logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/02/2018 lúc 07:19:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Vào lúc 11:00am ngày thứ Bảy 27/1/2017 tại Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali, San Jose, một số đoàn thể người Việt tại địa phương đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Cố TT/VNCH Trần Văn Hương. Hiện diện trong buổi lễ người ta ghi nhận có: Cựu Th.T Nguyến Khắc Bình, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường, Ông Phạm Hữu Sơn CT/CĐNVQG Bắc Cali, Ông Vũ Huynh Trưởng Phó CT/CĐNVQG Bắc Cali, Ông Nguyễn Công Khanh Phó CT/CĐNVQG Bắc Cali, Ông Trần Gia Đắc Hội Quân Cảnh, Ông Hà Đình Huy Học Viện CSQG Bắc Cali, Ông Trần Song Nguyên Hội BĐQ, Ông Phát Kiên Hội TQLC, Ông Nguyễn Minh Đường LLSQTĐ, Ông Triệu Hà Hội ĐPQ/NQ, Bà Quế Hương XDNT, Ông Huỳnh Khuê QDĐ, Ông Nguyễn Ngạc Hội NSDH, các vị thuộc Khóa 17, 20 Thủ Đưc, Khóa 23 Đà Lạt…v.v. và các cơ quan truyền thông báo chí Việt Tribune, CM Magazine, Tiếng Nói Người Dân, Đời Mới, Nàng Thế Kỷ XXI.
 
UserPostedImage

Lễ Khai Mạc lúc 12:30pm do Ông Huỳnh Phong điều khiển, bắt đầu với lễ rước di ảnh cố Tổng Thống đi giữa hai hàng quân dàn chào vào nơi cử hành lễ giỗ, di ành do các cựu quân nhân ND, BĐQ, TQLC phụ trách. Tướng Nguyễn Khắc Bình và Ông Nguyễn Đức Cường nhận ảnh và đặt vào bàn thờ. Tiếp theo sau đó, cử hành Lễ Chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ, VNCH, và một phút mặc niệm. Kèn Truy Điệu do TQLC Nguyễn Minh phụ trách. Ba vị: Ông Nguyễn Khắc Bình, Nguyễn Đức Cường, Phạm Hữu Sơn cử hành Lễ Dâng Hương, và sau đó các Hội Đoàn và đồng hương dâng hương trước bàn thờ.
 
Ông Trương Ngọc Mỹ giới thiệu quan khách. Sau đó, Ông Mai Khuyên, BTC, đọc diễn văn chào mừng. Trong phần diễn văn ông cho biết hôm nay là ngày cuối cùng bàn thờ các anh hùng tử sĩ, quân dân cán chính VNCH được thờ cúng nơi đây còn tại vị, sau đó sẽ dời đến một địa điềm khác. Khu Hội hết hợp đồng thuê mướn.
Một vài vị khách phát biểu cảm tưởng. Cuối cùng là thụ lộc và xem văn nghệ do ban văn nghệ Duy Cường Hoàng Vinh phụ trách. Lễ hoàn mãn lúc 2:00pm

UserPostedImage

Tiểu sử Cố TT Trần Văn Hương:

Cố Tổng thống Trần Văn Hương là một chính khách Việt Nam Cộng Hòa, là cựu Thủ tướng (1964-1965 và 1968-1969), Phó Tổng thống (1971-1975) và Tổng thống trong thời gian ngắn ngủi bảy ngày (21 tháng 4 năm 1975 - 28 tháng 4 năm 1975) của Việt Nam Cộng hòa.
 
Ông Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Châu, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự hy sinh của gia đình, ông được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư phạm. Sau khi tốt nghiệp, ông Trần Văn Hương được bổ về dạy tại trường Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho, là ngôi trường cũ mà ông đã theo học mấy năm trước. Thời gian 1943-1945, ông Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luận lý tại trường. Ông là một thầy giáo đã từng đào tạo nhiều học trò nổi tiếng, và từng giữ chức vụ Đốc học Tây Ninh.
 
Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông tham gia chính quyền Việt Minh với tư cách nhân sĩ tự do. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, năm 1946, do ông biết lực lượng Việt Minh là Cộng sản quy chụp cho nhiều trí thức là Việt gian rồi đem thủ tiêu nên ông bỏ về quê sống ẩn dật, và tuyên bố bất hợp tác với chính quyền Việt Minh, Pháp và Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, (sau này là Quốc gia Việt Nam). Sau đó, ông lên Sài Gòn mở hiệu thuốc cho đến năm 1954. Trong thời gian đó ông lập đảng Phục Hưng, nhóm họp một số nhân vật chính trị như Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch Trần Văn Văn.
 
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông làm đô trưởng Sài Gòn trong chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm một thời gian. Sau đó, ông từ chức để phản đối chính sách độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm thời Đệ Nhất Cộng hòa. Năm 1960, ông cùng 17 nhân sĩ thành lập nhóm Tự do Tiến bộ, tổ chức họp báo tại khách sạn Caravelle (thường được gọi là "nhóm Caravelle"), chính thức xác nhận địa vị đối lập với chính quyền. Khi cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn Chánh Thi đứng đầu nổ ra, nhóm đã tuyên bố ủng hộ. Vì thế ông cùng 17 vị nhân sĩ nhóm Caravelle bị chính quyền bắt giam. Trong tù, ông có viết một tập thơ lấy tên là Lao trung lãnh vận (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, năm 1964, ông được cử giữ chức Đô trưởng Sài Gòn lần thứ hai. Không lâu sau, ngày 4 tháng 11 năm 1964, ông được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời giữ ghế Thủ tướng và lập Nội các. Tuy nhiên, chính phủ của Trần Văn Hương không tồn tại được lâu vì ngày 27 tháng 1 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý, lật đổ chính quyền dân sự và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu bị truất phế. Trần Văn Hương cũng bị bắt và quản thúc một thời gian ở Vũng Tàu.
 
Năm 1968, để tạo ảnh hưởng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời ông ra làm Thủ tướng lần thứ hai.
Năm 1971, ông cùng Tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và đắc cử chức vụ Phó tổng thống nhiệm kỳ 1971-1975.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông chỉ nắm chức vụ trong 7 ngày. Ngày 28 tháng 4, ông đã trao quyền lãnh đạo cho tướng Dương Văn Minh. Ông là vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.
 
Ông sống tại căn nhà số 216 đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Ông bà có hai người con trai. Con trai lớn là Trần Văn Dõi (1924-2011) và con thứ là Trần Văn Đính (sinh 1925). Trần Văn Dõi theo Việt Minh rồi bỏ ra Bắc. Trần Văn Đính làm phụ tá cho cha ở Sài Gòn rồi tỵ nạn sang Mỹ năm 1975, sống ở California. Cháu nội Trần Bảo Danh (con của Trần Văn Đính) nay sống ở Oregon, Hoa Kỳ.
 
Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà 216. Những năm tháng cuối đời, ông sống chung với em gái, em rể, và người con trai lớn là Trần Văn Dõi, (bí danh Lưu Vĩnh Châu), một cán bộ của Ban Công nghiệp Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đại úy Quân đội cộng sản Việt Nam.
 
Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 (nhằm ngày mồng ba Tết Nhâm Tuất), hưởng thọ 80 tuổi. (theo Wikipidia)

Lê Bình
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.