I.Sự may mắn cuối cùng của đứa con gái chết tiệtNhững cuộc chơi rông bán trời không văn tự Cô gái Lê Thị Ngọc Châu sinh năm 1995 (năm nay 23 tuổi) ở huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre, tuy còn ít tuổi nhưng đã có một quá khứ “lẫy lừng”… bán trời không văn tự như một cuốn tiểu thuyết đen tối do tự mình tạo ra.
Châu sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn, nên vừa chập chững vào đời đã không thể chọn cho mình một con đường tốt đẹp.Châu bập vào yêu đương rất sớm và cứ thế quay cuồng trong bão táp tình yêu. Gia hình không đủ sức ngăn cản đứa con gái trẻ người non dạ đang mờ mắt vì yêu, nên đành nuốt nước mắt nhìn Châu mặc áo cưới khi vừa bước sang tuổi 18. Chồng của Châu cũng là một chàng học trò không chịu học hành, miệng còn hơi sữa, chưa biết làm gì để sinh nhai ngoài việc sống nhờ vào cha mẹ. Lấy nhau xong, họ cứ suốt ngày chơi không rồi cãi vã nhau vì chẳng kiếm đâu ra tiền. Những lúc chán nản, chồng bỏ nhà lang thang đến nhà bạn bè vài ngày mới về, Châu ở nhà cứ việc… ngủ rồi bày ra ăn uống cho qua thì giờ.
Bị bố mẹ cả hai bên rầy la quá, đôi trẻ cũng bắt đầu tập tành buôn bán kiếm ăn. Nhưng do chưa có kinh nghiệm mà cũng do thiếu siêng năng, chỉ mới hơn một năm, chút vốn do bố mẹ chồng giúp đỡ cộng với số nữ trang nhỏ nhoi hồi làm đám cưới bay hết. Chán đời, anh chồng trẻ bắt đầu giở chứng, tìm đến các mối quan hệ ngoài luồng. Đứa con gái đầu lòng được 4 tháng tuổi thì chồng công khai qua lại với bồ nhí. Châu uất ức bèn bế con bỏ đi một hồi rồi bế về trả cho ông bà nội và bắt đầu những ngày lang bạt, ngủ với bất cứ ai có tiền, chơi bời thâu đêm suốt sáng. Ban ngày Châu mê mải trong bài bạc, ban đêm thì bạ đâu táp vô đó kiếm tí tiền còm, hễ túi có chút đỉnh tiền là lại đi đánh bạc. Lúc ấy Châu mới ngoài 20 tuổi và cái kết thúc cho cuộc hôn nhân là tờ ly hôn sau gần 3 năm chung sống với chồng nhưng lang thang bên ngoài nhiều hơn ở nhà.
Trở thành “con người tự do” nhưng không biết đi đâu về đâu và rất túng thiếu, sự suy sụp tinh thần khiến Châu càng lún sâu vào cuộc đời lang bạt, sống rất bệ rạc. Cho đến một hôm, Châu gặp một tay anh chị cũng là một kẻ ăn chơi, bài bạc, chuyên sống về nghề đi đòi nợ thuê. Đang chới với không nơi nương tựa, Châu đành “thí cái mạng cùi”, sống với hắn theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng.
“Cuộc tình” kéo dài được ít lâu thì Châu phát hiện ra ngoài nghề đi đòi nợ thuê, anh ta còn là một dân ghiền hạng nặng, chuyên kiếm thêm tiền bằng cách buôn bán lậu xì-ke ma tuý cho các dân ghiền khác. Hắn luôn luôn dụ dỗ Châu đi vào con đường nguy hiểm đó, nhưng chút khôn ngoan cuối cùng của Châu là rất sợ bị công an bắt, đồng thời sợ mình cũng hoá ghiền như hắn nên không dám. Dụ dỗ không được, hắn đánh Châu trận nào trận nấy thâm tím mày mặt, thừa sống thiếu chết. Lúc “phê” thuốc hay say rượu hắn cũng đánh. Lúc thiếu tiền mua thuốc hay thua bạc hắn cũng đánh và Châu rất sợ hắn đánh mình chết trước khi công an biết hắn là dân ghiền, chuyên buôn bán xì-ke ma tuý. “Mày không chịu kiếm ăn như tao thì đi làm gái gọi cho có tiền chớ tao không hơi đâu nuôi báo cô mày hoài. Một đứa con gái vừa trẻ vừa đẹp như mày, mới ngoài 20 tuổi, thiếu gì thằng muốn nhào vô. Công việc của tao hễ lộ ra là bị tóm cổ, mày đi làm điếm coi bộ còn sướng hơn tao rất nhiều”. “Làm điếm cũng có thể bị cảnh sát bắt, tôi sợ lắm!…”. “Này thì sợ này! Này thì sợ này! Tao đánh cho mày chết xem mày sợ tao hay sợ cảnh sát!…”. Hắn lại đánh, lột hết quần áo của Châu ra, trói lại mà đánh nhưng… vẫn chừa cái mặt xinh đẹp của Châu với hy vọng Châu sẽ đổi ý, đi làm gái gọi, phụ hắn kiếm tiền.
Cái mà Châu sợ thực ra là HIV. Đi làm gái gọi trong các khách sạn tuy kiếm được nhiều tiền thật nhưng nghe nói đàn ông có những gã liều mạng, thích “đá banh chân không” hơn là đá với chân mang vớ. Chúng đòi hỏi các cô gái – nhất là các cô xinh đẹp như Châu chẳng hạn – cũng phải “hy sinh” cho chúng sung sướng. Đó là cái chết. Hễ gặp gã nào bị HIV thì cô gái đó coi như đi đứt, tiền bạc cách chi chữa cũng không nổi.
Bị gã côn đồ tàn ác đánh dữ quá, Châu bèn bỏ trốn. Nhân lúc hắn đi giao “hàng” vắng, cô lén đến nhà bạn, nhờ bạn cho mình mượn thêm chút ít tiền rồi ăn mặc quần áo đồ bộ của bạn, mặt mũi bôi lem luốc, đầu đội nón lá, đi xe ôm trốn về nhà bà ngoại ở Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp. Cô đi xe ôm chứ không dám đi xe đò vì sợ hắn sẽ ra bến xe Bến Tre bắt lại. Lấp Vò trước năm 75 thuộc tỉnh Sa Đéc. Nay Sa Đéc trở thành một huyện của tỉnh Đồng Tháp còn Lấp Vò trở thành một đô thị, ở đấy có Khu công nghiệp Lấp Vò người ta đang cần công nhân, còn ở trong quê, khoảng giữa sông Tiền và sông Hậu, gần với kinh Xáng thì có nhiều lò gạch rất lớn, từ trước tới nay họ vẫn chuyên môn làm gạch tiêu thụ đi khắp các tỉnh miền Tây, Châu nghĩ mình sẽ xin vô làm công nhân trong Khu công nghiệp hay làm công nhân lò gạch để đỡ cho ngoại. Từ Bến Tre qua Đồng Tháp khá xa, y không biết cô có nhà bà ngoại ở bên Lấp Vò nên không thể qua bên đó bắt cô lại được. Đây là lần đầu tiên Châu biết suy nghĩ khôn ngoan, chín chắn.
Tuy đã tháo cũi xổ lồng, thoát khỏi địa ngục nhưng sau khi được huấn luyện làm công nhân may mặc tại Khu công nghiệp Lấp Vò, Ngọc Châu vẫn sợ lỡ chẳng may hắn biết, từ bên Bến Tre tìm sang bắt lại thì khổ. Thế rồi đùng một cái, Châu nghe tin hắn bị bắt đi cai nghiện và sẽ bị đưa ra toà về tội buôn bán xì-ke ma tuý, cô thở phào nhẹ nhõm và nghĩ bữa nào được nghỉ sẽ về Bến Tre đem đứa con sang sống với mình.
Năm 2017, sau khi trốn qua nhà bà ngoại được 6 tháng, Châu gặp Võ Ngọc Duy, chàng trai tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại ngành Kế toán, hiện đang làm nhân viên kế toán trong khu công nghiệp nơi Ngọc Châu làm công nhân may mặc.
Duy là con một, gia đình khá giả và có nền nếp. Cha mẹ Duy đã nghe nói về quá khứ không tốt của Châu nên ra sức phản đối, không muốn cho Duy giao dịch. Châu cũng biết lỗi lầm của mình trước đây nên luôn luôn né tránh, không muốn cho Duy có dịp làm quen. Nhưng làm sao giải thích được lý lẽ của con tim khi người ta yêu thương, say đắm? Châu càng trốn tránh thì Duy càng theo đuổi. Cuối cùng, sự chân thành và tha thiết của Duy đã chinh phục được trái tim vốn đã trầy xước của Châu. Mối tình vừa bắt đầu thì cũng là lúc họ găp phải búa rìu của dư luận.Trước sức ép của gia đình, Duy chọn giải pháp là bỏ nhà ra đi để cha mẹ phải đồng ý. Cuối cùng, trời chẳng chịu đất thì đất đành chịu trời, cha mẹ Duy đành chấp nhận cho đôi trẻ qua lại.
Một đám cưới trong mơ đúng lúc tưởng đã cùng đườngHôm đám cưới, Ngọc Châu ăn mặc cũng không lấy gì làm sang trọng lắm với bộ đồ cưới do Công đoàn Khu công nghiệp Lấp Vò may tặng; đầu đội ruy-băng kết hoa nhưng do cô đẹp và còn rất trẻ – mới 22 tuổi – nên được nhiều người khen ngợi. Bên cạnh cô, chú rể Võ Ngọc Duy lớn hơn cô 3 tuổi, cũng đẹp trai không kém gì ai với bộ đồ vét và chiếc cravát có sọc nghiêm chỉnh. Chung quanh là bạn bè hầu hết đều là công nhân, ai cũng vui vẻ cười đùa, chụp hình lưu niệm và chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc. Sau hôn lễ, buổi chiều mọi người sẽ ra nhà hàng ngay giữa đô thị ăn mừng. Chưa bao giờ Ngọc Châu được hưởng một đám cưới vui vẻ, tưng bừng náo nhiệt như vậy kể cả đám cưới thứ nhất khi cô lấy chồng lúc 18 tuổi. Cô tưởng như mình đang sống trong mơ…
Cứ ngỡ “bến đỗ” đầy may mắn với chàng thanh niên giàu tình cảm, có công ăn việc làm ổn định sẽ trọn vẹn, cuộc đời như được tái sinh thì Châu bỗng nhận được tin gã du đãng nghiện ngập và buôn bán xì-ke ma tuý bị giam giữ trong trại cai nghiện chờ ngày ra toà đã chết do HIV. Lúc này, Châu đang mang thai chỉ còn vài tháng nữa là đến ngày sinh. Đứa trẻ trong bụng mặc dầu là con của Duy nhưng liệu nó có bị ảnh hưởng bởi lối sống sa đoạ của Châu ngày trước hay không? Gã côn đồ hung hãn chết do HIV, liệu Châu có bị HIV hay không? Châu lo lắm, lúc nào cũng bơ phờ, gọi chẳng buồn thưa như người mất hồn. Tuy chưa đi xét nghiệm nhưng cô tin chắc mình cũng bị nhiễm HIV từ gã du đãng đó. Nếu biết như thế thì cô đã đã tự mình gánh chịu, không lấy Duy để làm liên lụy đến chàng.
Còn về phần Duy, khi biết chuyện, Duy chỉ nói: “Nếu mẹ con em có bị gì thì anh vẫn ở bên em, không hề ân hận khi cùng chung số phận với em, bởi vì thường thường nếu vợ bị thì chồng cũng bị hoặc ngược lại”.
Nhưng dù Duy có an ủi thế nào chăng nữa điều này cũng quá khủng khiếp đối với Châu. Trong cơn khủng hoảng, có lần cô lén đi mua thuốc ngủ về tự tử nhưng Duy phát hiện kịp thời, anh móc cổ họng vợ cho ói thuốc ra rồi đưa đến bệnh viện cứu cấp. Bác sĩ giải thích với Châu là ngay cả khi mẹ bị nhiễm HlV thì con cũng chưa chắc đã bị và có nhiều trường hợp, người mẹ bị nhiễm HIV nhưng với công nghệ hiện đại, nếu được điều trị đầy đủ thì vẫn có thể từ dương tính trở thành âm tính.
Theo đề nghị của Duy, bệnh viện chuyển mẫu máu và hồ sơ của Châu lên cơ quan y tế chuyên xét nghiệm HIV ở Sài Gòn để có thể kiểm tra chính xác mọi thứ.
Lấy máu xét nghiệm HIV tại Sài Gòn.(Hình minh hoạ)
Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, tâm trạng Châu hết sức nặng nề mặc dầu bên cạnh luôn có Duy an ủi. Về phần cha mẹ Duy, khi biết chuyện Châu có thể bị nhiễm HlV do cuộc sống không lành mạnh lúc trước và nếu Châu bị HIV thì Duy cũng bị, điều đó khiến ông bà rất tức giận. Trong cơn phẫn nộ, ông bà cấm Châu không được phép bước chân về nhà mình còn Duy muốn đi đâu thì đi, ở luôn trong khu công nghiệp cũng được, đừng về nhà để ông bà phải nhìn thấy mặt.
Châu cũng không dám về nhà cha mẹ ruột ở bên Bến Tre, đành cùng Duy sống trong căn nhà kho của khu công nghiệp, thiếu thốn đủ mọi thứ. Đã nhiều lần Châu nghĩ đến cái chết nhưng luôn luôn được Duy an ủi nên đành phải sống.
Ba tháng chờ đợi kết quả xét nghiệm đối với Châu là 3 tháng hồi hộp khủng khiếp. Khi kết quả được gửi về, Châu tưởng như mình sống lại khi đọc thấy dòng chữ kết luận vắn tắt bên dưới: “Âm tính đối với HIV”. Trong niềm sung sướng trào dâng, cô cứ ôm chầm lấy chồng hỏi đi hỏi lại: “Âm tính là không bị HIV phải không anh? Có đúng là em không bị HIV không anh?”. “Đúng, âm tính là không bị HIV”. “Thế sao thằng cha đó nhiễm HIV em lại không bị?”. “Anh cũng không hiểu. Có thể em may mắn có kháng thể chống lại rất mạnh đối với HIV, mà cũng có thể thằng cha đó bị HIV sau khi em đã bỏ nó, trốn về Đồng Tháp sống với bà ngoại”. “Rồi anh có phải đi Sài Gòn xét nghiệm nữa không?”. “Không cần, em không bị là anh không bị, anh không cần phải đi xét nghiệm”. Châu vẫn chưa yên tâm: “Hay ít nữa em sanh xong, chờ cậu bé lớn hơn một chút cả gia đình mình đi Sài Gòn chơi, đến cơ quan y tế xét nghiệm cho anh với con luôn cho chắc ăn?”. Duy ngạc nhiên: “Ủa, sao em biết em sẽ sanh con trai mà nói “cậu bé” ?”. Châu cười ngỏn ngoẻn: “Tại vì em lén đi siêu âm, bác sĩ nói con trai. Ông già bà già vẫn mong có cháu nội trai, em phải giữ bí mật kẻo lỡ bác sĩ nói sanh con trai, lúc sanh lại sanh con gái ông nội bà nội lại cho là em nói xạo”. Duy lắc đầu: “Em kỹ quá, lúc siêu âm nếu họ nói con gái thì có thể lầm, lại sanh con trai. Còn nếu họ nói con trai thì không lầm được, chắc chắn đó là con trai”. “Sao lạ vậy?”. “Tại vì con trai có đứa có cái “con giống” bị cái “túi đạn” bên dưới che khuất nên họ tưởng con gái, lúc sanh lại là con trai. Còn con gái thì không có “con giống”, không có “túi đạn” nên họ nói con gái là con gái, không thể lầm được”. “Thế anh thích con gái hay con trai?”. “Con nào cũng được, con gái có cái hay của con gái, con trai có cái hay của con trai, anh không phân biệt”. “Hay há, em thấy anh luôn luôn tốt bụng đối với tất cả mọi người”.
Chiều hôm đó sau khi hết giờ làm việc, vợ chồng Duy chở nhau về thẳng nhà mà không sợ bị “cấm cửa”. Duy đưa cho ba má coi tấm giấy xác nhận âm tính HIV của Châu, đồng thời cho biết Châu sẽ sanh con trai. Ông bà mừng lắm. Bà mẹ nói: “Vậy là may mắn lắm rồi. Thôi, hai đứa đi tắm rửa, má cắm thêm nắm gạo rồi lát ăn cơm”. Còn ông thì nói: “Ít nữa vợ thằng Duy sanh con trai, ba sẽ làm thịt con heo thiệt lớn mời bà con hàng xóm lámg giềng đến chung vui, mầng tụi bay sanh cho ba má đứa cháu nội”.
Châu là một trong những cô gái có sự may mắn cuối cùng sau những năm tháng trôi giạt, hư thân mất nết do chính mình gây ra.
II. Người đàn ông chết tiệtThưa chuyên gia tâm lý và quý vị độc giả,
Tôi và chồng ly thân đã 2 năm nay vì không tìm được tiếng nói chung trong rất nhiều chuyện. Cuộc sống vợ chồng ngày một tẻ nhạt. Tôi và anh đi về như hai cái bóng, như hai kẻ thuê chung một căn nhà trọ. Chúng tôi có một con trai, một con gái ngoan ngoãn, học giỏi, nên vợ chồng tôi không ly dị mà xác định cư xử văn minh với nhau vì các con. Anh đi làm tối ngày nên cuộc sống của cảc con cũng ít bị xáo trộn. Tôi đảm nhiệm hết việc trông nom, đưa đón, chăm sóc các con học hành nên khá vất vả, bận rộn. Anh chỉ có trách nhiệm đóng góp đầy đủ học phí và các khoản học thêm cho các con.
Đầu năm ngoái tôi nghe anh thông báo đã có bạn gái mới, cô ấy rất trẻ và xinh xắn. Tôi biết chuyện nhưng cũng không để tâm lắm vì đã xác định ai đi đường nấy, giải thoát cho nhau. Ngoài ra, việc chăm sóc hai con, đi làm, dạy kèm con mỗi tối, lo lắng, chạy vạy khi các cháu đau yếu đã đủ choán hết thời gian của tôi. Năm nay tôi 40 tuổi rồi nên xác định sẽ ở vậy nuôi con và lấy các con làm chỗ dựa cũng như niểm vui cho tới cuói đời. Tôi là giảng viên của một trường đại học lớn ở Sài Gòn nên công việc khá bận rộn, đặc biệt là vào các mùa tuyển sinh, thi cử hay dẫn sinh viên đi thực tập.
Gần đây anh về nhà trong tâm trạng cực kỳ hoang mang, bấn loạn. Trông anh gầy dộc hẳn đi, đầu tóc bạc trắng đến mức phải vào bệnh viện truyền nước dinh dưỡng suốt mấy ngày liền. Lần đầu tiên từ khi lấy nhau, tôi thấy anh khóc và tuyệt vọng như vậy.
Biết có chuyện không ổn xảy ra, tôi vừa hỏi thì anh quỳ sụp xuống chân tôi và nói: “Xin em giúp anh, cho anh một lối thoát. Anh rất ân hận. Hình như anh bị trời trừng phạt như vậy”.
Tôi chưa hiểu chuyện gì thì anh cho hay một tin đột ngột mà có gặp cơn ác mộng tôi cũng không thể tưởng tượng ra được. Cô bạn gái mới sinh đôi cho anh hai đứa con trai nhưng chẳng may cô lại qua đời vì bạo bệnh. Anh mong tôi đem hai cháu bé về nuôi và nhận chúng làm con đẻ, cũng là để cho cô bạn gái đã qua đời khỏi bị tai tiếng vì hiện nay xóm giềng và những người thân thuộc vẫn chưa ai biết là cô sinh con. Trước đây cô gái này bị bệnh về thận, bác sĩ khuyên không nên có thai nhưng vì quá quá khao khát làm mẹ nên cô giấu anh chuyện bác sĩ dặn. Suốt thai kỳ cô đã nhiều lần phải vào bệnh viện, nằm treo chân lên để bảo đảm tính mạng cho cả mẹ và con.
Người mất giờ đã mất rồi, không thể cứu vãn được nữa. Anh hoang mang không biết làm thế nào với hai đứa con mới lọt lòng mẹ. Bố mẹ anh qua đời sớm, các anh chị em thì đều đã lập gia đình và có cuôc sống riêng của mình nên không giúp đỡ gì được. Anh bảo nếu tôl không nhận các cháu về nuôi, có lẽ anh phải đem cho người ta hoặc gửi vào cô nhi viện hay đưa vào chùa. Trong lòng tôi vô cùng đau khổ nhưng khi nghĩ đến việc các bé dù sao cũng cùng một cha vớì các con tôi, chưa lớn đã phải chịu cảnh bơ vơ không cha không mẹ thì tội nghiệp quá. Tôi muốn đem các cháu về nuôi nhưng có hai điều làm tôi sợ hãi. Điều thứ nhất, khi các cháu biết được sự thật chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc đời. Điều thứ hai, trong cuộc sống sau này, tôi sợ mình sẽ phân biệt đối xử các con với nhau vì không bước qua nổi rào cản tâm lý của chính mình.
Ban đầu tôi đã định gật đầu với suy nghĩ cứ coi như mình sinh hai cháu ra, nhưng sau mấy ngày suy nghĩ, tôi thấy việc này không hề đơn giản. Sau này các cháu khôn lớn thì làm sao che giấu được sự thật? Là mẹ của hai con riêng và hai con chung, dù có bao dung đến mấy chắc chắn tôi cũng có lúc không tránh khỏi so bì và cáu giận. Sống cuộc sống nặng nề như vậy, phận đàn bà như tôi làm sao có thể chịu đựng nổi?
Tôi có nên nuôi 2 đứa con tư sinh của chồng hay không?
Mấy năm nay tôi còn có các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm khớp. Các bác sĩ khuyên nên chú ý chăm sóc bản thân, phải nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để bệnh không tiến triển nặng thêm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ khi có tuổi. Nếu tôi chăm sóc hai cháu nhỏ chắc chắn tôi sẽ không còn thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi được nữa. Rẩt mong chuyên gia và cộng đồng quý bạn độc giả cho tôi lời khuyên. Tôi xln chân thành cảm ơn.
Vũ NgọcTrâm
(Phường 10, quận Gò Vấp, Sài Gòn)
– Ý kiến của chuyên gia tâm lý Đỗ Bích Thuỷ báo NGL:Chị Vũ Ngọc Trâm thân mến!
Câu chuyện của chị thực sự khiến tôi là người ngoài cuộc cũng thấy thật khó nghĩ, khó xử. Chúng ta hãy bình tĩnh xem xét lại câu chuyện này từ đầu nhé và hãy nói về người chồng “chưa ly hôn” của chị.
Sở dĩ tôi nhấn mạnh cụm từ “chưa ly hôn” là bởi vì bao lâu nay anh chị sống với nhau tuy cùng nhà nhưng chẳng khác gì đã ly hôn cả. Anh ấy – chồng chị – cho tôi cái cảm giác đó là một người đàn ông vô trách nhiệm, yếu đuối và rất thiếu bản lãnh. Anh ấy bao lâu nay đã bỏ mặc chị với hai đứa con, không có trách nhiệm gì hết ngoài việc tham gia chu cấp tiền bạc để chị nuôi con. Ngoài khoản đóng góp ra, anh ấy không khác gì người ngoài. Và rõ ràng một điều là anh ấy không còn yêu thương chị. Trái tim, tâm hồn và thể xác anh ấy đã gửi ở một nơi khác từ lâu rồi. Ngườị ta nói vợ chồng có thể hết tình nhưng vẫn còn nghĩa. Điều đó tôi thấy ở chị thì có mà ở anh ấy thì không. Chắc chắn anh ấy cũng biết rằng chị đã rất vất vả trong thời gian qua. Và sức khỏe của chị không được tốt chắc chắn anh ấy cũng biết. Vậy mà giờ đây, khi phải đối diện với việc làm cha của hai đứa con sơ sinh, anh ấy lại quay về xin chị chìa vai ra gánh vác. Nói chị thứ lỗi, tôi cảm thấy bấy lâu, và cả bây giờ, thậm chí cả trong tương lai, nếu có thể, anh ấy sẽ luôn lợi dụng lòng nhân ái, sự nhẫn nhịn và lòng bao dung của chị.
Dám làm thì dám chịu, đấy mới thực sự là người đàn ông chứ không phải cứ làm rồi có hậu quả thì lại trút gánh nặng ấy lên vai người phụ nữ. Bây giờ chị có thể nhận hai cháu bé, tôi chưa bàn tới chuyện sau này chị có yêu thương hai cháu hay không, có so bì giữa hai con chung với hai con riêng hay không nhưng tôi nhìn thấy sự lười biếng và bê trễ của anh ấy là rất có thể đấy chị ạ.
Chị sẽ thế nào nếu như anh ấy lại tiếp tục để 4 đứa con cho chì chăm sóc, mỗi tháng chỉ đưa cho chị một khoản tiền vừa đủ còn anh ẩy thì lại lông bông bên ngoài? Rồi sê ra sao nếu như nửa năm, một năm nữa anh ấy lại thẽ thọt tâm sự: Tôi đã có người yêu mới, và rồi lại có những đứa trẻ mới?
Tôi nói ra những dự cảm không lấy gì làm tốt đẹp này không phải để ra sức can ngăn chị nuôi hai đứa nhỏ. Chúng không có tội tình gì, và nếu có thể thì bất kỳ người phụ nữ nào trên đời cũng có thể chìa tay ra đón, huống hồ ít nhiều gì thì chúng cũng là các em cùng cha với các con của chị. Điều mà tôi muốn nói là, chị cần phải thẳng thắn đối diện với chồng và nói tất cả những dự cảm này. Chị cần phải nói về sự vô trách nhiệm của anh ấy đối với con cái trong thời gian qua, chị cũng cần phải được nghe anh ấy nói về kế hoạch của anh ấy trong tương lai. Anh ấy sẽ làm gì để nuôi hai đứa con riêng và hai đứa con chung? Anh ấy sẽ duy trì lối sinh hoạt như thế nào? Anh ấy và chị rốt cuộc có quay về làm vợ làm chồng hay lại vẫn tiếp tục ly thân mà không ly hôn?
Có một điều cẩn làm rất rõ, đó là hai cháu bé này là con riêng của anh ấy, nên trách nhiệm nuôi dạy là hoàn toàn thuộc về anh ấy, chị chỉ giúp đỡ một phần nào mà thói.
Chị ạ, tôi nghĩ, đối với người đàn ông càng ỷ lại chúng ta càng cần phải đặt gánh nặng trách nhiệm một cách rõ ràng, rành mạch lên vai họ. Nếu như chị im lặng, cắn răng nhẫn nhịn thì rồi chị sẽ không còn đủ sức khoẻ để làm mẹ nữa đâu.
Mặc dù chị đặt ra câu hỏi có nên nhận nuôi các bé hay không, nhưng tôi đồ chừng rằng chị đã quyết định xong rồi. Vấn đề mấu chốt bây giờ là chị phải có niềm tin rằng chồng chị sẽ ở bên cạnh để thực sự cùng lo toan cho các con. Niềm tin ấy chỉ anh ấy mang lại được chứ chẳng phải ai khác trên đời.
Người góp ý: Đỗ Bích ThủyĐOÀN DỰ