I. Chuyện thứ nhất“Giờ đây vợ tôi sống kiểu Tây, mọị sinh hoạt cũng rất thoáng và không nặng tình như trước nữa. Cô ấy yêu thích những cái mới, tìm mọi cách để thể hiện sức cuốn hút của mình và thoải mái giao lưu với những người bạn khác giới. Thậm chí cô ấy còn ngoại tình với học viên tu nghiệp cùng học với cô ấy…”
Kính gửi chuyên gia tâm lý.
Vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã được hơn 12 năm và cùng là giảng viên tại một trường đại học ở Sài Gòn. Chúng tôi có với nhau hai mặt con. Con lớn năm nay 11 tuổi. Con thứ hai mới được 2 tuổi. Cuộc sống gia đình thời gian đầu khó khăn nhưng rất hạnh phúc. Tuy nhiên, khi kinh tế có chút khởi sắc cũng là lúc vợ chồng thường xảy ra cãi vã. Mọi chuyện càng trở nên trầm trọng sau khi vợ tôi đi tu nghiệp.
Nguyên nhân chính là vì tôi muốn sau này cả nhà sẽ sinh sống ở \/iệt Nam còn vợ lại thích định cư ở nước ngoài.
Tôi và vợ cùng đi tu nghiệp nhưng chương trình của tôi kết thúc trước một năm nên về nước trước, chỉ còn vợ ở lại. Đáng buồn hơn, vợ tôi đã ngoại tình với người đàn ông khác khi không có tôi ở bên cạnh. Tôi đã từng tin tưởng rằng với tình yêu chung thủy hàng chục năm gắn bó, vợ sẽ vượt qua được mọi cám dỗ trong thời gian xa nhau. Song có lẽ cuộc sống ở một đất nước phát triển khác xa quê nhà đã khiến cô ấy thay đổi.
Tôi rất buồn và yêu cầu cô ấy nên thẳng thắn về cuộc hôn nhân này. Cô ấy bảo muốn giữ quan hệ vợ chồng đến khi nào cô ấy tìm được cơ hội nhập cư thì mới ly hôn, mỗi người sẽ nuôi một đứa con. Bây giờ vợ tôi sống kiểu Tây, sinh hoạt cũng rất thoáng và không nặng tình như trước nữa. Cô ấy yêu thích cái mới, luôn muốn khám phá, tìm hiểu điều mới lạ, tìm mọi cách thể hiện sức cuốn hút của mình và thoải mái giao lưu với những người bạn khác giới.
Ôi, trời Tây mới vinh quang làm sao!
Hiện tôi chưa dám kể cho bố mẹ tôi chuyện này. Ôg bà sẽ rất sốc khi con dâu có tư tưởng như vậy. Bố mẹ tôi vốn là nhà giáo hưu trí, luôn hướng con cái tới một gia đình gia giáo, truyền thống. Tôi rất buồn và lo sợ bố mẹ sẽ suy sụp khi biết vợ chồng các con lục đục, sống không hạnh phúc tới mức ai đi đường nấy.
Tôi muốn hỏi chuyên gia rằng tôi có nên giữ mối quan hệ này không vì tôi rất thương các con, còn với cô ấy tình cảm của tôi chỉ còn là tình nghĩa vợ chồng chứ không phải tình yêu nữa. Tôi có thể bỏ qua tất cả vì các con. Nếu ly hôn tôi có dược phép nuôi hai con không? Tôi không muốn tư tưởng của cô ấy anh hưởng đến các con tôi. Luật pháp có cho phép tôi được nuôi hai con không? Con trai của tôi còn quá nhỏ. Mong nhận dược sự tư vấn chân thành của chuyên gia. Tôi xin cảm ơn.
Ngọc D.
(Quận Bình Thạnh, Sài Gòn)
– Ý kiến của chuyên gia tâm lý báo NGL:
Chào bạn D.
Đọc thư tâm sự của bạn, tôi hiểu rằng bạn đang trong tình thế tiến thoái luỡng nan giữa quyết định có nên ly hôn hay không. Qua bức thư, tôi được biết bạn đã từng có một gia đình êm ấm, hai vợ chồng đều thành đạt. Khi cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng yêu thương, gắn bó với nhau, nhưng khi dư giả thì gía đình lại thuờng xuyên lục đục. Bạn thấy nguyên nhân chính là do tư tưởng về cuộc sống của hai người trái ngược nhau.Có thể đấy là yếu tố quan trọng khiến hai vợ chồng bạn không thể tìm được tiếng nói chung và chí hướng chung. Đấy cũng là vấn đề bạn cần xem xét, bởi vì nếu tiếp tục chung sống nhưng không có sự dung hoà về quan ỡiểm hoặc hai nguời không tôn trọng lẫn nhau thì cuộc sống khó có thể vui vẻ, yên bình.
Tôi hiểu bạn trân trọng gia đnh đang có đến nhường nào. Thực tế trong trường hợp này bạn cần tỉnh táo nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình. Thứ nhất là những mâu thuẫn đang tồn tại liệu có thể giải quyết được hay không? Thứ hai là khi vợ đã thay đổi tình cảm liệu bạn có thể níu kéo và xây dựng lại tình yêu giữa hai người được hay không?
Với vấn đề thứ nhất, vợ chồng bạn đã có những căng thẳng về quan điểm. Vậy đã khi nào cả hai nguời cùng ngồi lại, lắng nghe nhau? Có thể bắt người này theo người kia không được nhưng cả hai cần tôn trọng lẫn nhau. Không biết hai bạn đã nghĩ đển hòa giải và chấp nhận lẫn nhau hay chưa? Theo bạn, vấn đề này có thể giải quyết được bằng sự nỗ lực hay không?
Vấn đề thứ hai là tình cảm của vợ bạn. Khi cô ấy dành tình yêu cho một người đàn ông khác và đặc biệt là cô ấy lại có ý định nhập cư ở nuớc ngoài thì có thể thấy cô ấy không còn muốn gắn bó với cuộc hôn nhân này nữa. Nếu chỉ một mình bạn cố gắng níu kéo liệu bạn có tự tin giữ được cô ấy hay không? Đó là những câu hỏi khó song bạn cần phải đối diện để biết rõ hiện tại mình nên làm gì.
Nếu muốn cho cuộc hôn nhân của mình thêm một cơ hội thì bạn cần chủ động trao đổi với vợ về kế hoạch sắp tới để cả hai cùng cố gắng. Hãy tìm hiểu nguyện vọng của cô ấy, biết đâu sự thay đổi của vợ lại bắt nguồn từ sự thiếu thốn cảm xúc ngay trong chính ngôi nhà của bạn.
Tôi hiểu bạn không hề muốn ly hôn vì rât thương con. Tuy nhiên, hôn nhân phải được xây dựng từ hai phía. Một mình bạn dù có cố gắng thế nào cũng khó bù đắp được phần còn lại.
Về thủ tục ly hôn cũng như khả năng được nuôi con, bạn cần trao đổi với các văn phòng tư vấn luật để biết chính xác thông tin. Thông thường, trẻ duới 3 tuổi thì quyền nuôi con được ưu tiên cho người mẹ, còn trẻ từ 9 tuổi trở lên sẽ đuợc tự lựa chọn sống với bố hoặc với mẹ nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được việc nuôi con.
Chuyên gia tâm lý Tâm An
II. Chuyện thứ haiNhững cú vung tay tiền tỷ
Sau hơn 10 năm thành lập công ty tổ chức các sự kiện, trong đó có dịch vụ tổ chức đám cưới giả, anh Nguyễn Trung Đức (phó giám đốc công ty H.T, Hà Nội) cho biết công ty anh đã từng ký hợp đồng với hàng trăm khách hàng ngoài Bắc, miền Trung, trong Nam. Bản thân anh cũng đã nhiều lần đóng vai chú rể hờ khi thấy “vai diễn” phù hợp với cô dâu hơn người khác. Công ty cũng cung cấp cả nhân sự đóng vai cô dâu hoặc bố mẹ hờ hay những người tham dự đám cưới cho các khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt.
Anh Đức cho biết, nhân sự đóng vai chú rể tương đối còn dễ kiếm chứ tìm người đóng vai cô dâu thì cực kỳ khó khăn. Bởi vì rất ít cô gái có đủ can đảm nhận lời. Họ sợ đóng cô dâu giả sẽ “mất duyên” hoặc lỡ mọi người biết sẽ khó lấy chồng.
Tuy nhiên, anh kể rằng cách đây mấy năm, khi nhận đơn đặt hàng của một “thiếu gia” Hải Phòng, anh Đức may mắn được một cô sinh viên trẻ tên Thanh Ngọc giúp đỡ. Ngọc đang cần một khoản tiền lớn để chữa bệnh cho mẹ, nên khi được anh Đức đặt vấn đề, cô nhận lời ngay. Cô sinh viên này quê ở Thái Bình, mồ côi cha từ nhỏ. Nhà chỉ có hai mẹ con, Ngọc rất chịu khó học hành, mong sau này có nghề nghiệp ổn định để nuôi mẹ. Mẹ Ngọc quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hết vụ lúa lại tất tả lên thành phố làm thuê, lấy tiền nuôi con ăn học.
Khi Ngọc đang học cao đẳng thì mẹ Ngọc bị đau phải vào bệnh viện. Các bác sĩ phát hiện mẹ Ngọc bị u não và bảo phải mổ gấp để cứu tính mạng. Bệnh viện cho biết chi phí phẫu thuật cũng như thuốc men khoảng 100 triệu đồng. Nhà nghèo, không có tiền nên mẹ con Ngọc phải vay mượn ngược xuôi cũng chỉ có được 70 triệu đồng. Đang loay hoay không biết lấy đâu ra tiền thì bạn bè ở Hà Nội giới thiệu Ngọc với công ty H.T. Anh Đức phó giám đốc về tận Thái Bình xem xét, mời Ngọc hợp tác với tiền thù lao ưu đãi là 30 triệu đồng, bằng với số tiền mà Ngọc đang cần chứ giá thuê thường thường chỉ vào khoảng 15 – 20 triệu đồng là cùng. Ngọc mừng quá, nhận lời ngay lập tức và ký kết hợp đồng, nhận ứng trước 10 triệu đồng không cần đắn đo suy nghĩ.
Anh Đức kể, khách hàng của công ty anh khi đó là Tú – con trai của một “đại gia” giàu có, nổi tiếng về ngành kinh doanh sắt thép và các vật liệu xây dựng khác tại Hải Phòng.
Ngay từ lúc sinh ra Tú đã sống trong cảnh giàu sang, tiền bạc như nước của cha mẹ. Lớn lên, cậu ta sinh tật, học hành thì ít mà ăn chơi thì nhiều, mới 17 – 18 tuổi đã ném tiền qua cửa sổ, tiêu xài bạc tỷ. Đã vậy cậu ta còn mê cá độ bóng đá, bài bạc, thua nợ cả mấy chục tỷ đồng. Không có tiền trả, nếu “xù” thì bị bọn hung thần đòi nợ mướn làm thịt, cậu ta bèn lén lấy trộm giấy tờ căn biệt thự của cha mẹ đem cầm cố. Bố mẹ Tú biết, quá tức giận nên từ mặt, đuổi con trai ra khỏi nhà. Những người bạn trước kia hay xu nịnh Tú để moi tiền, khi thấy Tú bị bố mẹ đuổi, không còn lợi dụng được nữa nên tránh mặt và cắt đứt liên lạc.
Không có tiền sinh sống, Tú buộc phải đi làm thuê, khuân vác nước ngọt và các loại đồ uống cho một co6ngty sản xuất.
Dần dần, do chăm chỉ, Tú được thăng lên làm nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty.
Được 3 năm, đã nắm được công thức pha chế các loại đồ uống được khách hàng ưa chuộng, Tú ôm mộng tự mình làm ăn, xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình mà từ cách chế tạo đến cách phân phối hàng chàng đều biết rất rõ. Thiện chí thì có nhưng vốn liếng thì không, chàng biết xoay xở thế nào.
Cuối cùng, Tú nảy ra ý định về nhà vay mượn tiền bạc của bố mẹ. Tuy nhiên, do cái “phốt” ăn chơi bán trời không văn tự lúc trước, Tú không được bố mẹ tin tưởng nên từ chối và ông bà nói chỉ khi nào cậu tu chí làm ăn, lấv vợ con nhà đàng hoàng, nết na, đức hạnh, biết lo cho gia đình thì bấy giờ ông bà mới chịu cấp vốn.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, không làm thế nào được, Tú nghĩ ra chiêu tổ chức đám cưới giả để được lòng cha mẹ. Cậu ta đến H.T nhờ làm giúp một đám cưới giả với chi phí vừa phải chứ đừng lớn quá kẻo cậu không có nhiều tiền. Theo kịch bản, cô dâu giả được nói là quê ở Cao Bằng, do đường xá xa xôi nên ngày cưới chỉ có vài người tham dự.
Đám cưới giả giữa cô dâu Thanh Ngọc và chú rể Minh Tú.
Mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng một việc bất ngờ khiến sự thực suýt bị bại lộ. Tại đám cưới, bố mẹ Tú yêu cầu hai vợ chồng con trai phải sống cùng mình ít nhất là nửa năm ông bà mới cho ra ở riêng và cung cấp vốn để làm ăn. “Cô dâu giả” nghe thấy vậy hốt hoảng định rút lui, một mực đòi anh Đức giải quyết vì cô không thể đóng kịch trong một thời gian dài như vậy và ở Thái Bình không có ai chăm sóc mẹ đang bị bệnh cho cô.
Trước tình thế đó, anh Đức và Tú phải thuyết phục, bảo đảm an toàn và cam kết sẽ thuê người giúp việc trông nom mẹ Ngọc, cô mới yên tâm đóng tiếp “màn kịch”.
Sau đám cưới, còn có nhiều chuyện bất ngờ khác cũng khiến Ngọc dở khóc dở cười. Ví dụ đêm tân hôn, cô dâu chú rể được bố mẹ chuẩn bị cho một căn phòng sang trọng gắn máy lạnh, có hoa và nến. Thấy Ngọc cứ loay hoay ngồi ngoài phòng khách, “mẹ chồng” cô liên tục giục con dâu đi ngủ cho đỡ mệt. Sợ bị nghi ngờ, Ngọc lập cập vào phòng tân hôn nhưng rất xấu hổ, tim đập thình thịch. Thấy Ngọc lúng túng, Tú hiểu chuyện nên nhường giường cho Ngọc nằm còn mình thì thì trải nệm nằm dưới đất.
Được một lát, thấy tiếng chân mẹ đi ngoài hành lang có lẽ nghe ngóng xem hai vợ chồng đã ngủ yên chưa, Tú hoảng hồn nhảy lên giường, trùm chăn giả vờ ôm “vợ” mà ngủ. Một lát, có lẽ mẹ đã đi khỏi song hai người vẫn nằm im không dám nhúc nhích, rồi dần dần họ ngủ quên đi, không có chuyện gì xảy ra.
Theo anh Đức, sống chung dưới một mái nhá, Tú và Ngọc – một người quyết tâm “làm lại cuộc đời”, một người cũng đã từng học cao đẳng kinh tế về ngành kế toán, họ chia sẻ với nhau mọi chuyện trong công việc buôn bán thử các loại đồ uống xem tình hình ra sao để chuẩn bị mở một đại lý ở ngoài mặt đường khi có sự giúp đỡ tài chính của cha mẹ. Giữa hai người dần dần nảy sinh tình cảm và bố mẹ Tú rất quý mến con dâu mà ông bà không hề biết là giả.
Sáu tháng sau, “vợ chồng” Tú được phép ra ở riêng. Ngọc lấy cớ mẹ bệnh nặng, xin phép bố mẹ “chồng” cho về Thái Bình trông nom mẹ, sự thực là để kết thúc hợp đồng vì cô vẫn có mặc cảm là nhà mình quá nghèo, cô không muốn mang tiếng đũa mốc chòi mâm son quá lâu. Trải qua 6 tháng gần gũi nhau, Tú được biết Ngọc có ý định về quê, chàng buồn lắm nhưng giữ thế nào cô cũng không chịu ở lại. “Em không có một chút cảm tình nào với anh sao?”. “Có. Anh đã trở thành một người khác hẳn, không phải một công tử con nhà giàu, ăn chơi trác táng. Em không có cảm tình với anh thì có cảm tình với ai. Nhưng đám cưới giữa hai chúng ta trước đây chỉ là đám cưới giả, nếu chuyện này lộ ra, bố mẹ biết, ông bà sẽ khinh em mà cũng vô cùng có hại cho anh. Thôi để em đi, em cám ơn anh đã giữ gìn cho em được trong trắng như ngày nay”.
Nàng đi. Mới mấy ngày đầu Tú còn cố chịu đựng, sau đó chịu không nổi chàng buồn ra mặt, không thiết làm ăn gì cả, lúc nào cũng nghĩ đến cô vợ hờ quê ở Thái Bình. Thấy con buồn, mẹ chàng bảo nó đi ít lâu, bao giờ bà cụ khỏi bệnh thì nó về chư có gì mà buồn. Tú nói chắc cô ấy không trở lại nữa đâu. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi sao vậy, chàng đem chuyện nhà Ngọc ở Thái Bình rất nghèo, chỉ có một mẹ một con, bà cụ bị bệnh nặng có khối u ở não phải mổ mà không có tiền. “Ngọc hy sinh, nói với anh Đức tổ chức đám cưới giả, nhờ con làm chú rể để có tiền mừng, mổ não cho mẹ”. Bà mẹ Tú kinh ngạc: “Tội nghiệp, nghèo đến thế kia à? Rồi hai đứa đối xử với nhau ra sao? Nó đang ở đây yên lành, bố mẹ quý hóa nó lắm sao lại bỏ đi?”. Tú nói: “Ngọc sợ chuyện đám cưới giả hồi nọ lộ ra, bố mẹ khinh cô ấy là con nhà nghèo đến nỗi phải làm đám cưới giả như vậy chứ sự thực Ngọc cũng yêu con lắm”. “Còn con có yêu nó không?”. “Có chứ ạ, một người con gái vừa đẹp vừa hiền lại vừa nết na như Ngọc thì con không yêu sao được”. “Nếu vậy để mẹ bàn lại với bố. Nếu cần mẹ sẽ đi với con xuống Thái Bình thăm bà cụ và nói với nó là bố mẹ không khinh gì đâu, cứ trở về nhà, nếu cần thì bố mẹ sẽ tổ chức cho hai đứa một đám cưới chính thức thật lớn ở Hải Phòng này, mời đủ mọi người. Ít nữa bà cụ nó đã bình phục, các con mua được nhà mở công ty sản xuất đồ uống, sẽ mời bà cụ ra Hải Phòng ở với các con cho Ngọc yên tâm”. “Vâng ạ, con cám ơn mẹ”.
Kể đến đấy, anh Đức phó giám đốc công ty H.T kết luận: “Mới đây, tôi có nhận được thiệp báo hỉ của cậu Tú ở ngoài Hải Phòng gửi vào, cho biết cậu ấy sắp cưới vợ và cô dâu may mắn chính là cô gái tên Thanh Ngọc “đám cưới giả” hồi nọ”.
III. Chuyện thứ ba: Cô dâu cao 1m65, chú rể cao 80cm khiến dân mạng “dậy sóng” ngày đầu năm
Cặp đôi này tuy khác biệt lớn về ngoại hình nhưng đã về chung sống một nhà trong sự chúc mừng cũng như lời bàn tán của mọi người chung quanh.
Lễ thành hôn của cô dâu cao 1m65 và chú rể cao 80 cm mới đây thu hút sự chú ý của dân mạng.
Đám cưới của anh Nguyễn Chí Luận và chị Lê Thúy Hường.
Theo chị H.N, người đăng tải thông tin và hình ảnh về đám cưới này, chú rể Nguyễn Chí Luận năm nay 33 tuổi, còn cô dâu Lê Thúy Hường tròn 28 tuổi, cả hai đều quê quán tại Thanh Hóa.
Chú rể là người tuy xấu xí, thấp bé nhưng giỏi giang và thành đạt. Anh hiện làm tại một nhà máy bia và chuẩn bị lập công ty riêng. Tình yêu vượt qua nhiều sóng gió và định kiến của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Được biết, đám cưới của cặp đôi diễn ra tại thị xã Sầm Sơn (nay là thành phố Sầm Sơn) thuộc tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh những lời bàn tán, dị nghị, nhiều người vui vẻ chúc mừng cho cặp vợ chồng trong ngày cưới.
Cô dâu và một cô bạn có chiều cao bình thường chụp hình kỷ niệm.
Cách đây không lâu, cũng tại Thanh Hóa, hôn lễ của cặp đôi chú rể kém cô dâu 13 tuổi đã trở thành tâm điểm của dư luận. Hiện nay, cặp cô dâu-chú rể Chí Luận-Thúy Hường thật lòng đến với nhau hoàn toàn là do tình yêu thay vì một lý do kinh tế nào khác như dân mạng đồn đoán.
Đoàn Dự