logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/06/2013 lúc 06:00:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi có bốn đứa con, sau khi học xong đại học thì chúng lần lượt tìm học bổng đi Mỹ du học. Bạn bè và người thân quen hay hỏi:
- Sao anh chị/thầy cô dạy con hay vậy? Thầy cô có phương pháp gì hay chỉ cho bọn em biết với. Em muốn con của em sau này cũng được như vậy.
Chồng tôi nói:
- Có phương pháp gì đâu. Chúng nó tự học hành bình thường thôi. Tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở gì cả.
Tôi nói:
-Trong suốt 12 năm đi học đến trung học và 4 năm học đại học, một câu tôi thường nói với các con tôi là: “Các con đi chơi đi, các bạn đang đợi các con ngoài sân kìa”. Chúng ham học chỉ là bắt chước cha mẹ chúng thôi.
Rồi tôi nói thêm: Ngày nay con đường giáo dục đã rộng mở, tuổi trẻ có rất nhiều cơ hội để học hỏi, chỉ cần cha mẹ để ý hướng dẫn con cái khi chúng còn nhỏ thì hy vọng chúng sẽ nên người. Hơn thế nữa, ngày nay chuyện con cái hơn cha mẹ đã là chuyện bình thường.


Học nghề theo mẹ
Sau khu nhà tôi ở có một cái chợ nhỏ. Vì chợ ở gần nhà thờ Vườn Xoài nên có tên gọi là chợ Vườn Xoài. Nhưng nó cũng không cách xa Giáo Xứ Bùi Phát nên còn được gọi là chợ Bùi Phát. Mỗi ngày tôi đi chợ mua rau, mua thịt, mua cá, mua trái cây...
Tôi đi giữa các quầy hàng và tôi rất ngạc nhiên, sau đó tôi thấy vui vui, sau đó tôi cười cười mãi. Từ hàng thịt tới hàng cá tới hàng rau, tôi thấy có một hiện tượng giống nhau mà tôi không nghĩ đó là quy luật của cuộc sống. Người mẹ bán thịt bò thì con gái cũng bán thịt bò ngồi phía trước mặt. Mẹ bán cá thì con gái cũng bán cá ngồi cách đó không xa. Bà bán rau ngồi bên góc trái thì con bà ngồi bên góc phải. Tôi ra hàng trái cây, con gái bà bán trái cây vừa mới đám cưới nên thuê riêng một quầy cho mình. Nhìn cô gái vui tươi và xinh đẹp hơn mọi ngày, tôi hỏi:
- Nay mai có con, em muốn cho nó học nghề gì?
- Cô ơi, phải lo cho con học đàng hoàng chứ theo mẹ bán trái cây làm sao khá được?
- Em nói rất hay. Chúc em có những đứa con sau này học thành bác sĩ kỹ sư.
Cô gái cười, nhìn tôi bằng ánh mắt sáng long lanh.


Học nghề theo cha
Trong khu phố tôi ở, từ kênh Nhiêu Lộc đến cổng xe lửa số 6, có lẽ không ai không biết ông Bảy. Ông Bảy chuyên sửa ống nước, nhà ở bên bờ kênh Nhiêu Lộc. Cái nhà chỉ có vài tấm tôn lợp ở bên trên, còn xung quanh thì không biết gọi là gì, nhìn chẳng khác nào một cái hoa tơi tả trong bão tố.
Ông Bảy làm nghề này đã lâu, mọi đường mương ống nước trong khu này ông đều biết rõ như các đường chỉ tay của ông. Nhà nào bị bể ống nước, nhà nào bị nghẽn đường nước chảy, kêu ông Bảy lại một buổi là êm xuôi mọi chuyện, nhà cửa lại sạch sẽ như cũ. Ngày ngày ông Bảy đi làm dẫn theo hai đứa con trai.
Thời gian đầu, người cha làm, hai đứa con đứng nhìn rồi phụ cha hốt đất đem đổ lên xe. Dần dần đứa con trai lớn cùng làm việc với cha, đứa nhỏ đứng trên bờ nhìn. Cậu bé nghĩ gì? Mơ mộng gì khi nhìn dòng nước đen đang cuồn cuộn chảy? Đứa con trai nhỏ lớn dần lên thì đứa con trai lớn không còn theo cha nữa. Ông Bảy nói: -Nó đi học nghề xây dựng rồi.
Tôi nói:
- Vậy là tốt. Học xây dựng đỡ vất vả và ít nguy hiểm hơn.
Ít lâu sau ông Bảy lại khoe:
- Bây giờ tôi có nhà ở rồi. Nhà nước xây nhà ở khu Miếu Nổi cho chúng tôi ở để giải toả kênh Nhiêu Lộc. Mấy cha con chúng tôi phải đóng thêm 10 lượng vàng. Bao nhiêu năm vất vả, bây giờ tôi có nhà rồi.
Nhìn nét mặt hân hoan của ông Bảy, tôi thấy trong lòng tôi cũng đang nở ra một đóa hoa.
Người con trai nhỏ của ông Bảy dần dần trở thành một thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Ông Bảy đã già, nhưng ngày ngày hai cha con vẫn đi làm việc cùng nhau. Hình ảnh mãi mãi tôi không quên về gia đình này là hai cha con trên đường về: người cha ngồi lắc lư trên thùng xe phía trước, lơ đãng nhìn đời; người con trai ngồi lắc lư trên yên xe phía sau, lơ đãng nhìn trời trong gió chiều thổi mát.
Họ đi về nơi ngôi nhà hạnh phúc ở khu Miếu Nổi, nơi đó ông Bảy khoe ông vừa mới có một đứa cháu nội. Tôi hy vọng đứa cháu của ông Bảy sau này sẽ không theo gương của ông nội và cha nó, mà nên theo quy luật đi lên của xã hội, noi theo áng sáng mà đi lên, như một nghệ sĩ đương thời của Sài Gòn, từ một công nhân sửa cầu đường anh đã trở thành một nghệ sĩ sân khấu, và hiện nay, là người viết kịch bản kiêm đạo diễn được quần chúng rất yêu mến.


Học làm người
Trở lại khu chợ của tôi, tôi đi tìm bà bán rau nhỏ nhắn có khuôn mặt hiền lành. Những bó rau muống rau dền rau mồng tơi của bà xanh tươi sạch sẽ tôi rất thích. Bà không còn ngồi bán ở chỗ cũ nữa. Những người bán hàng xung quanh nói:
- Bà Tư bây giờ thành tiên rồi...
Tôi kinh ngạc nói:
- Ủa bà ấy khỏe mạnh sao lại...
Mấy người bạn vui tính của tôi cùng phá ra cười như pháo nổ chiều 30 Tết:
- Không phải chết cô ơi. Thành tiên là sướng như tiên ấy.
- Ôi trời! Mấy người làm tôi hết hồn. Bà ấy học được phép lạ hả?
- Con bà ấy học được phép lạ chứ bà ấy thì không. Con gái bà ấy năm ngoái học xong đi làm cô giáo. Con trai bà ấy học bác sĩ năm nay ra trường, bà ấy nghỉ bán rau rồi.
Đôi tay tần tảo của người mẹ đã có phép lạ đấy chứ, đã biến ước mơ của hai đứa con thành sự thật. Trên đường về, tôi suy nghĩ vẩn vơ: có phải người nào biết vẽ ra tấm bản đồ của kho báu sẽ tìm được con đường đi đến đích?
Cha làm thầy con không đốt sách là điều đáng quý, nhưng con hơn cha là điều đáng quý hơn nữa. Đó là quy luật đi lên của cuộc sống, những người biết đi theo con đường học vấn sẽ lật ngược số mạng, thay đổi dòng đời, mở lối đi mới cho con cháu vào tương lai.
Xã hội ngày nay không thiếu gì chuyện con theo gương cha hoặc hơn cha học thành bác sĩ, nha sĩ, giám đốc này nọ, nhưng xã hội Việt Nam lại xảy ra chuyện đau lòng khác. Có những người già xin vào ở trong Viện Dưỡng Lão, nơi ở miễn phí dành cho người nghèo. Ở đây đời sống thiếu thốn cơ cực. Khi ban Giám Đốc điều tra biết được có một số người già có con không nghèo, họ báo tin cho những đứa con là bác sĩ, dược sĩ, giám đốc này vào đưa cha mẹ về phụng dưỡng. Nhưng buồn thay, họ đợi rồi đợi mãi, không thấy những đứa con giàu có ấy đến tìm cha mẹ đem về!
Chuyện đó có gì lạ! Giống như chuyện cổ tích mà tôi thường kể cho các con tôi nghe: Có một ông già thật là già, lưng còng như cây sậy trước gió, nhưng trông ông lúc nào cũng sạch sẽ tươm tất, ông hay đứng dựa vào bức tường đầu chợ. Mọi người đi qua đi lại vẫn nhớ tới ông. Mỗi lần đi chợ về tôi cũng không quên bỏ vào tay ông một giọt vui. Bỗng một hôm tôi nghe có tiếng người nói bên cạnh: “Con ông ấy là bác sĩ đó cô”. Lời nói chỉ như gió thổi qua, nhưng sao tôi nghe như âm vang của một cơn sấm sét dội lại: “Con ông ấy là đao phủ đó cô!”
Học không chỉ để thành Tài, mà học còn để thành Người nữa, đó mới là mục đích cao quý của công việc Gíaơ Dục.

San Jose
30/4/2013
Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.