logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/03/2018 lúc 11:22:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhạc phẩm “Tiếng nước tôi” của Phạm Duy đã mở đầu bằng câu bất hủ: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”. Bất cứ ai, yêu nước thương nòi, có một tấm lòng với đất Tổ quê cha, cũng đều thấy rõ điều đó, mặc dầu không nói ra. Nhìn lại những năm tháng dài của lịch sử, biết bao công trình trước tác Thơ Văn, đã làm sáng ngời nền văn học nước nhà. Dù có ngạo mạn cách mấy cũng không thể gạt bỏ: Một Nguyễn Du, một Nguyễn Công Trứ, một Bà Huyện Thanh Quan, một Đoàn Thị Điểm…v.v…
Nhưng ngôn ngữ không là một vật thể chết, ngược lại ngôn ngữ có đời sống riêng và phát triển không ngừng. Đó là điều tất yếu. Căn cứ vào ngôn ngữ có thể biết được đời sống và văn hóa của của từng địa phương, từng thời đại. Nếu không có “Cãi cách ruộng đất, thì không có những từ : “anh Đội, Rễ, Chuỗi”. (1)
Mỗi lần về Việt Nam tôi lại phải học thêm những từ mới, cách nói mới. Tiếng Việt trước năm 54, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có khác là khác về cách phát âm, hay một số tiếng mang tính địa phương, còn tâm tư tình cảm, cách diễn đạt không mấy khác, bởi cả nước cùng học bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
Sau 75, con sông Bến Hải không còn ngăn chia hai miền, thì có sự khác biệt rõ rệt trong lối dùng từ và câu của người Nam Bắc. Không ít người miền Nam ngớ ngẩn khi nghe: “Khẩn trương triển khai nghị quyết…để đảm bảo sự nhất trí trong đội ngũ công nhân…”. Dần dà qua cọ xát thực tế, sự cách biệt giảm dần và người hai miền cũng xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn. Trong khi ngôn ngữ bình dân có chiều hướng hòa đồng thì hàng “bác học” lại xuất hiện nhiều “quái kiệt”. Nhất là những người có trách nhiệm về thông tin văn hóa. Tôi có cảm tưởng những nhà “khoa bảng” thời nay không còn xem quần chúng ra gì.
Từ Văn Hóa, nay không còn ý nghĩa như người miền Nam hiểu trước đây. Văn hóa ngày nay là học lực, nói nôm là sức học. Trình độ Văn hóa 10/12 là học lớp 10. Thế nên rất khôi hài khi nghe một người có trình độ văn hóa đại học đi lừa đảo, đái bậy ngoài đường. Và để tỏ ra mình có văn hóa cao, một số người viết sách trong nước, đẻ ra những từ ngữ câu văn rất lạ và khó hiểu. Thử đọc những tựa sách sau đây:
Văn Hóa nghe nhìn và Giới trẻ
Văn Hóa Văn Hóa Tộc Người và Văn Hóa Việt Nam (Nguyễn Đức Thịnh)
Vì một nền Văn Hóa Việt Nam Dân Tộc Hiện Đại (Nguyễn Phú Trọng)
Một thức nhận về Văn Hóa Việt Nam (Phan Ngọc)
Văn minh tinh thần từ chất lượng văn hóa (Trường Lưu).
Tôi tin chắc không một người miền Nam nào đã hấp thụ nền giáo dục trước 75 đủ trình độ viết những câu như thế.
Quần chúng dựa vào các nhà “Văn Hóa” trên để nói : Văn hóa xếp hàng, văn hóa gửi xe, văn hóa ăn nhậu…và theo cách này, thì phải có: “Văn hóa chạy việc, văn hóa chạy bằng, văn hóa sinh đẻ, văn hóa nhà thổ, văn hóa bụi đời …”. Văn hóa quả là vấn đề sống chết ở VN ngày nay. Vào các xóm làng, cả những ngõ hẻm tối tăm, đều qua một cổng chào, có những khẩu hiệu vang như chuông đồng:
Nhân dân khu phố 3 quyết tâm xây dựng khu phố xuất sắc – Khu phố văn hóa” (hẻm 53 Bùi Viện Q 1, HCM)
Nhân dân khu phố 1 tích cực hưởng ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư.
Khu phố văn hóa, Khóm văn hóa, Làng văn hóa, Khối văn hóa…đến cả Bưu điện văn hóa, Đình văn hóa…có thể nhìn thấy khắp đất nước Việt Nam, nơi nào cũng được dán nhãn hiệu văn hóa. Nếu người nước ngoài đọc được những bảng hiệu nêu trên chắc chắn phải bái chào bất cứ ai họ gặp trên đường. Cũng may họ không biết chữ Việt, và chỉ nhìn nếp sống (Văn Hóa) đơn giản bình dị của người mình nên họ tỏ ra rất gần gũi và quen thuộc.
Văn Hóa đầy dẫy, vậy mà nơi công cộng, từ chợ búa, trường học đến bệnh viện công viên, đều có những khẩu hiệu cổ xúy, kêu gọi dân chúng thực hiện những vấn đề thông thường trong đời sống: Luật giao thông, vệ sinh đường phố, vệ sinh thực phẩm, bài trừ ma túy…không trộm cắp. Mấy năm trước lên núi chùa Thầy (Hà Tây), tôi gặp một câu viết bằng sơn trắng trên vách đá mà lạnh cả người: “Không bẻ bông ỉa bậy”, nơi thắng cảnh du lịch, nơi bá tánh đến lễ bái mà thế sao! Những người “làm văn hóa” không thấy bị sỉ nhục sao! Những điều kể trên, trước 75, miền Nam chỉ dạy cho trẻ nhỏ trong nhà trường chứ không mang ra giáo dục quần chúng.
Trên tờ Tuổi Trẻ (trong nước) ngày 10 tháng 4 – 07 ở trang 3 có câu: “…công trình có chức năng căn hộ cao tầng..” trang 14: “…việc Thanh Hóa bị phạt tiền và xử thua 0 – 3 là khả năng rất lớn”. “phát hiện và bắt giữ 2 đối tượng có biểu hiện nghi vấn đi cướp giật.
Một cuốn sách có nhan đề:“…câu hỏi dùng cho Sát Hạch, Cấp Giấy Phép Lái Xe Cơ Giới Đường Bộ”. Hoặc những câu trên báo hàng ngày: “Xử lý nghiêm những người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông (lái xe) vi phạm luật lệ giao thông”, “ Trung tâm nuôi dưỡng người có công cách mạng và đối tượng xã hội”, “Xử lý nước uống” – “Xử lý buồng ngủ”- “Giải phóng đống rác này”. Giới báo chí trong nước ngày nay có lối sáng tạo chữ nghĩa một cách rất máy móc: Có giờ cao điểm tất có giờ “thấp điểm”, “ Ngoại tình” đối với “nội tình”…Một quan chức Đại Học đã ra chỉ thị: “…đề thi đại học năm nay phải phân hóa” (phân loại). Trên trang 5 báo Thanh Niên ngày 13-8-07 có tựa bài: “ Sử kiếm giữa phi trường có “lá chắn” nào không?”, và trong vụ anh sỹ quan công an dùng kiếm uy hiếp nhân viên an ninh phi trường Đà Nẵng, giới chức địa phương đã không công nhận đấy là kiếm mà chỉ là đồ chơi vì không có nhãn mác. Cũng chuyện anh công an này đã nổ 4 phát súng trong quán Karaoke năm 2000, nội vụ được cho qua do “Công cụ hỗ trợ bị cướp cò” chứ không cố ý. Chữ nghĩa được sáng tạo như một“Công cụ hỗ trợ”.
Nếu chịu khó ghi thì còn vô số những cách nói tương tự trong đời sống hàng ngày từ những ông Tiến Sĩ và những quan chức nhà nước. Tôi hỏi một sinh viên tốt nghiệp đại học thương nghiệp về những trường hợp nói trên, anh cho là bình thường, nghĩa là sự sai trái đã được hợp thức hóa. Hình như có một nhân vật đã nhắn nhủ: “Hãy giữ sự trong sáng của tiếng Việt”. Như vậy là trong sáng hay sao!
Một anh bạn gần trọn đời cống hiến cho nghệ thuật: Hội họa, Thơ, Văn, đã than thở: “Nghèo rồi có ngày giàu, chuyện không đáng lo, cái đáng sợ là làm rữa nát một nền văn hóa của dân tộc đã có từ lâu đời. Đây là một trọng tội”. Giết một người đã trọng tội huống nữa giết bao nhiêu thế hệ!
Nhưng cũng rất buồn cười, đôi khi “văn hóa” lại được dùng như văn hóa: Báo tuổi trẻ ngày 25 – 04 – 07, ở mục Theo Dòng trang 4 có câu: “Theo thẩm phán Nam, Lê Văn Út có hành vi nhắn tin bằng điện thoại đe dọa cô Võ Thị Mỹ Ngọc, bằng lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo”. Ông Út có trình độ văn hóa thạc sĩ, ông là giáo viên trường Đại học tại chức Cần Thơ, sao bảo thiếu văn hóa! Cũng báo Tuổi Trẻ ngày 10 – 4 – 07, bài “Di chứng của bao cấp”, viết: “Bao cấp là một hệ thống mà trong đó mọi thứ được phân bổ từ trên xuống – từ cơm áo gạo tiền đến các quyết định….. Một mô hình như vậy đã đưa đất nước chúng ta đến đâu thì ít người trong số chúng ta không biết,..” (TS Nguyễn Sĩ Dũng). Tôi thiết nghĩ, đây là gốc rễ mọi bất cập hôm nay, từ giáo dục, y tế, xây dựng, thể thao…đâu đâu cũng nổi lên những vấn đề quần chúng kêu than. Nếu không phát xuất từ tinh thần thụ động do bao cấp thì làm gì có chuyện hai cô giáo Lại thị Châm và Trương thị Lệ Bình, trường tiểu học Liêm Tuyền (Hà Nam), sửa bài của thí sinh trường khác từ đúng thành sai để cho trường mình có tỉ lệ đỗ cao. Và, biết bao chuyện đau lòng xẩy ra hàng ngày mà người làm không chịu trách nhiệm (bởi do chỉ thị cấp trên). Một Thạc Sĩ Bác Sĩ tại phòng cấp cứu bệnh viện trung ương Huế đã nói với tôi: “Chúng tôi làm theo chỉ thị Bộ Y Tế”(2). Mở tờ Tuổi Trẻ ra sẽ thấy không ngày nào không có những chuyện trớ trêu xuôi ngược, người trong nước còn không biết đường lần, huống nữa người ngoài về.
Việt Nam ngày nay, ngôn ngữ đa dạng, cách dùng phức tạp, nói nghĩa này, phải hiểu nghĩa kia. Nói “một cửa” nhưng lại nhiều “cổng”. Dân chúng đang kêu trời về chủ quyền nhà đất: Giấy đỏ (2 thứ), giấy hồng (3 thứ) thêm giấy trắng…Đường thông hè thoáng, nhưng lề đường cứ chiếm kinh doanh. Khách đi đường phải chen lấn với xe cộ, nếu có tai nạn chẳng ai đền bù.
Người Việt hải ngoại “học tiếng nước ta” như một thứ ngoại ngữ, cố gắng để hiểu chứ nói và viết không phải dễ, bởi nó vượt quá tầm hiểu biết thông thường. Số đông người trong nước cũng ngán ngẫm cho sự việc chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày mà đành ôm nỗi niềm “bức xúc”.
May thay, những nhà văn tên tuổi như: Tô Hoài, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân…không hề nhiễm loại “Virus văn hóa” nói trên
Một buổi sáng, bên bàn cà phê vĩa hè, tôi đã nghe cuộc bàn thảo trao đổi về đề tài “Thấy vậy mà không phải vậy”, một người trong bọn khẳng định: “Đấy cũng là do tự hào về những cái rỗng tuyếch, cứ học người Nhật, người Hoa, tuyên bố huỵch toẹt rằng nước ta nghèo, dân ta dốt, gỡ bỏ hết những khẩu hiệu văn hóa, những vô địch bách chiến bách thắng… rồi cố mà dạy nhau, học hỏi thiên hạ, may ra có ngày khá…”.
Nghe thì đau lòng, nhưng suy cho kỹ có khi phải thế mới nên.
Trần Công Nhung
______________________
(1) Đội cãi cách, có nhiệm vụ tổ chức đấu tố địa chủ. Rễ Chuỗi là thành phần bần cố nông, chuyên tìm dịa chủ để tố. (Đọc tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài)
(2) Đọc bài Ngộ độc trang 179 QH tập 7.
(3) Nhà văn Trần Bình Nam có viết một bài bàn về chữ vc,ông cho rằng chữ Việt được sáng tạo qua từng thế hệ và là tài sản chung của dân tộc, nhiều người quen dùng thì rồi ai cũng hiểu…
Xin ghi lại một số trường hợp về ngôn ngữ ngày nay trong nước:
“Trí tuệ xúc cảm là một thành tố trí tuệ mới được phát hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX”.
Theo nhà chức trách hàng không, sự cố này xảy ra với hành khách tham gia trên chuyến bay mang mã hiệu CX756 của Hãng hàng không Cathay Pacific. Người đàn ông này là Việt kiều tham gia hành trình bay từ Mỹ quá cảnh qua Hong Kong và về Việt Nam lúc 18h30
Bộ trưởng bộ bưu chính viễn thông trả lời báo chí: “Báo chí dùng từ điện thoại xài chùa, anh em lãnh đạo cũng hơi tâm tư.
Một tiến sĩ viết:” Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và năng suất trong chế biến sản phẩm dạng màng sợi từ gạo”. Một lối phô trương kiến thức kênh kiệu, vô nghĩa!
Báo TN. 3/4/12:
Cấp cứu 115 chủ yếu kiếm tiền (Thanh Tùng hà Minh): Bệnh Viện cấp cứu Trưng Vương tp.HCM được giao nhiệm vụ làm “nhạc trưởng” điều phối toàn bộ công tác cấp cứu ngoại viện của TP.
Một nữ chuyên viên pháp lý (tòa án Thừa thiên) sau khi phỏng vấn một phụ nữ (để làm hôn thú) đã viết: “Hoàn cảnh chị Hương rất là hoàn cảnh”.

Tin sách: Sách QHQOK bộ 16 tập (discount 50% 11 tập đầu). Xin liên lạc tác giả: email:trannhungcong46@gmail.com,
(816)988-5040 hoặc add:
1209 SW. Hopi St.
Blue Springs, MO. 64015 (USA)


UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

Sửa bởi người viết 01/03/2018 lúc 11:24:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.