logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/02/2018 lúc 10:18:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
 
Vào trưa ngày Mồng Một Tết Mậu Tuất (16/02/2018), tại hội trường Việt Báo Little Saigon Nam Cali, trong buổi họp mặt tân niên hằng năm, đông đảo văn hữu, thân hữu đã có mặt để mừng sinh nhật lần thứ 95 của nhà văn, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ. Cũng nhân dịp này, gia đình của nhà văn cũng đã giới thiệu trang web www.doanquocsy.com đến với quí độc giả hải ngoại và trong nước.


Bằng hữu văn nghệ sĩ đến từ nhiều nơi: nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, nhạc sĩ Cung Tiến, nhà báo Lê Văn, nữ ca sĩ Khánh Ly… Nhiều vị dân cử vùng Little Saigon cũng có mặt. Nhà thơ Trần Dạ Từ đã đại diện văn hữu chúc thọ nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Ông còn kể về thời hai nhà văn ở cùng trại tù Gia Trung Pleiku trong khoảng thời gian 1977-1980, nơi đã giam giữ rất nhiều văn nghệ sĩ của Miền Nam: nhà văn Nguyễn Sỹ Tế, họa sĩ Chóe, nhà báo Thanh Thương Hoàng, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh…


Trong phần phát biểu của mình, nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho biết ông sinh ngày 17/02/1923, nhằm ngày Mồng Hai Tết Quí Hợi. Năm nay, Mồng Hai Tết cũng trùng với ngày 17/02, một sự trùng hợp thú vị. Ông nói tên “cúng cơm” thuở nhỏ của ông là “thằng Chưng”, có lẽ vì ông sinh ra trong ngày Tết có bánh chưng. Ông đã đọc bài thơ Thề Non Nước của thi sĩ Tản Đà để thay lời cảm ơn mọi người đã đến dự ngày sinh nhật 95 của mình.


Gia đình đã chính thức giới thiệu trang web www.doanquocsy.com, trang nhà của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Mục đích quan trọng nhất của trang web này là lưu trữ toàn bộ tác phẩm Doãn Quốc Sỹ để cho độc giả khắp nơi có thể đọc miễn phí, và các thế hệ trẻ trong tương lai có thể tham khảo sau này.
Trên trang web này, quí độc giả có thể tham khảo tiểu sử, danh mục tác phẩm Doãn Quốc Sỹ. Phần tiểu sử này do gia đình biên soạn và cập nhật, nên chính xác hơn so với những tiểu sử hiện nay đang lưu truyền.


Độc giả có thể tìm thấy những đoản văn viết về Doãn Quốc Sỹ của bạn bè thân hữu, cũng như hình ảnh kỷ niệm của Doãn Quốc Sỹ và văn hữu.
Độc giả có thể xem online miễn phí toàn bộ tác phẩm Doãn Quốc Sỹ. Sách online đã được dàn trang ở dạng pdf, có thể tải xuống và in dễ dàng. Hiện tại đã có 17 tác phẩm được đưa lên trang web. Gia đình của nhà văn đang tiếp tục chuẩn bị để đưa những tác phẩm còn lại đến với độc giả.
Những độc giả thích đọc sách in có thể đặt từng cuốn cho mình cũng trên trang web này. Đối với các độc giả ở Hoa Kỳ, sách có thể được gởi bưu điện đến tận nhà theo yêu cầu.


Mọi đóng góp tài liệu, hình ảnh, hoặc góp ý cho trang web www.doanquocsy.com xin liên lạc về địa chỉ e-mail: doanquocsy@outlook.com

Nhà văn nhà giáo Doãn Quốc Sỹ sinh ngày 17/02/1923. Là một trong những nhà văn đồng sáng lập nhóm Sáng Tạo. Là giáo sư giảng dạy tại các trường Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Vạn Hạnh trước 1975. Ông ở tù cộng sản hai đợt. Đợt 1 1976-1980 vì lý do viết văn trước 1975. Đợt 2 1984-1991 vì những tác phẩm viết sau 1975 và gởi lén ra hải ngoại để phát hành, trong đó tác phẩm Đi là tiêu biểu nhất. Sang Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình vào năm 1995. Hiện đang sinh sống tại Garden Grove, Nam California.
Đoàn Hưng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.031 giây.