logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/06/2013 lúc 08:07:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một Em bé đang bán vé số tại TPHCM hôm 05-06-2013.
Hè đến, phượng hồng nở rực sân trường, tiếng ve râm rang và cái nắng như thiêu như đốt làm tâm hồn những cô cậu học trò thấy bâng khuâng, nhớ nhung xa ngái. Nhưng, đó là tâm lý chung của tuổi học trò may mắn không phải vất vả bươn chãi. Với những học trò con nhà nghèo, mùa hè của các em cũng nắng như đổ lửa, cũng tiếng ve sầu râm rang, chỉ có khác là thay vì đi thả diều, thả đôi chân nhỏ trên ruộng đồng hay đường phố mặc sức rong chơi, các em phải kéo lê đôi dép cũ từ quán này sang quán khác để mời chào vé số, nhiều khi bụng đói, bán không được vé, lòng buồn xo…

Tuổi học trò không may mắn
Vào miền Nam bán vé số Ở thành phố Sài Gòn, chỉ cần ngồi ở bất kỳ quán cà phê nào đừng quá sang, đừng có cửa kính và máy lạnh, chỉ cần trong mười phút sẽ thấy xuất hiện vài chục người bán vé số nối lượt nhau đi mời chào, trong đó, chiếm hết 50% là trẻ em, học trò nghèo nói giọng miền Trung đặc sệt hoặc giọng miền Đông đất đỏ nao nao.

Gặp một cậu bé tên Hùng, đến từ Mộ Đức, Quảng Ngãi, đang lang thang bán vé số trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn, cậu bé cho biết năm nay mười ba tuổi, nghỉ học đã hai năm nay, lúc cậu đang học lớp 6 thì nhà có người bệnh, không đủ tiền cho cậu nộp học thêm, đến lớp không kịp bạn bè vì các bạn được học thêm, đuợc giáo viên ưu tiên nhiều thứ, còn cậu, mỗi khi cô kêu lên bảng dò bài là một cực hình, bị ép đủ điều, cuối cùng, buồn quá, cậu bỏ học đi phụ hồ. Nhưng phụ hồ đuợc nửa tháng thì cả người cậu nổi sảy ngứa rang do dị ứng bột xi măng, cậu chuyển sang bán vé số.
UserPostedImage
Một Em bé đang bán vé số tại TPHCM hôm 09-06-2013.
Hùng cho biết thêm rằng bán vé số ở Sài Gòn bây giờ khổ lắm vì đất chật người đông, có khi đi mời chào cả ngày không được bao nhiêu vé. Nhưng cái may của người bán vé số trên đất Sài Gòn chính ở chỗ người Sài Gòn vốn rộng lòng và nhiệt tình, có bữa, Hùng bán ế cả ngày, gặp một người khách, ông này thương tình, mua luôn cho cả xấp gần một trăm tấm vé và cho một bữa cơm. Tuy đất Sài Gòn đông đúc, chật chội nhưng lại có cái hay của nó để giữ chân những người nghèo như Hùng biết nuôi hy vọng.
Một bé gái khác, tên Thúy, 14 tuổi, đến từ Phan Rang, Ninh Thuận, cho chúng tôi biết em là người gốc Chăm, cùng đi bán vé số với em còn cả 11 bạn đồng hương cùng tuổi, vào Sài Gòn sống cùng phòng trọ với người bà con, sáng ra, các cô người lớn nhận giùm vé số về chia cho các em đi bán, ngày nào bán chạy, kiếm được chừng 80 ngàn đồng, ngày nào ế thì đủ ăn. Còn số mà các em cho là “đủ ăn” cũng khá đơn giản và tội nghiệp, chỉ cần kiếm được 20 ngàn đồng là đủ ăn cả ngày và nộp tiền trọ, thậm chí, 5 ngàn đồng cũng đủ ăn. Khi nghe chúng tôi hỏi bằng cách nào mà các em ăn ba bữa giữa thành phố đắt đỏ này chỉ với chưa đầy mười ngàn đồng. Em cười nói rằng chỉ cần một bịch xôi, kiếm một mái hiên, con hẻm nào đó để ngồi là xong một bữa… Tối về, vùi ngủ một giấc, sáng mai lại lên đường.

Một mùa hè mệt mỏi
Đó là hoàn cảnh của những em bé đi bán vé số xa nhà, vào tận miền Nam tha phương cầu thực qua mùa hè, những em bé chưa đến tuổi lao động. Còn với những em bé không đi xa, cũng chưa đến tuổi lao động, đang bán vé số tại quê nhà thì câu chuyện cũng chẳng kém phần buồn bã cho tuổi thơ kém may mắn của các em.

Một bé gái tên Thủy, người Đức Phổ, Quảng Ngãi, cho chúng tôi biết em đã từng theo các bạn vào tận Bình Phước bán vé số, bán không được, em chuyển sang bưng hủ tiếu gõ cho một bà chủ, đến khi vừa đủ tiền xe thì em xin phép về quê tiếp tục bán vé số. Bán ở quê tuy không dễ kiếm lãi nhưng lại ổn định nhiều thứ so với ở thành phố, khỏi phải tốn tiền thuê phòng trọ và bữa nào bán ế quá thì về nhà lục cơm nguội, khỏi tốn tiền ăn.

Thủy chưa nghỉ hẳn việc học như các bạn khác, năm nay Thủy bước vào lớp 7, Thủy sẽ cố gắng duy trì việc học cho đến lớp 9, và nếu việc bán vé số thuận buồm xuôi gió, em sẽ tích lũy thật nhiều tiền để học cho hết cấp ba, đây là ước mơ của Thủy và cả gia đình. Ba mẹ Thủy cũng đi bán vé số, thấy Thủy đi bán vậy, hai ông bà rất buồn nhưng can không được vì Thủy muốn kiếm thêm chút tiền phụ giúp ba mẹ trong những tháng hè rảnh rỗi. Thủy cũng muốn khi vào niên học, bớt được nhiều khoản tiền xin cha mẹ vì đã có tiền bán vé số hè để xoay xở.

Một bé trai khác tên Trung, có hoàn cảnh khá ư là éo le, mỗi ngày em đạp xe đạp từ Nghĩa Hành xuống đến thành phố Quảng Ngãi với đoạn đường dài hơn 30 cây số để bán vé số, đi lúc 5h sáng, đến nơi, ăn vội một ổ bánh mì và lang thang khắp các quán cà phê để mời vé, đến 4h chiều lại ghé đại lý trả vé dư và đạp xe về Nghĩa Hành. Khi nghe chúng tôi hỏi vì sao em không thuê phòng rọ ở lại Quảng Ngãi để tiện cho việc bán. Trung lắc đầu nói rằng em còn phải về chăm sóc mẹ bị bệnh, mẹ em bị tai biến não, nằm liệt giường suốt ba năm nay. Em phải chật vật kiếm tiền nuôi cả gia đình vì cha em không có, bây giờ chỉ có em là lao động chính. Em đã nghỉ học cách đây vài năm. Việc đi học đối với em buồn lắm, mỗi khi hè về, nghe tiếng ve râm rang, em lại thấy buồn và thèm được sống như bao bạn bè khác… Mùa hè năm nay nắng hạn khác thường so với mọi năm, cái nắng như thiêu như đốt. Những đứa bé nghèo lại lang thang khắp nẻo đường để chạy đua với mặt trời, một cuộc chạy đua mưu sinh đầy nước mắt và tương lai đen tối!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.