logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/01/2018 lúc 11:15:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Nhiều trẻ em không hiểu tử tế (kind) và dễ thương (nice) khác nhau.” Một bản tin ngày cuối năm 2017 nêu lên một nhận xét thật “dễ thương!” Lâu lắm mới được đọc trên báo một câu khiến mình muốn suy nghĩ như vầy!
Bản tin thuật chuyện một chương trình học tử tế (Kindness Curriculum) ở NewYork, huấn luyện cho trẻ nhỏ học “sống tử tế,” kind với mọi người chung quanh. Người ta nhận thấy, “Các bậc cha mẹ và thầy cô giáo thường khuyến khích trẻ trở thành người dễ thương.” Bây giờ, họ muốn trẻ hiểu thêm thế nào là “tử tế.” Họ giải thích rằng tấm lòng tử tế “không thể hiện chỉ qua lời nói mà thể hiện qua chính thái độ và tấm lòng của các em.”

Khi thấy các thầy cô giáo ở nước Mỹ đang cố gắng dạy trẻ sống tử tế, chúng ta phải mừng, dù mình sống ở nước khác. Bất cứ ở đâu, khi mọi người lo giáo dụng cho trẻ em tập sống tử tế, chúng ta đều đáng mừng cả. Cứ tưởng tượng ngày mai mình đi ra ngoài đường, sẽ được gặp thêm một người biết cách sống tử tế, chẳng là một niềm vui hay sao?
Nhưng chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên. Ngạc nhiên, bởi vì những người Việt Nam, nhất là vào tuổi từ 70 đến 80 như ký giả này, vẫn đinh ninh rằng xưa nay trường học là nơi vẫn thường làm công việc đó. Nhà trường là nơi dạy trẻ em sống tử tế, ít nhất từ tiểu học, và cả thời trung học. Khi bắt đầu cắp sách đến trường là chúng ta nghe lời dậy, “Tiên học lễ, hậu học văn.” Mà “Lễ” là gì? Là thái độ, cử chỉ, hành vi làm sao cho thích hợp với khung cảnh, với đời sống của mọi người ở chung quanh mình. Học sinh học “cách ăn ở, cách cư xử” trước khi học đọc, học viết, tính toán, học kiến thức, học văn chương, vân vân.
Nhiều người coi thường nền giáo dục cổ truyền ở nước ta, trước năm 1975, vì sống trong bầu không khí đó quen rồi. Quen quá, cho là dĩ nhiên nó như thế, không cần nhìn ra những ưu điểm nữa, chỉ cần chú trọng đến những khuyết điểm để cải thiện, làm cho hay hơn.
Bây giờ, nghe chuyện bên nước Mỹ người ta có nhu cầu lập ra cả một “chương trình đào tạo tử tế” do một Center for Healthy Mind” (Trung Tâm Tinh Thần Lành Mạnh) soạn ra; thì chúng ta mới nghĩ ra rằng hồi nhỏ mình thật may mắn! Mình đã được tập sống tử tế từ tấm bé! Mỗi trường học nước mình hồi đó là một Center for Healthy Mind! Tiên học Lễ, nghĩa là tập nói những lời tử tế, y phục, thái độ, cử chỉ, phải tử tế, và tập những cách cư xử tử tế với các thầy, cô giáo, với các bạn học, và với tất cả mọi người khi đi ra ngoài đường.
Ở một số nước Á Đông, hiện nay người ta vẫn giữ truyền thống đó, như Đài Loan và Nhật Bản, trẻ em ngay từ lúc mới đi học đã được tập lối sống tử tế như vậy. Cho nên mới có cảnh một em bé người Nhật (mất cả cha lẫn mẹ sau trận sóng thần) đã từ chối không nhận thức ăn người ta đưa cho, vì em muốn chờ tới khi những người đứng xếp hàng trước mình được lãnh phần của họ. Một thói quen như thế nếu không tập từ tấm bé thì lớn lên cũng khó huấn luyện.
Mà tựu chung, những thói quen sống tử tế mà chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy từ lúc có trí khôn, chúng chia nhau một nền tảng. Đó là tấm lòng chú ý, quan tâm đến người khác. Khi thực chú ý giúp những người ở chung quanh mình có được đời sống an vui, mình sẽ sống tử tế.
Chẳng hạn, phải công nhận thế giới này không phải của riêng mình, hoặc chỉ dành cho một mình mình hưởng! Chúng ta chia sẻ thế giới với bao người khác. Thứ nhì phải ý thức rằng mỗi hành vi, cử chỉ, lời nói của mình đều ảnh hưởng đến người chung quanh, và ngược lại họ cũng ảnh hưởng trên hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau của mình.
Tóm lại, phải chú ý, quan tâm đến người chung quanh.
Lối giáo dục đề cao tập thể ở các nước Á Đông chú trọng đến mối quan tâm đó. Khi được đem áp dụng hàng ngàn năm, trở thành cực đoan, thủ cựu thì nó sinh hậu quả xấu, người ta nhân danh đám đông để trấn áp con người, không có cơ hội phát triển cá tính.
Ngược lại, ở Tây phương như bên Mỹ chẳng hạn, người ta chủ trương phát huy quyền tự do của mỗi cá nhân. Họ có thể nghĩ không cần lo dạy trẻ tập cách đối đãi với nhau, vì trong tập thể tất cả có thể được luật pháp quy định.
Trong những ngày cuối năm qua, cũng ở New York có một cảnh ngộ khiến chúng ta thấy có lẽ giáo dục lối sống tử tế là cần thiết. Bà Souad Kirama vào trong tiệm Panera, một quán cà phê và bánh ngọt, thấy có một đám thiếu nữ gây ồn ào hỗn loạn. Bà cất tiếng yêu cầu họ ngưng, để giữ yên tĩnh. Mấy cô gái nổi giận, quay ra tấn công bà bằng tay chân. Rõ ràng, hành động của mấy cô gái này không tử tế.
Chưa hết, thấy bà Kirama trùm kín đầu bằng tấm khăn, theo phong tục các phụ nữ Hồi Giáo, mấy đứa trẻ đó lại nhổ nước bọt rồi nói như đuổi, “Hãy trở về xứ của bà đi!” Mấy đứa trẻ này quên rằng nước Mỹ là xứ sở của di dân, từ ba thế kỷ nay vẫn như thế! Không có luật nào ở Mỹ cấm một phụ nữ choàng kín đầu không được di cư qua Mỹ sống! Kỳ thị những người khác chủng tộc, khác tôn giáo là phản bội những lý tưởng của những người lập ra nước Mỹ.
Tất nhiên, trẻ em nhiều khi hành động không suy nghĩ chín chắn. Mấy cô gái trong quán ăn sáng Panera có thể thấy họ bị la mắng nên tức giận, phản ứng “không tử tế.” Phản ứng tập thể của một nhóm cũng thường bốc đồng, a dua, thiếu suy nghĩ. Khi bình tĩnh, suy nghĩ lại chắc họ sẽ hối hận. Chúng trước biết rằng trẻ em ở nước Mỹ đều được dậy dỗ xoa bỏ óc kỳ thị. Trong nhiều gia đình người Việt, các em mười tuổi có khi cũng tỏ ý không vui khi thấy cha mẹ vô tình để lộ mầm kỳ thị qua lời nói, về những người khác màu da, khác chủng tộc, vân vân. Tôi đã thấy có vị cha mẹ đã xin lỗi con, chữa rằng mình nói lỡ lời còn trong lòng không kỳ thị ai cả.
Sống tử tế cũng khó thật. Chúng ta rất dễ nói lỡ lời, vô tình xúc phạm người khác, phạm lỗi mà không biết. Nói lỡ lời, chẳng qua cũng vì vội vàng quá, không để chút thời giờ suy nghĩ, để chú ý, quan tâm đến người khác; coi lời mình sắp phát biểu có xúc phạm ai không!
Vậy quý vị nghĩ sao về câu chuyện sau đây:
Ở làng Vacaville, California, đến mùa Lễ Giáng Sinh người ta hay treo đèn sáng đủ màu mừng Chúa ra đời, hoặc chỉ để chia vui cùng lối xóm. Trong dịp Christmas vừa rồi, một căn nhà trên đường Lollipop Lane không giăng đèn màu như mọi năm. Sau ngày lễ, bà Lyndia Zarra, ở ngôi nhà trên nhận được một bức thư, viết rằng: “Sống trên các con đường Lollipop Lane và Candy Cane Lane là một điều vinh dự hiếm hoi. Trong mùa Lễ Giáng Sinh mà không trang hoàng nhà cửa là điều không thể chấp nhận được!”
Chúng ta có ai muốn nhận được một bức thư như bà Lyndia Zarra hay không? Viết bức thư như vậy có tử tế hay không?
Theo bà Zarra kể lể trên Facebook của mình, trong năm 2017 bà lo chăm sóc cho người mẹ bệnh ung thư thời kỳ chót. Tháng Mười bà cụ mất, Tháng Mười Hai Zarra mới quay về nhà mình, đoàn tụ với chồng, con.
Bà mẹ của Zarra trước kia vẫn là người nghệ sĩ giúp thiết trí những hoa, đèn nhất là bên trong ngôi nhà, mỗi mùa Giáng Sinh. Năm nay, trước khi qua đời, bà cụ đã phác họa một mẫu trang trí mới, chưa được thực hiện. Sang năm, bà Zarra báo trước, nhà bà sẽ được trang hoàng với các mẫu mới đó.
Người viết lá thư nặc danh phê phán bà Zarra, về “tội” không trang hoàng nhà trong dịp lễ, chắc không tập sống tử tế ngay từ nhỏ. Bức thư không tử tế mà cũng không dễ thương chút nào!
Chúng ta cố biến tất cả các trường học thành những Trung Tâm Tinh Thần Lành Mạnh (Center for Healthy Mind) cho trẻ em khắp thế giới tập sống tử tế hơn!

Ngô Nhân Dụng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.