logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/01/2018 lúc 08:17:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
1- Nhận định 

Việt Nam vừa bước vào năm 2018 nhưng không phải với nhiều dấu chỉ hy vọng và nhiều động lực phát triển, mà với một bức tranh u ám cho dân chủ và nhân quyền.

- Trên phương diện luật pháp, các văn bản pháp lý bắt đầu có hiệu lực từ mồng 1 tháng 1 như Bộ luật Hình sự sửa đổi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo -được biên soạn theo ý đảng chứ chẳng theo lòng dân- tỏ ra khắt khe hơn các bộ luật cũ, với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn đối với các hoạt động và sự chế tài vươn cả đến giai đoạn chuẩn bị cho các hành vi. Bên cạnh đó, việc nhà cầm quyền thiết lập các cơ quan của quân đội và công an nhằm theo dõi mạng và tác chiến mạng càng cho thấy ý định gia tăng khống chế và lèo lái tâm tình lẫn tư tưởng của nhân dân.


- Trên phương diện xã hội, thảm họa do Formosa gây ra cách đây gần hai năm tiếp tục đe dọa cuộc sống của đồng bào, từ sinh thái đến kinh tế, từ sức khỏe đến nghề nghiệp. Việc gia tăng các loại thuế (như VAT) và các hình thức thu thuế (như BOT) tiếp tục đe dọa túi tiền của nhân dân, đang khi đồng bạc VN ngày càng mất giá còn vật giá thì leo thang chẳng ngừng. Việc quan chức cán bộ vận dụng nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý” ngày càng khiến nạn dân oan tăng số, gây cảnh dân oan đấu tranh, do đó cũng đẩy nhiều dân oan vào vòng lao lý với những án tù hay thậm chí án tử.


- Trên phương diện chính trị, chiến dịch “nhóm lò đốt củi”, “đả hổ diệt ruồi” của đảng Cộng sản vốn đang diễn ra với cường độ tăng dần và với đảng viên cán bộ, quan chức lớn bé bị ra tòa ngày càng đông đảo, cho nhân dân thấy đảng cầm quyền và bộ máy cai trị là một ổ tham ô nhũng nhiễu, cướp bóc phá hoại từ thời này sang thời khác, từ công sản đến tư sản, từ kinh tế đến thương mại, từ tài nguyên đất nước đến tiền thuế nhân dân. Chiến dịch đó cũng cho thấy đã từ bao lâu nay, đảng quan tâm đến việc củng cố quyền lực và giành giật quyền lợi hơn là phát triển đất nước và phục vụ đồng bào; và các phiên tòa kiểu ấy cũng chỉ là sự đấu đá nội bộ và thanh trừng phe nhóm, chứ không phải vì công lý và ích lợi nhân dân.


- Trên phương diện văn hóa đạo đức, nền giáo dục nhắm đào tạo con người thành thần dân cho đảng hơn là công dân cho nước đã gieo gian dối và bạo lực thay vì tinh thần nhân bản vào lòng thế hệ trẻ, cấy tâm thức lụy phục thay vì ý chí tự do vào óc học sinh sinh viên. Các tôn giáo thay vì được tự do để thành nhà giáo dục lương tâm cho xã hội thì bị chế độ tìm mọi cách để bó buộc im tiếng hay biến thành công cụ. Quan chức cai trị coi thường ý kiến và nguyện vọng nhân dân, chỉ lo củng cố quyền lực và vơ vét quyền lợi. Nhân viên công lực mất hết tinh thần phục vụ và tôn trọng quần chúng để chỉ còn biết vâng phục mù quáng lệnh trên và đàn áp nhân dân thô bạo. Quan tòa và công tố chẳng còn ý thức bảo vệ lẽ phải, sự thật và luật pháp mà chỉ biết xét xử theo chỉ thị đã nhận. Hậu quả là toàn thể xã hội tràn ngập bạo hành và dối trá, bóc lột và lừa đảo.


Trước tình cảnh nhiễu nhương ấy, vô số cá nhân và tập thể đã cất tiếng và hành động trong tinh thần thiện chí, với ước mong cảnh báo nhà nước, phục vụ cộng đồng và canh tân xã hội, với ý thức cổ vũ dân chủ, bảo vệ nhân quyền và thăng tiến tự do. Nhưng họ đã chỉ nhận được sự sách nhiễu, đe dọa, cấm cản, thậm chí đánh đập, giam nhốt, tù đày. Riêng trong năm 2017, trên 30 công dân tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã bị bắt giam và ít nhất 24 người đã bị kết án nặng nề. Số tù nhân lương tâm hiện bị giam giữ là trên 160 người.


2- Tuyên bố

Trước tình hình đó, chúng tôi ký tên dưới đây đồng phản đối:


1- Những bản án bất công dành cho 3 nông dân đấu tranh giữ đất đai tài sản trong phiên tòa ngày 03-01-2017 tại Đắk Nông, nhất là án tử hình cho công dân Đặng Văn Hiến. Nguyên nhân đã đẩy họ đến chỗ phản ứng bằng bạo lực chính là nguyên tắc bất công và lừa gạt “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” cũng như hành vi dung túng của nhà cầm quyền địa phương cho thói lộng hành vô luật pháp của công ly Long Sơn. Chúng tôi cũng phản đối chuỗi hành vi đe dọa của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các nông dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, trong mục đích cướp ruộng vườn của họ; phản đối thái độ dửng dưng của Quốc hội và tòa án trước đơn kêu oan đã hơn 10 năm trời của thân nhân các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh…


2- Việc sách nhiễu, vu khống, hăm dọa đan viện Thiên An tại Thừa Thiên-Huế, nhất là cuộc tấn công phá hủy Thánh giá, biểu tượng đức tin Công giáo, và hành hung các đan sĩ ngày 28 và 29-06-2017. Tất cả đều nhằm ý đồ tước đoạt đất đai của họ. Chúng tôi cũng phản đối việc tấn công nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh (như Phú Yên, Song Ngọc, Văn Thai, Đông Kiều, Kẻ Gai, Phúc Lộc) trong năm 2017; việc ngăn chận nhiều chức sắc Phật giáo Thống nhất và Công giáo cầu nguyện chung nhân Ngày Nhân quyền 10-12-2017, việc cản trở Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy cử hành đại lễ Đản sanh Đức Huỳnh Giáo chủ ngày 11-01-2018, việc bắt cóc Mục sư Đoàn Văn Diên từ ngày 24-12-2017, việc sách nhiễu chánh trị sự Hứa Phi tại Lâm Đồng từ hôm 12-01-2018…


3- Việc tấn công các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Đối với Hội Giáo chức Chu Văn An là tước quốc tịch và trục xuất vô luật pháp nhà giáo Phạm Minh Hoàng ngày 24-06-2017, cản phá cuộc hội họp của họ tại Hà Nội nhân kỷ niệm thành lập hội và thô bạo bắt bớ nhà giáo Vũ Văn Hùng ngày 04-01-2018. Đối với Hội Anh em Dân chủ là lần lượt bắt bớ từ tháng 12-2015 đến nay 8 thành viên của hội là luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thị Thu Hà, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà báo Trương Minh Đức, mục sư Nguyễn Trung Tôn, anh Nguyễn Trung Trực, anh Nguyễn Văn Túc và cô Trần Thị Xuân. Tất cả đều bị cáo buộc “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự cũ. Những người này cho tới nay vẫn không được gặp luật sư của họ.


4- Những bản án bất công và nặng nề đối với những công dân hoạt động cho nhân quyền và dân chủ: Nguyễn Quang Thanh và Tạ Tấn Lộc 14 năm, Huỳnh Hữu Đạt 13 năm, Vương Văn Thả 12 năm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm, Trần Thị Nga 9 năm. Nguyễn Văn Hóa và Vương Văn Thuận 7 năm, Phan Kim Khánh, Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Văn Thượng 6 năm, Nguyễn Văn Oai 5 năm. Những bản án tập thể cũng nặng nề không kém. Nhóm 5 thanh niên ở An Giang 19 năm vì treo cờ vàng (xử 21-12-2017), Nhóm 9 người ở Bình Định 83 năm vì rải truyền đơn (xử hôm 28-12). Ngoài ra, các phiên tòa này còn bất chấp các thủ tụng tố tụng (như không nghe luật sư biện hộ) và đàn áp thô bạo thân nhân bằng hữu của bị cáo đứng bên ngoài.


Mọi hành vi đàn áp nhân dân nói trên chẳng những không giúp giải quyết các vấn đề, bế tắc và khủng hoảng mọi mặt của xã hội, không giúp phát triển đất nước và thăng tiến dân sinh, trái lại chỉ gây thêm chia rẽ và đối kháng giữa nhân dân với nhà cầm quyền, làm cho Tổ quốc ngày càng thêm suy yếu, dễ trở thành miếng mồi ngon cho kế hoạch xâm lăng vốn đang tiến hành từng bước của Trung cộng.

Tuyên bố tại Việt Nam ngày 24-01-2018, trong bầu khí đàn áp qua những phiên tòa sắp xét xử nhiều công dân yêu nước.

Các tổ chức đồng ký tên (đợt 1):


1- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao đài Tòa thánh Tây Ninh. Đại diện: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân và CTS Nguyễn Bạch Phụng
2- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành
3- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố, Bà Thái Hằng.
4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diên: TS Nguyễn Quang A
5- Đài Việt Nam Hải ngoại Âu châu, Đức Quốc. Đại diện: Ông Đinh Kim Tân.
6- Đài Vietnam Sydney Radi. Đại diện: Bà Bảo Khánh.
7- Đảng Dân Chủ Việt. Đại diện: Ông Hương Huỳnh.
8- Giáo hội Tin lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Công Chính.
9- Giáo hội Cộng đồng Tin lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
10- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển, Ông Lê Văn Sóc.
11- Giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh. Đại diện: Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam.
12- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
13- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại điện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi.
14- Hội Dân Oan đòi Quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương
15- Hội đồng Liên kết Đấu tranh DCNQ cho VN. Đại Diện: Ông Trung Cao
16- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Ông Nguyễn khắc Mai.
17- Hội Người Việt Tự do Tại BC Canada. Đại diện: Ông Phan Mật.
18- Hội Pháp Việt Tương trợ AFVE. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.
19- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
20- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
21- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ.Đại diện: Ông Vũ Hoàng Hải.
22- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc châu. Đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn.
23- Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết. Đại diện: Ông Nguyễn Chí Trung.
24- Little Saigon Vancouver Foundation. Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh
25- Lương tâm Công giáo San Jose California Hoa Kỳ. Đại diện: Bà Cao Thị Tình
26- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
27- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Nguyễn Văn Lý.
28- Phong trào Liên đới Dân oan Việt Nam. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
29- Phong trào Yểm trợ khối 8406 Canada. Đại diện: Ông Lac Việt
30- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh, Thượng tọa Thích Từ Giáo, Thượng tọa Thích Vĩnh Phước.
31- Tập hợp Quốc dân Việt Vancouver Canada - đại diện Lac Việt
32- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa VN tại BC Canada. Đại diện: Bà Kim Huyền

Các cá nhân đồng ký tên (đợt 1):


1- Bùi Hiền, Nhà thơ, Canada.
2- Bùi Quang Vơm, Kĩ sư, Paris, Pháp.
3- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia.
4- Đặng Thiên Nhiên, Nữ tu, New Orleans, HK
5- Đặng Xuân Diệu, Đảng viên Việt Tân. Paris, Pháp.
6- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn.
7- Kha Lương Ngãi nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng.
8- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội
9- Lê Thanh Tùng, Thành viên Hội Anh em Dân chủ, Sài Gòn.
10- Lê Trung Hiếu, Công nhân, Đà Nẵng.
11- Lê Văn Sơn, Nhà báo tự do, Thanh Hóa.
12- Lucy Lư, Bán hàng online. California, Hoa Kỳ.
13- Lý Đăng Thạnh, Người chép sử, Sài Gòn.
14- Nguyễn Công Bình, Linh mục, Giáo phận Vinh.
15- Nguyễn Hữu Phước, Breda, Hòa Lan
16- Nguyễn Khắc Mai, Cán bộ hưu trí, Hà Nội.
17- Nguyễn Ngọc Sương, Nội trợ, Thư ký quỹ Việt Linh, New Orleans, HK.
18- Nguyễn Phúc Anh, Nhân viên kỹ thuật, Georgia, Hoa Kỳ.
19- Nguyễn Quốc Quân, Bác sĩ, Falls Church, VA, Hoa Kỳ
20- Nguyễn Thanh Phong, Tù nhân lương tâm, Tín đồ PGHH Thuần tuý, An Giang
21- Nguyễn Thế Quang, Giáo viên, Hoa Kỳ.
22- Nguyễn Thủy, Nhân viên hãng in logo, California, Hoa Kỳ.
23- Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris, Pháp
24- Nguyễn Trường Chinh, Dân oan, Hải Dương.
25- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
26- Nguyễn Văn Thông, Công nhân, London, Anh Quốc.
27- Nguyễn Vẻ, Ngư phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban Yểm trợ Khối 8406, New Orleans, HK
28- Nguyễn Xuân Châu, Y tá, Hoa Kỳ.
29- Phạm Thị Luật, Lao động tự do, Đài Loan.
30- Phạm Trần, Nhà báo, Hoa Kỳ
31- Phùng Tài, Nghề tự do, Dallas, Hoa Kỳ.
32- Trần Đức Thạch. Nhà thơ, Nghệ An.
33- Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth City, Australia.
34- Trần Minh Nhật, Nhà báo, Lâm Đồng.
35- Trần Thị Thảo, Giáo viên hưu trí, Hà Nội.
36- Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức
37- Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sĩ, Sài Gòn.
38- Trịnh Thuỳ Mai, Doanh nhân, Malmoe, Thuỵ Điển
39- Trương Văn Kim, Tù nhân Lương tâm, Lâm Đồng.
40- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
41- Vũ Vân Sơn, Phiên dịch, nguyên CT Hội Người Việt Berlin & Brandenburg, Đức.
42- Vương Kỳ-Sơn, Nhà Biên khảo, Giám đốc đài Việt Nam Tự Do, New Orleans, HK


Các tổ chức đồng ký tên (đợt 2):


33- Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao Đài. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm
34- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Phạm Trần Anh.
35- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân
36- Đảng Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện: Ông Hoàng Lê Hy Lai.
37- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Phạm Trần Anh.
38- Liên minh Dân chủ Tự do cho VN. Đại diện: Ông Huỳnh Hưng Quốc
39- Tập hợp Quốc dân Việt. Đại diện: Ông Nguyễn Trung Kiên.
40- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN. Đại diện: HT Thích Nguyên 41- Trí.
42- Thanh Niên Canada Tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Nguyễn Khuê Tú
43- Trang mạng nganlau.com. Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
44- Trang mạng T. Vấn & Bạn hữu, Houston, Hoa Kỳ. Đại diện: T. Vấn
45- Viện Nhân Quyền Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân,


Các cá nhân đồng ký tên (đợt 2):


43- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt
44- Hoàng Long, Phóng viên, Vương quốc Bỉ
45- Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng giáo phận Sài Gòn
46- Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, Hội An.
47- Khánh Phương, Nhà thơ, Pennsylvania, Hoa Kỳ
48- Lại Nguyên Ân,Nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
49- Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn
50- Lê Quang Uy, Linh mục DCCT, Sài Gòn
51- Lê Thị Bích Hà, Hưu trí, Dallas TX, Hoa Kỳ
52- Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
53- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn
53- Nguyễn Cung Tưởng, Nghề tự do, Cần Thơ
55- Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn.
56- Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
57- Nguyễn Văn Lành, Ngư dân, Quảng Bình.
58- Phạm Đình Trong, Nhà văn, Sài Gòn
59- Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Sài Gòn
60- Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội
61- Phạm Trung, Công nhân, California, Hoaky
62- Phan Văn Phong, Dân oan đấu tranh, Hà Nội.
63- Thanh Nguyễn, Xây nhà, Canada
64- Trần Minh Thảo, Nhà văn, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng
65- Trần Nghi Hoàng, Nhà thơ, Pennsylvania, Hoa Kỳ
66- Vi Đức Hồi, Cựu tù nhân lương tâm, Lạng Sơn.
67- Vũ Ngọc Phúc, Kỹ sư, Århus, Danmark
68- Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris France.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.210 giây.