logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/02/2018 lúc 10:20:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Theo... phong tục cổ truyền, cả “tháng Giêng là tháng ăn chơi.” Ấy là nói trên lý thuyết, trên nguyên tắc hay đúng hơn chỉ theo thuở xa xưa, dân tộc mình vốn sinh sống thuần túy bằng nghề nông nên thời gian đầu năm vẫn chưa tới mùa “cày vỡ ruộng ra” nên mới tha hồ “ăn chơi” - mà không chỉ tháng Giêng thôi đấy nhé mà cả hai tháng tiếp theo, nào “tháng hai cờ bạc,” rồi “tháng ba rượu chè”...

UserPostedImage
Con chó Luna sống sót sau mấy tuần bị mất tích trên biển tại San Clemente, Quận Cam tháng Ba 2016. (NBC 7)

Thế nhưng ngày nay, cách riêng ở hải ngoại, không thiếu người Việt mình vẫn phải “lao động là vinh quang” ngay cả trong ba ngày Tết mà cổ nhân mình vẫn mô tả là “thiêng liêng,” nói chi đến “ăn chơi.” Chỉ một số tương đối nhỏ, may ra lấy được phép “vacation” để Ngày-Ba-Mươi ở nhà cúng ông bà, nghỉ Mồng 1 sum họp với gia đình... sau đó lại “cày chết” bỏ! Thôi thì “thời thế, thế thời phải thế” vậy!

Theo niềm tin của riêng dân săn bắn, vì loài chó tượng trưng cho đặc tính trung thành, nhất là khả năng săn mồi, tha mồi về cho chủ mà họ đoan quyết là vào mỗi dịp tân niên - trong khoảng 20 ngày đầu năm - bất cứ ai tỏ lòng quan tâm đến chó bằng cách hoặc ôm ấp chó, chịu khó dẫn chó đi dạo hay chỉ vuốt ve lông chó, chịu khó ca tụng chó, đọc thần chú về chó hoặc chăm chỉ nghe kể/nói về chó... thì bảo đảm sẽ được thần khuyển/thánh cẩu tha về cho bổng lộc, tiền của... đồng thời dẫn đường chỉ lối cho mà gặp các vận may, chẳng hạn mua Loto, trúng Loto, mua Mega, thắng Mega, mua số cạo, vớ bở... cạo số!

Hôm nay vẫn còn trong tuần lễ đầu tiên của tân niên - năm Mậu Tuất - nên cũng vẫn “hợp thời trang nhạc tuyển” để nói chuyện về... chó. Mà dĩ nhiên phải nói đứng đắn, đàng hoàng kẻo bị chó trả thù mà xui cả năm như thể câu ví “đen như... mõm chó”!

Bởi thế những câu chuyện về chó được tường thuật dưới đây chẳng những hoàn toàn có thật mà còn ngầm ý khen ngợi khả năng “vượt chỉ tiêu” của giống khuyển đến độ người nghe, bạn đọc phải tặc lưỡi, nghĩ “tuy thế cũng... khó tin”!
    
Tìm lại được chó cách xa nhà... 400 cây số!
    
Chó này thuộc giống cái, thuộc dòng dõi Schaefer (shepherd, ber-giê)), mang mỹ danh Rapunzel, được 8 tuổi đời. Trong lúc tôi tường thuật “sự cố” này thì Rapunnzel vẫn còn an dưỡng trên bàn điều trị của bác sĩ thú y ở Zurich. Tại sao nàng chó này lại hiện diện ở thành phố Thụy Sĩ... thì đó vẫn là một câu đố nan giải. Theo Buisiness Insider, điều đặc biệt là thật sự Rapunnzel vẫn “chung sống hòa bình” với chủ nhân của mình ở gần thành phố Frankfurt bên Đức - cách xa đó những 400 cây số. Sự kiện này lại được thông tấn xã AP trích dẫn như thể một chứng tích chính xác trăm phần trăm. Chính quyền thú y ở Zurich đã khám phá ra chi tiết tối ư quan trọng này khi họ tra cứu về thông-tin-sở-hữu của nàng chó.

Ấy là vì, theo AP ngày 13/2/2018, Rapunzel bị... biến mất khỏi nhà mình ở tận bên Đức cách thời điểm vừa nêu đã hơn sáu tháng. Chẳng ai biết nguyên nhân hay bởi động lực nào! Vẫn theo hãng thông tấn này, thế rồi vào giữa tuần lễ của đầu tháng hai vừa qua, nhân viên của một xe cứu thương đã vô tình chợt thấy một con chó... giang hồ đang cà nhắc lang thang ở dọc theo một “xa lộ cao tốc” (freeway) gần thành phố sầm uất Zurich.

Vốn là nhân viên xe cứu thương nên những người này.... “méo mó nghề nghiệp” động lòng trắc ẩn bèn dừng xe lại, tiến lại gần một cách vừa thận trọng lại vừ bày tỏ... thiện cảm. Có lẽ con chó cũng “thần giao cách cảm” được lòng tốt của những người này hoặc vì nó... hiểu được “chữ thập đỏ” nổi bật trên chiếc xe hơi vừa dừng lại lẫn trên ngực áo của họ mà nó dừng lại ngay, nằm sấp xuống liền. Với “con mắt nhà nghề,” các nhân viên cứu thương nhận ra được ngay là con chó này đang bị thương nặng và đã trong tình trạng “tàn canh gió lạnh” xác xơ...

Lập tức, các nhân viên cứu thương đã lấy chiếc mền (chăn) quấn lấy nàng chó rồi chở vội “nạn khuyển” này đến dưỡng đường thú y. Tại đây nàng Rapunzel đã được các bác sĩ thú y tận tình cứu chữa, cách riêng những nơi chảy máu nội tạng, băng bó các vết thương, nối kết lại những chỗ xương bị gẫy...

Khi kiểm tra cái “chip” (điện tử) vốn đã được cấy bên trong cơ thể con vật, các bác sĩ thú y đã khám phá nàng chó này tên là Rapunzel, đã bị... lạc (?) khỏi nhà mình ở đường phố Hưsbach, thành phố Frankfurt tận bên Đức. Và chính chủ nhân của Rapunzel cũng đã phổ biến những “tờ rơi” và cả đăng báo bản tin “Tìm Chó Lạc và xin Hậu Tạ” với tấm ảnh chân dung... đẹp gái của Rapunzel.

Dĩ nhiên đây là trường hợp “châu về hợp phố” nhưng người ta - cả phía chủ nhân Đức lẫn các bác sĩ thú y Thụy Sĩ - vẫn không thể giải thích tại sao Rapunzel có thể... lạc xa nhà cả đến 400 cây số và sống sót trong suốt sáu tháng trường?!
    
Chó được gọi làm bồi thẩm đoàn!
    
Quí bạn đọc nào đã là công dân Hoa Kỳ hẳn cũng từng hơn một lần nhận được giấy gọi làm thành viên của bồi thẩm đoàn (Jury) trong các phiên xử ở tòa án. Dĩ nhiên đây vừa là một bổn phận vừa là một vinh dự, thế nhưng chỉ dành cho loài người mà thôi. Vậy mà một con chó cũng thuộc giống Schaefer, cư ngụ cùng với chủ ở tiểu bang New Jersey... hồi tháng Tư năm vừa rồi đã nhận được lệnh gọi đi làm nghĩa vụ pháp lý (jury duty) này đấy. Lạ, nhưng cũng... oai chưa!

Vâng, ngày 17/4/2017, Barett Griner, chủ nhân của nàng khuyển IV Griner đã giật bắn mình đến như không thể tin nổi thị giác mình khi nhận được văn thư gọi con chó 5 tuổi của ông ta tham gia bồi thẩm đoàn.
Trong văn thư này hiện rõ lệnh gọi từ một tòa án thị trấn ở Cumberland. Ông Barett bèn thố lộ tâm tình với đài NBC, “Quá sức lạ lùng! Tôi cứ ngỡ chỉ có thể là một lá thư nhắc nhở của thị trấn nhớ đem chó đi chích ngừa hay đại loại như thế.”

Văn thư ghi năm tỏ rõ mười cho “người nhận” là IV Griner, tên của chú khuyển thuộc giống shepherd mà chủ nhân Barett Griner đã đăng ký nơi chính quyền thú y. IV phát âm theo Anh văn y boong cách thức mỹ danh con gái Ivy (“ai-vi”).

Ông Barett giải thích rằng sở dĩ ông chọn cách gạch bỏ mẫu tự Y trong tên nàng khuyển như thể một thứ trò chơi chữ trong chính tên gọi của ông. Tên cúng cơm đầy đủ của ông thật sự viết là Barry Griner IV, trong đó IV lại là một số tự La Mã và đứng “hạng thứ tư.” Nào ngờ sự “rắc rối tơ lòng” này đã đưa tới hậu quả “cười ra nước mắt.”

Thế rồi, để chứng tỏ mình là một công dân gương mẫu, ngay từ sáng sớm hôm sau, ông Barett đã dắt nàng khuyển cưng của mình đến trình diện “ba tòa quan nhớn.” Vị đại diện chánh thẩm tra xét xong, xác nhận ông Barett đã... có lý, và chính phía pháp đình phải đấm ngực “lỗi tại chúng tôi mọi đàng!”

Ông Denis Moffa điều phối viên pháp lý tại thị trấn Cumberland, đã “thành khẩn khai báo” rằng lỗi là bởi sự “bé cái lầm” về tên gọi nên việc triệu tập làm bồi thẩm đoàn vốn đã được máy vi tính (computer) tạo ra, nay máy cũng cứ “vô tư” mà thi hành. Thế mới gọi là... máy móc! Chuyên gia này bèn quay sang “thanh minh thanh nga” thêm với NBC: “Đây chẳng phải trường hợp duy nhất, nhưng cũng thường thôi. Chẳng hạn đúng ra “râu” phải là người mang danh John Henry IV nhưng đôi lần lại “cắm vào cằm” đối tượng tên Henry IV. Theo tôi nghĩ, máy vi tính cứ “vô tình” mà “nhặt” tên ra.... chứ đâu phân biệt người hay vật.

Còn theo thiển ý người viết, tên họ/gọi của người Việt mình chắc chắn vẫn đã và vẫn làm cho chẳng những nhân viên phụ trách ngoại quốc phải “điên cái đầu” mà máy điện tử nhiều khi cũng bị “đau cái đít.” Thí dụ thật đơn giản thôi nhé, Nguyễn Thi Nguyên mà viết kiểu chữ in NGUYEN THI NGUYEN thì bố ông Tây hay bà đầm nào mà đoán nổi đâu là tên họ, mô là tên gọi. Vả lại, thiếu gì tên gọi vẫn được thông dụng ở cả trai lẫn gái. Cá nhân người viết tên họ là Đào, tên gọi là Mỹ nên rất thường bị chính người Việt biến thành... “cô” hay “thím.” Lắm lúc “đau hơn hoạn” mà vẫn phải nhe răng cười trừ.

Trong khi đó về phần ông Griner, chính bản thân ông thì cũng đã nhiều lần được gọi tham gia bồi thẩm đoàn với đầy đủ và dĩ nhiên “chuẩn” tên gọi/tên họ của ông. Bởi thế đối với trường hợp nàng chó cưng của ông, cảm giác “nặng ký” nhất nơi ông là sự nực cười. Ông phát biểu: - Con mèo hẳn đã vớ được một cú “cat burglar” (kẻ trộm leo rào) hay vụ gì tương tự vậy. Tuy nhiên tất cả “sự cố” xét ra thì chỉ rất, rất khôi hài mà thôi!

Theo Telegraph, vụ IV này không phải là thú vật đầu tiên nhận được văn thư thăm dò ý kiến làm phụ tá thẩm phán hay như tiếng nôm na vẫn gọi là bồi thẩm đoàn; tóm lại dù gì thì nhiệm vụ cũng nhằm góp phần vào công việc “cầm cân nẩy mực.” Năm 2011 một con mèo đực ở Boston tên là Sal Esposito cũng được gọi làm thành viên bồi thẩm đoàn sau khi chủ nhân của chú mèo này đã “đăng ký” tên gọi của chú y chang tên của một nam nhân không khác gì một thành viên thứ thiệt của gia đình... Bởi thế mới ứng dụng những thành ngữ, như “tréo cẳng ngỗng,” “râu ông nọ cắm cằm bà kia” hay câu ví von: “Vật đổi sao dời nên vật lên làm người”...
    
Chó có thể sống sót dưới biển cả suốt 5 tuần lễ không?
    
Chẳng cần suy tính hay do dự, ai mà chẳng có thể trả lời được câu hỏi trên đây một cách nhanh chóng và ngon lành: Sức mấy, chết là cái chắc!

Vâng, vào một buổi sáng ngày 17/3/2016, gia đình Conner Lamb cùng với người bạn thân Nick Hayworth mang theo nàng khuyển Luna (1 xuân xanh) trên một chiếc ca-nô trong một chuyến câu cá ở ngoài hải đảo San Clemente, Nam California.

Bầu trời hôm đó tuy mây xanh, nắng tương đối nhẹ nhưng gió nhiều khiến thuyền bè tròng trành. Bỗng, trong lúc vợ chồng Conner, cậu con trai Peter và người bạn Nick chăm chú thả mồi câu cá thì nàng Luna tung tăng trên boong theo bóng mấy con chim hải âu. Cũng vì “say mồi bắt bóng” như vậy mà Luna... rớt tòm xuống biển lúc nào không ai hay. Mãi cho tới lúc biết thảm kịch thì kể như đã muộn. Thế nhưng gia đình Conner Lamb vẫn không ngừng lượn ca-nô xuôi ngược hết vòng nọ tới vòng khác để tìm kiếm Luna nhưng vô vọng. Họ gào khản cả tiếng luôn miệng gọi tên Luna như thể muốn thi đua với tiếng sóng, tiếng gió. Rồi khi ”trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,” họ vẫn chưa quyết định quay đầu ca-nô vào bờ mà tiếp tục trưng đèn... với niềm hy vọng - dù hết sức mỏng manh - Luna nhìn thấy mà.... sủa gọi. Nhưng cuối cùng tay không vẫn hoàn tay không... để rồi mãi khi tối mịt, họ mới chịu tuyệt vọng mà đành “đầu hàng vô điều kiện.”

Vào tới bờ, gia đình Conner và Nick còn cẩn thận báo cáo nàng khuyển Luna bị mất tích ngoài biển khơi. Trong số những nơi họ tiếp cận có cả trung tâm hải quân ở Coronado với một căn cứ ở hòn đảo Thái Bình Dương.

Sandy DeMunnik, phát ngôn viên của căn cứ hải quân này kể lại với đài ABC News, “Chủ nhân của con chó mất tích dưới biển này xác quyết với chúng tôi là Luna bơi giỏi lắm nhưng họ không dám tin tưởng con chó đủ sức bơi vào đất liền nhất là vào ngày biển động. Rồi chính chúng tôi cũng đã tìm kiếm ở một diện tích biển rộng lớn, nhưng không kết quả.”

Sau vài giây với vẻ ngậm ngùi, thiếu úy DeMunnik kể tiếp, “Chúng tôi tìm kiếm cả thảy hai ngày. Cho đến sau một tuần lễ thì chúng tôi quả quyết con chó đã chết ngoài biển. Xác của nó hẳn đã làm mồi cho cá rồi. Thế nhưng chúng tôi - và có lẽ mọi người biết chuyện - đã “bé cái lầm.”

Đúng thứ Sáu tuần sau, nhân viên hải quân trên đường ra căn cứ, đã giật bắn mình đến độ không tin nổi mắt mình trước một quang cảnh mà mọi người sẽ không thể quên nổi trong quãng đời còn lại: Bên vệ đường, con chó một tuổi đang ngồi co ro nhưng vẫy đuôi khi thấy người.

Phát ngôn viên của hải quân, Sandy DeMunnik bằng một giọng “hồ hởi phấn khởi” đã thuật lại tiếp rằng việc làm đầu tiên là chúng tôi gọi điện thoại ngay cho chủ nhân thông báo tin mừng. Tuy không chứng kiến, nhưng chúng tôi như cũng đã nhìn thấy rõ mồn một ông chủ con chó sau vài giây há hốc miệng kinh ngạc, đã nhảy cà tưng cà tưng lên vì vui sướng tận trời mây...

Trên trang Facebook, căn cứ hải quân viết là nàng Luna xem ra gầy đi chút đỉnh so với bình thường nhưng vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên họ không thể lý giải động lực nào khiến con chó đã có thể bơi được vào đất liền với khoảng cách 130 cây số... và vào bờ được bao nhiêu ngày rồi? Họ chỉ suy đoán đại khái, sau một tuần lễ mất tích, thay vì làm mồi cho cá thì Luna đã sống sót nhờ.... cá chết.
Cuối cùng chủ - chó đã được đoàn tụ trong bầu khí “vui như Tết”!
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.