logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/12/2017 lúc 08:07:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nếu thức ăn là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể thì dược phẩm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh của cơ thể.
Cơ thể cần được cung ứng cả hai nhu cầu này, nhưng nếu việc sử dụng không đúng cách sẽ có thể gây ra những hậu quả không tốt. Mối tác dụng qua lại giữa thức ăn và dược phẩm đang được nghiên cứu rộng rãi, vì trong những thập niên vừa qua, sự tiêu thụ dược phẩm tăng và rủi ro do sự sử dụng dược phẩm cũng xảy ra rất nhiều.

Dược phẩm là những chất hóa học hoặc những chất được bào chế từ thảo mộc, được dùng vào mục đích trị bệnh cũng như để phòng ngừa một số bệnh.
Dược phẩm được đưa vào cơ thể sẽ trải qua ba giai đoạn: Hòa tan trong bộ máy tiêu hóa; được hấp thụ vào máu, chuyển đến các tế bào; gây tác dụng mong muốn về trị bệnh.
Dược phẩm được phân phối nhiều nhất vào các cơ quan như tim, gan, thận, não bộ; một phần ít hơn vào thịt, da, mỡ.
Dược phẩm có thể làm tăng hoặc giảm sự dinh dưỡng. Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh có thể làm giảm hoặc tăng công dụng hay độc tính của dược phẩm.
Thức ăn có thể làm chậm hoặc gây khó khăn cho sự hấp thụ dược phẩm, làm sự chuyển hóa dược phẩm nhanh hoặc chậm hơn và đôi khi có thể ngăn chặn tác dụng của dược phẩm.
Ngược lại, dược phẩm có thể làm giảm khẩu vị, làm thực phẩm trở nên khó tiêu, khó hấp thụ hoặc làm thất thoát sinh tố, muối khoáng qua sự bài tiết nước tiểu. Hậu quả là tình trạng suy dinh dưỡng của cơ thể.
1-Ảnh hưởng đến sự ăn uống
Một số dược phẩm có tác dụng làm giảm khẩu vị, làm mất đi sự ngon miệng và có thể đưa tới suy dinh dưỡng.
a-Các dược phẩm sau đây đã được biết là làm giảm sự ngon miệng:
-Sulfasalazine (Salazoprin) trị bệnh thấp khớp.
-Colchicine chữa thống phong.
-Chlorpropamide (Diabenese) chữa tiểu đường.
-Thuốc hạ huyết áp Furosemide, Hydralazine, Hydrochlorothiazide.
-Thuốc trị suy tim Digitalis.
-Thuốc an thần Temazepam.
-Thuốc trị kinh phong Tegretol (Carbamazepine).
Đặc biệt là các hóa chất trị ung thư làm cho người bệnh buồn nôn, giảm vị giác, thấy thức ăn không còn hấp dẫn.
b-Các thuốc làm giảm hoặc thay đổi vị giác thì rất nhiều. Sau đây là một số thông dụng nhất:
-Thuốc an thần Meprobamate, Triazolam (Halcion).
-Thuốc ngủ Dalmane.
-Thuốc chống trầm cảm Lithium.
-Thuốc trị kinh phong Phenytoin.
-Thuốc kháng nấm Griseofulvin…
c-Thuốc làm tăng sự thèm ăn như Cyproheptadine (Periactin) giúp ăn ngon hơn và tăng cân.
d-Ngược lại, thuốc Amphetamine lại làm giảm sự thèm ăn, nên được dùng để người mập muốn giảm ký.
Các thuốc vừa kể đều có tác dụng phụ nguy hiểm nên cần được dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
2-Ảnh hưởng vào sự hấp thụ thực phẩm
Hầu hết sự hấp thụ dược phẩm và thức ăn đều diễn ra ở ruột non. Do đó, một số dược phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thụ của màng niêm ruột và bao tử, giảm thời gian thực phẩm ở lại trong ruột.
-Lấy một thí dụ là loại dầu khoáng chất (mineral oil) được dùng làm thuốc nhuận tràng, được bán tự do không cần toa bác sĩ và nhiều người rất thường dùng để thông đại tiện.
Sau khi uống, thuốc này hòa lẫn với thực phẩm đã được tiêu hóa, xuống bao tử và ruột, làm lòng ruột trơn nhờn. Một số sinh tố hòa tan trong chất béo như A, D, E, K sẽ hòa hợp vào dầu thuốc, thoát ra khỏi ruột và không được hấp thụ. Hậu quả là cơ thể sẽ thiếu sinh tố nếu ta dùng dầu xổ này quá thường xuyên.
-Một số dược phẩm làm giảm tác dụng của một vài men tiêu hóa, do đó làm giảm sự hấp thụ thực phẩm. Chẳng hạn như các thuốc hạ cholesterol và kháng sinh neomycin giảm tác dụng của mật, gây khó khăn cho sự tiêu hóa các thức ăn có chất béo. Và khi các chất béo không được hấp thụ, thì các sinh tố hòa tan trong mỡ sẽ mất đi.
-Thuốc Cimetidine (chữa loét bao tử) giảm acid trong bộ máy tiêu hóa, đưa đến giảm hấp thụ sinh tố B12 bằng cách không cho sinh tố này tách rời khỏi thực phẩm.
-Trường hợp thuốc giảm đau aspirin và các dược phẩm có chất chua acid cũng rất đáng lưu ý. Các thuốc này làm hư hao màng niêm bao tử và ruột dẫn đến giảm hấp thụ thực phẩm ở các bộ phận này, nhất là khoáng calci và sắt.
-Thuốc Neomycin làm thay đổi cấu tạo của niêm mạc khiến cho sự hấp thụ chất đạm, béo và các muối natri, kali bị trở ngại. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.
3-Ảnh hưởng tới sự chuyển hóa và thải chất cặn bã
Sau khi hấp thu, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và các phần tử căn bản để cấu tạo tế bào.
Sự chuyển hóa các chất xảy ra khi có sự xúc tác của các diếu tố (enzyme). Với số lượng rất nhỏ, diếu tố có thể thúc đẩy các phản ứng sinh học mà không bị mất đi. Diếu tố được sản xuất từ trong hoặc ngoài tế bào với sự hiện diện của vài phần tử dinh dưỡng như sinh tố.
-Một số dược phẩm chặn sự thành hình của diếu tố bằng cách lấy đi vài vi chất cần thiết cho việc tạo ra diếu tố.
Thuốc methrotrexate chữa ung thư máu, viêm thấp khớp và thuốc pyrimethamine (Daraprim) chữa sốt rét là hai loại thuốc lấy đi folic acid trong DNA của diếu tố khiến men mất tác dụng và bị tiêu hủy.
-Thực phẩm và dược phẩm có thể kết hợp, tạo ra một hợp chất mà cơ thể không dùng được.
Thí dụ khi uống INH để chữa hoặc ngừa bệnh lao, INH sẽ kết hợp với sinh tố B6 (pyridoxine) trong thực phẩm tạo thành một hợp chất mà cơ thể không dùng được. Do đó người dùng thuốc INH cần phải uống bổ sung sinh tố B6.
-Một số dược phẩm làm cho sự chuyển hóa chất dinh dưỡng mất đi một số chất cần thiết cho cơ thể.
Thí dụ khi ta uống các thuốc lợi tiểu tiện thì thuốc cũng làm thất thoát calci, potassium, kẽm theo nước tiểu, làm cho cơ thể bị thiếu những chất này.
Ảnh hưởng của thức ăn đối với dược phẩm
1-Ảnh hưởng vào sự hấp thụ dược phẩm
Hấp thụ dược phẩm là mang thuốc vào mạch máu từ bao tử hoặc ruột, vì đa số thuốc được uống dưới dạng viên hoặc dung dịch.
Sự hấp thụ tùy thuộc kích thước của các hạt thuốc, lý hóa tính của thuốc, dạng thuốc dùng và nồng độ thuốc. Ngoài ra sự hấp thụ cũng chịu ảnh hưởng của độ acid hoặc kiềm (pH) trong môi trường, sự co bóp của ruột, sự hiện diện của thức ăn, khả năng hấp thụ của tế bào ruột và số lượng máu lưu thông ở ruột.
Một số thực phẩm ở trong ruột có thể làm giảm hoặc trì hoãn sự hấp thụ vài loại thuốc. Do đó thuốc không đạt được mức độ tối thiểu trong máu để có hiệu quả. Đôi khi sự hấp thụ chậm cũng làm thời gian tác dụng của thuốc kéo dài lâu hơn.
Chẳng hạn như trường hợp của hầu hết thuốc kháng sinh, khi uống chung với thức ăn thì tốc độ cũng như số lượng thuốc được hấp thụ đều giảm. Vì thế, chỉ nên uống kháng sinh khi bao tử không có thực phẩm, thường là khoảng hai giờ trước hoặc sau khi ăn.
Calci trong thực phẩm ngăn sự hấp thụ thuốc Tetracycline, nên khi uống loại thuốc này thì không được uống sữa có nhiều calci.
Sữa cũng làm độ acid trong bao tử lên cao khiến cho các viên thuốc bọc (enteric coated tablets) tan ra, và kích thích niêm mạc dạ dày do đó mà sự hấp thụ giảm đi rất nhiều.
Thuốc chống động kinh Phenytoin (Dilantin) sẽ giảm mức độ hấp thụ nếu thực phẩm có nhiều chất đạm, vì thuốc này sẽ dính chặt vào chất đạm.
Thuốc nước thường ít bị ảnh hưởng của thực phẩm vì nó không cần hòa tan và có thể chuyển dễ dàng sang máu.
Còn thực phẩm làm tăng sự hấp thụ của thuốc thì phải kể tới trường hợp thuốc Griseofulvin. Thuốc này dùng để chữa các bệnh nhiễm nấm. Khi dùng chung với thức ăn có nhiều mỡ béo, thì sự hấp thụ thuốc tăng lên rất cao. Lý do là chất béo làm gan tăng sản xuất mật. Thuốc hòa tan trong dầu mỡ cũng theo mật để chuyển vào máu nhiều hơn.
Khi ăn no, thuốc nằm lâu trong bao tử, hòa tan nhiều và được hấp thụ nhiều hơn.
2-Làm giảm hiệu lực của dược phẩm
Đối với các loại thuốc cần công hiệu rất mạnh, thì một vài thực phẩm có thể làm giảm công hiệu này và đưa tới hậu quả không tốt cho bệnh nhân.
Chẳng hạn như tác dụng của thuốc chống đông máu Warfarin (Coumadin) luôn luôn tùy thuộc vào sự hiện diện của sinh tố K là chất giúp máu đông đặc.
Hiệu lực thuốc giảm nếu người bệnh ăn thực phẩm có nhiều sinh tố K như gan, rau xanh, và hậu quả là sự đóng cục của máu trở nên trầm trọng hơn.
Ngược lại, khi bệnh đang ổn định với một lượng Coumadin nào đó và bệnh nhân đột nhiên giảm tiêu thụ thực phẩm có sinh tố K thì tác dụng của Coumadin sẽ gia tăng, dẫn đến làm loãng máu.
3-Tăng và giảm độc tính của dược phẩm
Một vài chất dinh dưỡng có thể làm tăng độc tính của thuốc.
Thí dụ thuốc chữa trầm cảm và cao huyết áp MAO (monoamine oxidase). Khi uống thuốc này mà dùng thực phẩm có chứa Tyramin như trong pho mát, sữa chua, chuối, dầu đậu nành, la de, rượu vang đặc biệt là tim động vật, thì huyết áp sẽ vọt lên rất cao.
Ngược lại, một vài chất dinh dưỡng có khả năng làm giảm tác dụng xấu của thuốc. Thí dụ, nếu uống thuốc kháng sinh Nitrofurantoin lúc bụng đói thì thấy ruột cồn cào khó chịu, mà uống chung với một ít sữa hoặc ăn một chút thực phẩm thì tránh được khó chịu này.
4-Tác dụng trên sự chuyển hóa dược phẩm
Chuyển hóa là sự thay đổi tính chất hóa học của thuốc, có thể theo những hướng khác nhau, như để thải ra khỏi cơ thể sau khi thuốc đã được dùng, hay để làm tăng hoặc tạo ra tác dụng của thuốc.
Sự chuyển hóa thuốc tùy thuộc phần lớn vào số lượng các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo và carbohydrat. Đa số phản ứng chuyển hóa thuốc xảy ra ở gan, nhưng cũng có thể ở một số cơ quan khác.
Thuốc thường kết hợp một phần vào các chất dinh dưỡng, nhưng chỉ phần thuốc di chuyển tự do trong máu mới có công dụng trị bệnh. Chẳng hạn khi chất đạm albumin giảm vì suy dinh dưỡng hay suy gan, thuốc không có chỗ bám, sẽ di chuyển tự do nhiều trong máu và dược tính của thuốc gia tăng. Thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm acid béo trong máu gia tăng. Acid béo chiếm hết albumin, thuốc tự do có nhiều và tác dụng thuốc mạnh hơn.
Nói chung, bất cứ chất gì có thể thay đổi tỷ lệ kết hợp giữa thức ăn với dược phẩm đều có thể làm thay đổi dược lực.
Ngoài ra, sự chuyển hóa thuốc cũng tùy thuộc vào tốc độ hấp thụ thuốc ở ruột chuyển sang gan, tùy theo tình trạng tốt xấu của chức năng gan và tùy theo các bệnh của cơ thể cũng như tình trạng dinh dưỡng.
5-Tác dụng trên sự thải trừ của dược phẩm
Thuốc được thải ra khỏi cơ thể theo nhiều đường: qua thận, gan, hệ tiêu hóa và qua sữa mẹ. Các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng trên sự thải trừ này, chẳng hạn như làm thay đổi độ acid của nước tiểu.
Thực phẩm làm nước tiểu tăng độ kiềm sẽ tăng thải thuốc có tính acid như phenobarbital… Thực phẩm làm nước tiểu tăng độ acid sẽ tăng thải thuốc alkaline như amphetamine.
Thực phẩm có nhiều đạm sẽ tăng thải barbiturat, theophylline, phenytoin từ thận. Thực phẩm có nhiều chất xơ tăng thải thuốc hòa tan trong chất béo. Thiếu muối natri tăng tái hấp thụ thuốc lithium, do đó độc tính của thuốc này sẽ gia tăng.
Rượu được xếp vào loại dược phẩm nhưng lại được nhiều người uống như thực phẩm. Khi dùng kéo dài nhiều năm, rượu có thể làm tăng chuyển hóa thuốc, đưa đến giảm tác dụng của thuốc. Ngược lại, khi uống nhiều mà chỉ uống một vài lần thì rượu lại ngăn sự chuyển hóa thuốc, làm thuốc tăng công hiệu.
Giảm sự hấp thụ của thuốc và chất dinh dưỡng
Một đôi khi, tương tác giữa thuốc và chất dinh dưỡng đưa tới suy giảm hấp thụ của cả hai thứ vào máu.
Thí dụ như kháng sinh tetracyclin là loại thuốc rất thường dùng, có thể kết hợp với các khoáng calci, magnesium, sắt trong thực phẩm thành ra hợp chất không hòa tan. Do đó, cả thuốc và các chất khoáng này đều sẽ bị thải ra mà không được hấp thụ. Vì vậy, chỉ nên uống tetracycline khi bụng đói. Để tránh hiện tượng cồn cào trong ruột do thuốc gây ra, có thể uống với một ly nước đầy.
Không nên dùng sữa hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa với tetracyclin, vì calci trong các thực phẩm này và thuốc sẽ kết hợp thành chất không hòa tan. Thuốc trở nên vô dụng.
Một số thuốc và thực phẩm gây tương tác
Sau đây là một số thuốc và dược phẩm thường gây tương tác.
1-Thuốc giảm đau: Nói chung, các thuốc này đều kích thích niêm mạc bao tử, vì vậy không nên dùng chung với rượu hoặc nước trái cây, nhưng có thể ăn một chút thực phẩm. Thuốc giảm đau thường dùng là Aspirin, Ibuprofen, Corticosteroid, Indomethacin.
2-Thuốc chữa cao huyết áp: Nên hạn chế muối để tăng công hiệu của thuốc.
3-Thuốc chống đông máu: Như Warfarin (Coumadin). Khi uống thuốc này không nên dùng nhiều thực phẩm có sinh tố K vì sinh tố này có tác dụng làm máu đông. Sinh tố K có trong rau xanh, khoai tây, lòng đỏ trứng, dầu thảo mộc, súp-lơ, gan động vật…
4-Thuốc lợi tiểu: Như Lasix, Furosemide, Esidrex, Hydrodiuril, các thuốc này làm mất kali nên thường phải dùng thêm chất khoáng này. Kali có nhiều trong chuối, cam…
5-Thuốc chống dị ứng: Như Benadryl, Chlotrimeton, Dimetane. Các thuốc này không dùng chung với rượu, vì cả hai loại đều làm tăng sự ngất ngây, buồn ngủ, chậm phản ứng.
6-Thuốc giãn phế quản: Như theophylline (Theodur), Aminophylline đều không nên dùng chung với thức ăn hoặc thức uống có nhiều caffein, để tránh kích thích thần kinh quá độ.
7-Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin: Như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin G và V… Các thuốc này nếu uống khi ăn no thường kém hiệu quả vì giảm hấp thụ. Thuốc Sulfamid khi dùng chung với rượu gây ra buồn nôn.
8-Thuốc ngủ hoặc thuốc trị bệnh tâm thần: Cá thuốc này đều có tương tác với rượu, gây ngây ngất, buồn ngủ, nên tránh dùng chung. Đặc biệt thuốc trị trầm cảm Monoamine oxidase không được dùng với thực phẩm có tyramin vì huyết áp sẽ tăng rất cao. Thực phẩm có nhiều tyramin là pho mát, súc cù là, gan gà và heo, rượu vang…
9-Thuốc nhuận trường: Các thuốc này có thể mua tự do không cần đơn thuốc của bác sĩ, nhưng nếu dùng thường xuyên có thể làm mất nhiều sinh tố và khoáng chất.
Kết luận: Thức ăn và dược phẩm đều là những nhu cầu cần thiết cho cơ thể, nhưng việc sử dụng không thích hợp có thể dẫn đến những kết quả bất lợi.
Nguy cơ gây tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể, các bệnh mạn tính, chế độ kiêng khem, ăn uống, sự lạm dụng rượu, thuốc hoặc các chất gây nghiện, sử dụng cùng lúc nhiều loại dược phẩm.
Để tránh hậu quả tương tác xấu, người bệnh cần thông hiểu các ưu và nhược điểm của thuốc. Thầy thuốc và nhân viên dược phòng cũng có trách nhiệm nắm vững các vấn đề quan trọng và dành thời gian căn dặn, chỉ dẫn cho bệnh nhân cách dùng thuốc cũng như các thức ăn nên tránh khi dùng thuốc.
Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốc men mới có thể an toàn và đạt được những hiệu quả như mong muốn.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.