I. Chồng có bồ nhí, ngày Tết muốn đem con riêng về nhà ra mắt họ hàngNăm nay tôi 51 tuổi, chồng tôi 55. Mấy năm nay vợ chồng tôi không còn ngủ chung phòng. Thậm chí chuyện chăn gối cũng thưa dần. Tôi nhận thấy kể từ đó chồng tôi thay đổi hẳn thái độ đối với tôi. Anh không còn quan tâm chăm sóc tôi như trước mà tỏ ra rất hờ hững, lạnh nhạt.
Chúng tôi có với nhau hai đứa con, một trai một gái. Con gái tôi lập gia đình cách đây 2 năm còn con trai thì đi du học ở Singapore, mấy tháng được nghỉ mới về chơi thăm nhà một lần.
Khi con gái tôi chưa lấychông, mẹ con tôi suốt ngàytíu tít bên nhau, thỉnh thoảngcháu chở tôi đi ăn uống, đimua sắm cho khuây khỏa.Tuy nhiên từ khi con có cuộcsống riêng, tôi như bị trầmcảm vì không có ai tâm sự lúc buồn vui. Chồng thì viện cớ bận việc, suốt ngày đi côngtác bỏ mặc tôi vò võ mộtmình. Bữa cơm gia đình cũngthưa dần và nguội lạnh vì chỉcó mình tôi ở nhà. Đôi khi tôichỉ ăn qua quít hoặc muacơm hộp về xúc vài muỗng lại bỏ.
Những buổi trò chuyệnvề công việc, con cái, xã hội..vv… giữa tôi và chồng cũng ngàymột ít, thay vào đó là nét mặt lạnh lùng và thái độ hờ hững của chồng. Tôi nghĩ, cũng có thể do cả hai đã ở tuổi xế chiều nên không còn mặn nồng tình cảm như xưa. Hơn nữa, mấy năm nay tôi cũng không chiều chuộng chồng được “chuyện ấy” nữa vì cứ nghĩ đơn giản là cả hai đều đâu còn trẻ trung gì.
Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy chạnh lòng bởi vì chồng không để ý đến cảm xúc của tôi. Tôi là phụ nữ, cũng cần lắm những cái nắm tay, những lời khuyến khích, những sự chia sẻ… Thậm chí tôi đã so sánh hoàn cảnh của mình với những người bạn cũ. Chồng họ vẫn cư xử vui vẻ với vợ như hồi còn trẻ. Tôi đâm ra nghĩ ngợi lung tung. Tôi nghĩ về những cố gắng, hi sinh của mình suốt mấy chục năm qua. Tất cả những điều tôi làm là vì ai? Không phải vì chồng con thì vì người dưng chắc? Nghĩ nhiều tôi đâm ra khó tính, mặt mũi hay cau có.
Những lúc trái gió trở trời, tôi mong nhận được lời hỏi han ân cần của chồng là xem vợ muốn ăn gì hay cần mua thuốc gì. Nhưng chẳng hiểu sao anh keo kiệt với tôi từng lời nói. Hễ tôi than vãnthì anh lại bảo: “Già rồi, nhức đầu chóng mặt là chuyện bình thường”. Tôi chỉ biết khóc vì tủi thân.
Tuổi xuân đã qua đi, giờ đây tôi đang phải đối diện với giai đoạn khó khăn của cuộc đời, ấy vậy mà chồng lại hờ hững, lạnh nhạt với tôi. Nhiều lúc tôi mơ ước giá như anh tâm lý một chút, biết cách chia sẻ cùng tôi thì hay biết mấy. Anh không giúp vợ trải qua những vấn đề tâm sinh lý của người phụ nữ khi mãn kinh. Trái lại, anh lại như người đứng bên lề nhìn tôi lê bước một cáchkhó nhọc đi mua thuốc hay đi bác sĩ một mình..
Lại một chuyện còn tồi tệ hơn,là đầu năm vừa rồi, tôi phát hiện ra chồng có bồ nhí. Hai người đã có với nhau một đứa con trai. Tôi choáng váng, suy sụp phải nằm bệnh viện cả tháng trời. Chồng cũng xin lỗi tôi và nói để tùy tôi quyết định mọi chuyện. Vì còn yêu chồng nên tôi chấp nhận tha thứ cho anh với điều kiện anh phải cắt đứt mọi quan hệ với người phụ nữ kia. Anh đồng ý nhưng xin tôi để anh được phép có trách nhiệm với đứa con riêng.
Gần một năm qua, tình cảm của vợ chồng tôi cũng có chút cải thiện. Chồng quan tâm, chăm sóc tôi hơn. Cách đây ít hôm, anh đắn đo một hồi rồi nói: “Tết này anh định cho con trai riêng về nhận họ hàng. Không biết ý em thế nào?”. Hiện tôi đang rất băn khoăn, không biết nên xử trí ra sao? Riêng hai con tôi không đồng ý và bảo rằng như thế thì cả nhà sẽ ”mất Tết”.
Vợ chồng đã hoà thuận, tôi không muốn căng thăng với chồng. Rất mong chuyên gia và quý vị độc giả cho tôi một lời khuyên. Tôi xin trân trọng cám ơn quý vị.
Vũ Thúy H.
(Thanh Khê, Đà Nẵng)
– Ý kiến của chuyên gia tâm lý:
Chị H. thân mến ,
Phụnữ bước vào giai đoạn mãn kinh thườngcó nhiềuthay đổi về tâm sinhlý.Khi đó, con cái củahọ cũng đã đến tuổi trưởng thành. Một phần trong số đó sống xa gia đình để học tập hoặc làm việc. Vì vậy trong suy nghĩcủa nguời phụ nữ thường xuất hiện cảm giác cô đơn do thể lực sút giảm và các hoạt động xã hội bớt hẳn. Họ ngộ nhận rằng mình đã già, không còn có ích cho con cái nữa, cũng như không còn hấpdẫn với chồng và thấy cuộc sống tẻ nhạt, hoài nghi về giá trị tồn tại của mình. Từ đó họ sinh ra trạng thái bi quan, tiêu cực, lo lắng, uuất, dễ bị kích đọng.
Giống như chị, một số ít phụ nữ thời kỳ này còn có những thay đổi về tính cách hoặchành vi. Bình thường vốn rất hòa nhã, khoan dung, độ lượng, nhưng đến giai đoạn này bỗng trở nên nóng tính,hay nổi cáu bất thường, hoặc suy nghĩ hẹp hòi, đa nghi, đố kỵ, lãnh cảm. Có những người lại thích giãi bày tâm sự với người khác. Khi gặp một người nà ođó, họ đem hết uất ức trong lòng ra đề nóí, đôi khi làm cho nguời nghe cảm thấy phiền phức.
Những biến đổi tâm lý theo chiều hướng tiêu cực nói trên cản trở,ức chếchức năng sinh lý bình thuờng của các bộ phận khác, dẫn đến tiêu hóa không tốt,chán ăn uống, huyết áp tăng,nếu Iâu dài có thể gây bệnh. Vì vậy bản thân người phụ nữ và những người thân trong gia đình cần có những hiểu biết đúng đắn về tâm sinh lý giai đoạn này để có cách thích nghi phù hợp.
Chị ạ, qua thư chị tôi biết chị rất bị sốc khi phát hiện chồng ngoại tình. Việc chồng chi quan hệ “ngoài luồng”và có con riêng, không chỉ trái với chuẩn mực đạo đức mà còn vi phạm luật hôn nhân gia đình cũng như chế độ một vợ một chồng. Tôi có cảm giác rằng anh ấy rất bình thản khi mọichuyện bại lộ. Dường như anh ấy đã cố sức chuẩn bị tâm lý cho việc này và nghĩ rằng chuyện ngoại tình, có con riêng của anh ấy là phải được chị chấp nhận.
Song dù sao mọi chuyẹn cũng đã được giải quyết êm đềm bởi tấm lòng bao dung của chị. Điều cần bàn bây giờ là chị nên ứng xử thế nào vớí con riêng của chồng. Dẫu sao thì đứa trẻ không có tội, nó cũng cần có một người cha, một tộc họ. Tuy nhíên, tôi nghĩchị nên bànbạc kỹ lưỡng với chồng về việc làm công tác tư tưởng cho các con. Nếu thực sự các con chưa đồng thuận thì có thể chờ một dịp khác gần nhất để dẫn cháu bé vềra mắt họ hàng. Hãy để Tết là ngày vui nhất, mọi người cùng hoan hỉ trong lòng, không phải căng thẳng, mặt nặng mày nhẹ với nhau.
Đôi điều chia sẻ với chị như vậy. Chúc chị và gia đình một năm mới dồi dào sức khoẻ, may mắn và thành công.
Chuyên gia: Tâm An
II. Lạt mềm trói chặt, dây nhỏ xiết đauNhân có món tiền thưởng đột xuất, ông Thích nói vòi vợ: “Hôm nay anh đưa em đi may một chiếc áo dài mặc Tết” . Bà Thích nói: ”Cái áo dài của em còn mặc được mà”. “Chiếc đó cũ rồi, lại thêu thùa sặc sỡ quá không phù hợp với tuổi của em nữa. Mà vải cũng mỏng, Tết năm nay lại lạnh, mặc áo mỏng dễ bị cảm”. Bà Thích cười: “Ừ thì may một chiếc thật đẹp, mặc Tết, chụp hình, thỉnh thoảng đi dự đám cưới cho ông vừa lòng”.
Tới tiệm may, cô chủ tiệm “tư vấn” cho bà Thích (nhũ danh bà là bà Dung): “Bác nên may một chiếc áo dài nhung màu huyết dụ. Dưới tà thêu vài đoá hoa tỉ muội màu hồng hoặc vài bông cúc màu vàng càng đẹp. Màu đó sẽ làm cho bác nhỏ nhắn lại một tí và thon thả hơn. Nếu đeo một chiếc vòng cổ hột màu trắng thì càng tuyệt vời và sang trọng lắm”. Bà Dung nghe vừa tai nên gật đầu đồng ý. Áo may xong, bạn bè bà Dung đều khen đẹp. Họ vừa khen chiếc áo, vừa khen bà Dung có người chồng tốt, lo đi may áo dài cho vợ.
Năm nay bà Dung và ông Thích đều ngoài 70 tuổi và đã đi chung được quãng đường 40 năm có lẻ. Người ta thường nói kẻ thù của tình yêu là thời gian nên những cặp đôi 40 năm mà vẫn mặn nồng như thuở đôi mươi như bà Dung và ông Thích quả là hiếm có. Thật ra thì ít ai biết rằng vợ chồng bà Dung cũng có những lần sóng gió, cơm không lành, canh không ngọt.
Vợ chồng bà Thích hơn 40 năm nay sống hạnh phúc.
Câu chuyện đầu tiên là việc ông Thích có bồ. Năm ấy bà Dung ngoài 40 tuổi, bước vào giai đoạn hồi xuân. Người phụ nữ nào vào thời điểm ấy đều rất cần được yêu thương, chăm sóc, nhưng ông Thích lại ít quan tâm đến vợ. Có người thì thầm là thấy ông chở cô Hằng chủ quán cắt tóc gội đầu kiêm làm móng chân móng tay – mọi người thường gọi là cô Hằng-“nail” – đi đâu đó. Bà Dung không lạ gì cô Hằng-nail. Cô ấy cùng quê với ông Thích, thuê nhà mở tiệm ở phố Lạc Trung, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Thích và bà Dung thường đến đó làm tóc, gội đầu. Việc ông Thích gội đầu thư giãn thì không có gì đáng nói, nhưng chở cô Hằng đi đâu đó thì đúng là phải xem xét lại.
Một hôm, ông Thích nói với vợ là đi công tác ở Quảng Ninh 3 ngày,và trong dịp này tiệm nail của cô Hằng cũng đóng cửa. Khi chồng về, bà Dung thấy người ông có mùi nước hoa lạ. Đàn ông, ra ngoài “ăn vụng” thường tự tin là mình đã chùi mép sạch sẽ nhưng thực ra họ lầm to, mùi nước hoa hoặc vết son môi không chùi hết được nếu vẫn mặc cùng chiếc áo đó.
Bà Dung biết dù có truy vấn cũng không giải quyết được vấn đề gì.Vì vậy, hôm sau bà nói với chồng: “Anh đi xa bụi bậm, đầu bẩn rồi. Anh tranh thủ đến tiệm cô Hằng-nail gội đi”. Ông Thích làm bộ nói: “Gội ở đâu chả được, sao cứ phải đến tiệm cô Hằng?”. ”Cô ấy gội kỹ, dầu cũng xịn, lại còn là đồng hương của anh, ủng hộ một tí cũng tốt thôi mà”. “Tiện đâu thì gội đấy, ủng hộ với chả ủng hộ cái gì”. “Anh không thích cô Hằng-nail à?”. “Em nói llung tung gì vậy? Gội đầu chứ có gì đâu mà thích với không thích?”. “Ấy là emhỏi cô ấy gội đầu có sạch không vậy thôi chứ có nói gì đâu”. Bà Dung mới nói sơ sơ tới “chuyện nhạy cảm” ông Thích đã bị đụng chạm nhưng ông cũng nể vợ ít nhiều.
Chuyện ông Thích chở cô Hằng đi đâu đó và chuyện tiệm Hằng-nail đóng cửa 3 ngày đúng thời gian ông Thích đi Quảng Ninh vẫn còn bám chặt lấy trí óc bà Dung. Thế là bà bí mật xác minh mối quan hệ giữa chồng và cô chủ tiệm làm nail trẻ đẹp đã ly dị chồng đó.
Sắp tới ngày nghỉ lễ 30 Tháng 4 và Mông 1 Tháng 5, bà Dung bèn đến tiệm Hằng-nail nhờ gội đầu rồi gợi chuyện: “Mấy ngày nghỉ lễ cô có định về quê không?”. “Em cũng muốn về thăm mẹ em với mọi người nhưng sợ ngày lễ, xe đông không mua được vé”. “Thì cô đi với gia đình tôi cho vui, ô tô rộngchỗ mà”. “Từ nhà chị đến nhà em còn tới hơn 20 cây số, em sợ làm phiền anh chị”. “Thì cô ghé nhà tôi ở dưới ấy trước cho biết nhà, sau đó anh Thích sẽ chở cô về. Đàn ông lái xe hơn 20 cây số có gì mà phiền”.”Nhưng liệu anh Thích có đồng ý không chị ?”. “Tôi nói là anh ấy nghe ngay. Anh Thích yêu quý vợ con lắm, đi làm về là nói đủ thứ chuyện. Một ông chồng tốt như vậy thì người bên ngoài trẻ đẹp đến mấy cám dỗ cũng không được đâu, tôi tin anh ấy lắm. Hàng xóm láng giềng đồn bậy đồn bạ tôi bỏ ngoài tai”. “Dạ vâng”. Không phải vô tình mà bà Dung nói như vậy. Đó là một lời bà cảnh cáo đối với cô Hằng.
Dịp nghỉ lễ đó Hằng đi nhờ xe của gia đình bà Dung về quê. Trên xe, thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt âu yếm của ông Thích nhìn cô Hằng qua kính chiếu hậu, bà Dung tức điên lên được và càng khẳng định về mối quan hệ giữa hai người là có thật. Các cụ có câu: “Yêu nhau đứng ở đằng xa. Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần”. Người ta có thể giấu được chuyện này chuyện khác nhưng không che giấu được ánh mắt. Biết vậy nhưng bà Dung không nói gì cả. Bà cố giữ thái độ bình tĩnh vì nghĩ nếu mình ghen tuông đến mấy cũng không giải quyết được điều gì, trái lại chỉ khiến chồng chán vợ hơn. Còn “dằn mặt” tình địch thì càng dại dột hơn nữa vì có thể đẩy hẳn chồng về phía bên kia. Vả lại, ông Thích rất yêu hai đứa con, nghĩa là ông ta luôn cần có gia đình. Cách thông minh nhất của bà Dung là vẫn dịu dàng với chồng và chú ý trau chuốt bản thân để gây sức hấp dẫn của mình đối với chồng.
Nghỉ lễ xong, ít lâu sau bà Dung lại bàn với chồng rủ cô Hằng đi chơi chùa Láng. “Nghe nói chùa Láng ở làng Láng Thượng quận Đống Đa thiêng lắm, xây dựng từ đời nhà Lý, cách đây gần một nghìn năm, có tới 198 pho tượng. Mình lên cúng chùa, sau đó nghe nhà sư giảng về sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh, vị thiền sư đã hoá thân thành con trai của em ruột vua Lý Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu. Vua Lý Nhân Tông không có con trai, khi sắp mất truyền ngôi cho con trai của Sùng Hiền Hầu tức người do thiền sư Từ Đạo Hạnh hoá thân thành. Đó là vua Lý Thần Tông. Vua Thần Tông sinh ra vua Lý Anh Tông là người ra lệnh xây dựng chùa Láng để kỷ niệm thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua cha Lý Thần Tông, hai người là một”. Bà nhắc chồng: “Anh đến đón cô Hằng về nhà mình ăn cơm trưa rồi chúng ta đi chùa Láng”. Ông Thích hỏi: “Có cần thiết phải rủ rê cô Hằng như thế không?”. Bà Dung nói: “Có chứ, đã quý thì quý cho trót. Bây giờ em với cô Hằng thân nhau như chị em ruột”. “Cô Hằng là cái gì mà quý với chả quý!…”. Tuy miệng nói vậy nhưng trong bụng ông Thích mừng tơn. Ông đi rồi, bà Dung tự hỏi liệu mìnhcó gửi trứng cho ác hay không? Xong bà lại tự nhủ phải như thế thôi, thái độ áp chế chồng chỉ là thêm củi vào bếp, ông ta sẽ duy trì mối quan hệvới cô Hằng như thế nào là tùy thuộc vào mức độ các mầu thuẫn trong gia đình mình. Nếu gia đình mình không có mâu thuẫn, điều đó có nghĩa nếu mình không cố tình gây ra mâu thuẫn thì họ sẽ không tiến tới hơn. Mình tin tưởng ở chồng. Ông Thích sẽ không làm điều quá đáng vì ông ấy còn có hai đứa con, một trai một gái, ông yêu quý con còn hơn mọi chuyện trên đời.
Càng ngày bà Dung càng thân mật với cô Hằng hơn. Mỗi tuần hai lần, bà đến tiệm Hằng-nail gội đầu và trò chuyện với cô chủ tiệm như người chị đối với em gái. Thỉnh thoảng bà còn mua cho cô Hằng những món quà nho nhỏ mà Hằng rất thích.
Thế rồi cô Hằng lấy chồng, bà Dung thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng mối quan hệ “ngoài luồng” kia đã chấm dứt.
Thử thách thứhai tưởng đơn giản mà lại nguy hiểm không kém, đó là chuyện bà Dung bỗng mắc bệnh “sợ việc ăn nằm với chồng”. Bà không cảm thấy hứng thú về chuyện phòng the mà còn thấy sợ. Đối với đàn ông, chuyện tình dục là rất quan trọng. Nguy cơ rạn nứt gia đình càng tăng lên khi thời gian này cô Hằng lại bỏ chồng. Tuy chỗ mướn cũ không còn, cô phải chuyển địa điểm mở tiệm làm nail cách nhà ông Thích khoảng 3 km nhưng “tình cũ không rủ cũng tới”, nhất là trong hoàn cảnh người đàn ông đang còn sung sức mà lại bị “bỏ đói” như ông Thích. Bà Dung lo lắm, chỉ sợ ông Thích và cô Hằng lại “tái hồi Kim Trọng” với nhau.
Tuy nhiên, điều bà Dung lo lắng và tìm mọi các dò la không xảy ra. Các con của ông Thích đã lớn, chúng luôn coi bố là thần tượng. Ông Thích không muốn “thần tượng” của chúng bị sụp đổ chỉ vì một người đàn bà đã từng bỏ ông mà đi, bây giờ trở lại. Ông có danh dự của ông. Ông giữ cái “danh dự ngầm” ấy bằng cách tránh xa cô Hằng, không bao giờ tới tiệm của cô nữa.
Thời gian qua mau, thấm thoắt vậy mà ông Thích đã quá tuổi thất thập. Ông đã lập kế hoạch dành cho hai vợ chồng già từ khi nghỉ hưu. Riêng về bà Dung, nhiều lúc thảnh thơi, ngồi nghĩ lại, bà thấy nhấm thía, hạnh phúc không phải tự nhiên nó đến. Nếu năm xưa bà thiếu kiềm chế, hành động sai lầm thì bây giờ gia đình bà đi về đâu, bà không tưởng tượng đựợc… ■
Đoàn Dự
Sửa bởi người viết 19/02/2018 lúc 10:40:21(UTC)
| Lý do: Chưa rõ