logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/01/2018 lúc 07:05:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
NGƯỜI ĐI, TIẾNG NÓI VẪN CÒN                       
Tưởng niệm giáo sư Trần Quang Thuận, người cư sĩ khí khái, có tầm vóc, với tiếng nói đặc biệt ở lại trong lòng tôi.

 
UserPostedImage

Có những người đã qua, dù lặng lẽ, nhưng di ngôn, phong cách sống và làm việc vẫn không khiến người đời quên lãng. Sớm nay, được tin bác Trần Quang Thuận vừa qua đời tại Bệnh viện Kaiser Fontana, Los Angeles, hưởng thọ 88 tuổi, tôi bùi ngùi nghĩ đến việc dần dà kết thúc của một thế hệ đã có những đóng góp lịch sử cho sự tồn tại và phát triển đạo pháp và giáo hội trong những thời điểm quan trọng nhất. Bác, đồng năm sinh với cha tôi, 1930, còn thuộc về một thế hệ phải chứng kiến những thăng trầm, đổi thay đáng nhớ nhất của lịch sử nước nhà, cũng như thường xuyên được thời cuộc nhắc nhở hoặc thúc đẩy về trách nhiệm và bổn phận trong phạm vi, hoàn cảnh mỗi người, để cuộc sống có thêm ý nghĩa.
 
Và, tôi thiển nghĩ, thế hệ bác Trần dù trong gian khó, vẫn có đầy đủ thiện chí, nghị lực và khả năng để theo đuổi việc thực hiện những ước mơ chính đáng cho bản thân, những nguyện vọng đáng ngưỡng mộ cho xã hội, cho cộng đồng mà từ đó, chúng ta hân hạnh là thế hệ, là những người tiếp nối.
Giờ đây, trước di ảnh của bác cũng là chân dung của một đời người tận tụy phục vụ cho đạo pháp, tôi muốn ôn lại một quãng đời hoằng hóa của mình, trong đó, hình ảnh bác cũng là hình ảnh chiếc bóng cả của một thế hệ bên thế hệ kế thừa. Giai đoạn đầu tiên tôi được gặp bác là ở chùa Việt Nam trong những sinh hoạt của Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ. Lúc đó, Bác giữ nhiệm vụ Tổng Thư Ký. Với trọng trách trên, và dù không còn trẻ, bác có mặt thường xuyên trong những kỳ đại hội hay Hội thảo về hoằng pháp, giáo dục thanh niên. Không ai không nhận ra nơi bác, kiến thức học Phật uyên bác, cung cách từ tốn, điềm đạm và nhất là tấm lòng phục vụ đất nước và đạo pháp rất cao trong vị trí của một Phật tử trí thức, thuần thành. Đây là điển hình của một mẫu người phục vụ cho đạo pháp, đã được thử thách, được chứng nghiệm trong những giai đoạn khó khăn nhất mà Phật giáo và dân tộc trải qua.
 
Ngoài ra, con người ấy còn có đức khiêm cung hiếm có. Chuyện ghi chép rằng, trong tập Kỷ Yếu tưởng niệm ni sư Thích nữ Trí Hải, Ôn Đồng Minh có cho chúng ta biết như sau: “Tôi không nhớ rõ vào năm 1971 hay 1972 gì đó, HT Thích Trí Quang với tư cách là Chánh Thư ký Viện Tăng thống GHPGVNTN bảo anh Trí Không (tức Trần Quang Thuận) dịch bản thông điệp của đức Tăng thống đệ nhất, Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết từ Việt sang Anh. Anh Trí Không thưa với Hoà thượng Trí Quang: “Nếu con có dịch thì cũng phải đưa cô Trí Hải xem lại, tốt hơn là Thầy bảo cô Trí Hải dịch luôn cho tiện” câu chuyện này xảy ra tại Quảng Hương Già Lam, lúc ấy có mặt tôi” (Kỷ yếu Tưởng niệm Ni trưởng Trí Hải, trang 77). Khi đó, Bác đã từng du học Anh, về nước với cấp bằng tiến sĩ Xã hội học, từng đảm nhiệm Tổng Trưởng Xã Hội trong chính phủ đệ II Cộng Hoà. Đây cũng là biểu thị của thái độ trung thực của người trí thức, tinh thần tri kỷ tri bỉ (biết người biết ta) của con người công chính trong xã hội, nhất là trong hoàn cảnh nhiễu nhương và theo thiển ý, vẫn là bài học lâu dài cho mọi thời đại.
 
Với tôi, trong số những cư sĩ mà tôi hân hạnh được biết và làm việc chung ở Hoa Kỳ, bác Trần Quang Thuận là một trong những người tôi kính trọng và biết ơn rất nhiều. Còn nhớ, thời gian đầu tiên khi thành lập GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa kỳ, Bác có mặt trong tiểu ban Quy Chế. Trong những buổi họp chung, tôi ngồi yên lắng nghe những ý kiến, lập luận Bác đưa ra, rất thực tế, chứng tỏ sự am tường tình trạng sinh hoạt của Phật giáo Việt nam ở Hoa kỳ. Tôi có quan điểm riêng là, ngay từ ban đầu, cần tạo lập sự quân bình trong sinh hoạt của Giáo hội bằng việc phối trí các tổ chức Gia Đình Phật tử và cư sĩ tương ứng với các Tự viện và Tăng ni. Làm thế nào để cả 12 miền cùng đồng bộ làm việc và đóng góp trong sự phát triển các Phật sự sau này. Nhưng, sau một vài lần hội ý với Bác, tôi thấy Bác đã thành công trong việc trình bày và thuyết phục chấp thuận đề nghị đưa ra.
 
Thời gian sau này, Bác mở Trung tâm Học Liệu Phật giáo, soạn thảo và ấn hành các tác phẩm chuyên về việc nghiên cứu sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam trong nhiều nước tại hải ngoại. Tập “Phật giáo Mỹ” gồm 2 quyển, biên soạn khá công phu với những nhận xét, và đề nghị cải cách cho phù hợp với tình trạng của Phật giáo hiện nay. Phải chú trọng với giới trẻ, Bác viết, và tìm mọi cách để đưa tinh thần Phật giáo đến với thành phần thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Bỏ quên hay hờ hững với thành phần này là chúng ta sẽ mất cả tương lai và tiền đồ phát triển ! Với tương lai hoằng hóa Phật giáo ở đất nước này, bác Trần Quang Thuận đã có nhận xét thật tinh tế sau đây: “Phật giáo Mỹ mặc dầu có những khuynh hướng khác nhau, mặc dầu vẫn chưa tạo được một sắc thái hoàn toàn bản xứ, mặc dầu cách tụng niệm, nghi lễ chưa đem  lại nguồn cảm hứng đặc thù, hợp với tình tự dân tộc, các thiền sư Hoa kỳ, các nhà lãnh đạo Phật giáo Mỹ đã thấy những khuyết điểm của mình, đã vạch ra các phương thức điều chỉnh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21 với tất cả sức sống, uyển chuyển, linh động, đầy triển vọng” (lời mở đầu viết vào mùa Vu lan năm 1999).
 
Rồi chỉ mới đây thôi, trong khoá Hội thảo Huynh trưởng của BHDTU Gia đình Phật tử Việt nam tại Hoa Kỷ, được tổ chức ở Trung tâm Tu học và Huấn luyện Thích Quảng Đức tại San Bernadino, California, vào cuối tháng 9 năm 2017, Bác đã dành thì giờ đến thăm. Trông Bác còn khoẻ. Bác đã nhắc lại vài kỷ niệm rất vui, thân thương vào những năm đầu của Tổ chức, rồi sau hết, Bác xác nhận lòng tin tưởng của mình và mong ước tập thể Huynh trưởng đạt được nhiều thành tựu trên con đường giáo dục tuổi trẻ.
Sau bữa cơm trưa, tôi có dịp ngồi nói chuyện với Bác ở hội trường. Bác cầm tay, nói với tôi, giọng nói trầm ấm, rõ ràng: “Tôi thấy Thầy dành thì giờ cho GĐPT là tốt quá rồi, qua bao nhiêu năm sinh hoạt ở Mỹ, mình thấy, chỉ bằng con đường tu học, gần gũi bên nhau để nuôi dưỡng đạo tình, kết nối thân thương với nhau mới là hiệu quả, quý báu nhất. Thầy gắng lên nghe.” Tôi lắng nghe, cảm kích vì những lời chí tình thốt ra từ người dành trọn cuộc đời cho việc truyền bá đạo từ bi.
Bao năm qua, bao lần, vẫn giọng từ tốn, tiếng trầm ấm, với cách chấm câu đặc biệt “như thế, như thế, Thầy nhe”, dội lại trong lòng như tiếng của di ngôn, của kỷ niệm không quên.
 
Thưa Bác,
Vậy mà hôm nay, vào những ngày cuối năm nhận tin Bác ra đi, lòng thấm buồn, dù cố gắng “giữ tâm an tỉnh” song không khỏi bồi hồi, xúc cảm. Xin mượn những hàng tâm bút này thay cho vòng hoa tưởng niệm, kính mong bác nơi chốn linh thiêng, thảnh thơi về cõi Tịnh. Xin cảm tạ bác, thủy chung đã đặt lòng tin cậy nơi nhau. Những gì bác và thế hệ bác đã dày công khai phá và xây dựng, tôi nguyện xin nối gót, nguyện làm đẹp thêm cho Tổ chức màu Lam, làm lợi lạc thêm cho Đạo, cho Đời.
Xin thành tâm kính dâng một nén hương lòng, hướng lên Tam Bảo cầu nguyện anh linh bác Trần Quang Thuận, pháp danh Tâm Đức, sớm siêu sanh miền Lạc cảnh.
Cũng có lời cầu nguyện gia đình, thân quyến còn lại được bình an.
                                                                 
Hayward, một chiều cuối năm 2017
                                                                      Thích Từ Lực
                                                                     kính dâng lời cảm niệm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.