đàn ông trong bức ảnh này không?”
Tin nhắn gửi đi, và hai chị em lại ngồi chờ đợi với bao nỗi hoang mang vì từ những gì họ biết thì những người con ông Dư đều là những người thành đạt, vậy liệu “không biết họ có nghĩ mình giả mạo muốn làm chuyện gì xấu không, họ có chấp nhận chuyện người cha đáng kính của họ có người con rơi sẽ làm sợ ảnh hưởng thanh danh uy tín gia tộc họ không…”
Đến 6 giờ chiều, tín hiệu từ Facebook cho biết người kia đã đọc tin nhắn.
“Thấy bên kia có tín hiệu đang viết rồi xóa đi. Bên này hai chị em căng như dây đàn. Khoảng 5 phút sau chị M.K gởi tin hỏi ‘Anh là ai? sao có hình ba tôi vậy? Hình đẹp quá’”
Vì tiếng Việt của Hoan không giỏi, TP đã thay chị nhắn tin bằng tiếng Việt cho người phụ nữ phía bên kia, kể lại ngọn ngành câu chuyện, lý do vì sao có tấm hình, Hoan là ai, mục đích tìm kiếm là gì…
“Sau khi tôi nhắn tin xong, và biết là chị MK đang chăm chú đọc từng dòng một, thì có một khoảng im lặng khoảng một phút. Sau đó, chị MK đã viết như vầy: ‘Rất yêu Bố nên chị yêu luôn tất cả những gì thuộc về Bố!’ Câu nói ngắn gọn vậy thôi mà nó chứa đầy đủ tất cả. Hai chị em bật khóc vì quá sung sướng!” TP kể lại.
Bằng giọng xúc động, chị Hoan nói với Người Việt, “Tôi sẽ nhớ hoài câu nói đó. Khi tôi nói tôi có nguyện vọng muốn được đến viếng mộ ba, chị MK nói ‘chị rất sẵn lòng. Chị tiếc cho em vì em đã không tìm được ba khi ba còn sống. Bất cứ lúc nào em cũng có thể đến với ba mà.’”
“Cách cư xử của chị MK hay quá. Chị ấy đã chứng tỏ được mình là một người rất văn minh,” TP và Hoan nhận xét.
Qua điện thoại, chị Hoan nói bằng giọng nghẹn ngào vì xúc động, “Mấy chục năm nay tôi cứ hay suy nghĩ không biết cha mình còn hay mất, mất ở chiến trường hay trong các trại tù cải tạo hay chết ở Việt Nam. Cho nên khi nhận được tin thật sự tôi rất xúc động, nhiều cảm xúc lắm, lẫn lộn giữa niềm vui và sự mất mát khi mình đã không thể kiếm được cha sớm hơn một chút. Nhưng khi biết ba mất ở Mỹ tôi cũng an lòng.”
“Giờ tôi rất nôn nóng muốn được đi đến nơi mộ ba, dù tôi chưa bao giờ có cơ hội được nói chuyện tiếp xúc với ba nhưng tôi muốn đến nơi có ba đang nằm,” chị Hoan nói.
Cũng theo chị Hoan, “Câu chuyện này rất vui với tôi. Từ câu chuyện này, tôi thấy khi mình có sự kết nối, gắn bó với mọi người thì những gì mình tìm kiếm sẽ có kết quả. Tôi nghĩ những ai đang muốn tìm cha tìm mẹ tìm người thân, hãy cứ tiếp tục hy vọng vì sự kết nối của người Việt mình rất rộng lớn khắp nơi trên thế giới, chuyện gì cũng có thể tìm được.”
“Tôi muốn gửi lời cám ơn đến tất cả những bạn bè trên Facebook đã giúp tôi có được cơ hội này, đặc biệt là chị Tiffany và Lâm Nguyễn,” chị Hoan nói trong giọng chứa đầy niềm vui lẫn sự xúc động.

Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.152 giây.