Có thể bạn không còn thấy hứng thú với nghề đang làm. Có lẽ bạn thấy một nghề khác thích thú hơn. Hay có lẽ công ty của bạn thu nhỏ lại. Đây chỉ là vài lý do trong nhiều lý do để nhiều người tìm cách đổi nghề.
Bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp? Hãy cứ từ từ và đoan chắc bạn thật sự muốn đổi nghề. Nếu vậy hãy dùng kế hoạch 10 bước sau đây, và bạn có được một thế đứng vững vàng để thành công trong chuyện thay đổi nghề. Cuối cùng, hãy nhớ rằng thay đổi nghề nghiệp là một tiến trình tự nhiên trong đời sống; hầu hết các nghiên cứu cho thấy một người trung bình sẽ thay đổi nghề nghiệp nhiều lần trong đời.
Bước 1: Đánh giá những thứ mình thích và không thích
Nhiều người đổi nghề bởi vì họ không thích công việc, người xếp, hay công ty. Vì vậy, xác định những điều không thích thường là dễ dàng hơn ở bước này; tuy nhiên, bạn không biết thay đổi nghề nghiệp theo hướng nào trừ phi bạn xem xét lại những thứ mình thích.
Những thứ bạn thật sự cảm thấy thích thú khi bạn làm việc, khi bạn ở nhà - trong khi rảnh rỗi là gì. Cái gì làm cho bạn hứng khởi và tăng thêm sinh lực? Đam mê của bạn là gì?
Nếu bạn không chắc, hãy xem xét chọn một trong những đánh giá về nghề nghiệp này. Điều quan trọng là bỏ thêm thời gian khám phá lại mình - và dùng sự tự đánh giá để hướng dẫn việc tìm kiếm nghề nghiệp mới cho bạn.
Bước 2: Nghiên cứu những nghề mới
Một khi bạn đã khám phá (hay khám phá lại) đam mê của mình, hãy bỏ thời gian nghiên cứu các loại nghề bạn đam mê. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy có hơi không chắc, không an ổn – đấy là chuyện tự nhiên trong quá trình thay đổi nghề. Bạn nghiên cứu nhiều hay ít cũng phần nào lệ thuộc vào việc bạn muốn thay đổi nhiều hay ít. Ví dụ, chuyển từ một thầy giáo sang một huấn luyện viên; từ một y tá sang một người thiết kế Web.
Bước 3: Kỹ năng có thể chuyển đổi được sang nghề mới
Sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm hiện có để làm đòn bẩy cho nghề nghiệp mới của mình. Có nhiều kỹ năng (chẳng hạn giao tiếp, lãnh đạo, hoạch định, và các kỹ năng khác) có thể chuyển sang nghề mới được và ứng dụng được cho những gì bạn muốn làm trong nghề nghiệp mới. Bạn có thể ngạc nhiên nhận thấy rằng bạn đã có một mớ kinh nghiệm vững chắc cho nghề mới.
Bước 4: Rèn luyện và học tập
Bạn có thể thấy cần phải nâng cao khả năng và kiến thức. Hãy từ tốn. Nếu kỹ năng bạn cần học là kỹ năng bạn có thể dùng trong công việc hiện tại, hãy liệu xem người chủ có bằng lòng trả cho chi phí này không. Và hãy bắt đầu từ từ. Chọn một hay 2 lớp để biết chắc bạn thật sự thích thú với lãnh vực đó. Nếu bạn muốn học để lấy bằng cấp hay chứng chỉ, bạn phải kiểm tra lại tiêu chuẩn được công nhận của trường, và tìm hiểu thông tin về thành công của trường này.
Bước 5: Phát triển quan hệ, trao đổi thông tin
Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công cho việc đổi nghề là khả năng quan hệ, trao đổi thông tin. Những người trong vòng quan hệ của bạn có thể cung cấp cho bạn những chỉ dẫn, khuyên bảo và thông tin về một công ty hay ngành nghề nào đó, và giới thiệu bạn cho những người khác để bạn có thể mở rộng quan hệ của mình. Ngay cả nếu bạn không nghĩ rằng bạn đã có được một mối quan hệ, có lẽ bạn có đấy - đồng nghiệp, bạn bè, và những người trong gia đình. Bạn có thể mở rộng quan hệ qua việc tham gia các tổ chức nghề nghiệp thuộc lãnh vực mới của mình và tiếp xúc với các bạn học cũ trong trường đại học đang làm việc trong lãnh vực bạn muốn làm. Một công cụ quan trọng của quan hệ là phỏng vấn để tìm kiếm thông tin.
Bước 6: Thu thập kinh nghiệm
Nên nhớ bạn đang khởi sự nghề nghiệp mình lại từ ô số 1. Kiếm một việc làm bán thời gian hay tình nguyện trong lãnh vực nghề nghiệp mới không chỉ củng cố quyết định của mình, nhưng còn mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm cần có trong nghề nghiệp mới. Có thể bạn cũng muốn thử sức trong lãnh vực mới. Hãy làm vào cuối tuần, ban đêm, bất cứ lúc nào để thu thập kinh nghiệm.
Bước 7: Hãy tìm một người cố vấn
Thay đổi nghề là một quyết định quan trọng trong đời. Có thể nhiều khi làm bạn thất vọng. Hãy tìm một người cố vấn có thể giúp bạn vượt qua được những lúc khó khăn. Người cố vấn cũng có thể giúp bạn bằng cách lợi dụng mối quan hệ của mình. Người cố vấn không cần là một người có vị trí cao, mặc dầu người cố vấn càng có quyền lực, bạn càng có cơ may thành công trong việc tận dụng quyền lực đó.
Bước 8: Thay đổi ở bên trong hay bên ngoài
Nhiều người thay đổi nghề nghiệp, nhưng không bao giờ thay đổi người chủ . Chỉ những người chủ rất cấp tiến mới nhận ra rằng một khi các nhân viên mình cảm thấy hạnh phúc mới có thể cảm thấy hạnh phúc và làm việc có năng suất trở lại - trong một khả năng khác. Rất có thể bạn cần đổi chủ để thay đổi nghề, nhưng đừng bỏ qua không chú ý đến người chủ hiện tại. Hãy nhớ không nên hỏi han về chuyện đổi công việc cho đến khi bạn sẵn sàng để thay đổi công việc.
Bước 9: Những điều cơ bản để tìm việc
Nếu bạn phải mất khá nhiều thời gian kể từ khi phải vận dụng những “công cụ” và kỹ năng tìm việc, giờ đây là lúc bạn cần một khóa học mới mẻ hơn. Hãy bỏ thời tìm nguồn hướng dẫn thông tin.
- chỉ dẫn tìm kiếm các công ty nghiên cứu
- nguồn chỉ dẫn viết resume
- nguồn thông tin về cover letter (thư kèm theo thông tin giải thích)
- nguồn thông tin về phỏng vấn
- nguồn chỉ dẫn về cách thương lượng lương bổng
Bước 10: Hãy nên uyển chuyển
Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu tích cực, nhưng phải tiên liệu những trở ngại và thay đổi. Ngoài những nghề hoàn toàn mới mẻ, bạn có thể nghĩ tới một vị trí tương tự có thể dùng làm “bệ phóng” cho một thay đổi nghề nghiệp lớn hơn.
Theo Viendongdaily