logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/04/2018 lúc 11:23:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trẻ em lúc nào cũng có điện thoại trên tay để theo dõi mạng xã hội. (Hình: BAY ISMOYO/AFP/Getty Images)
WESTMINSTER, California (NV) – Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được sự hữu dụng của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram. Tuy nhiên, các mạng xã hội (social media) này cũng có nhiều tác hại, nhất là đối với trẻ em.
Chỉ cần vào những trang mạng này, người dùng có thể tìm ra những người bạn cũ lâu ngày không gặp, trò chuyện với người thân cách họ rất xa. Người sử dụng cũng có thể dùng những trang web này để theo dõi tin tức và làm nhiều chuyện khác.
Các doanh nghiệp cũng dùng mạng xã hội để quảng bá cho thương hiệu, nhất là các nhà hàng vì họ thường dùng những trang web này để trò chuyện với khách hàng, trả lời các thắc mắc. Khách thì dùng “social media” để tìm hiểu những thương hiệu mà họ có ý định ghé qua ủng hộ, từ đánh giá của khách hàng khác đến những mặt hàng của tiệm.
Các giáo viên, giáo sư cũng dùng mạng xã hội để làm cho học sinh dễ tiếp cận các em hơn. Nhiều giáo viên đăng bài tập lên các trang web này để học sinh làm rồi nộp ngay cho họ, rất tiện lợi.
UserPostedImage
Chụp “selfie” lúc nào cũng một việc cần làm khi có điện thoại và có dùng mạng xã hội. (Hình: JOHN THYS/AFP/Getty Images)
Mạng xã hội thì có biết bao nhiêu tiện lợi, nhưng cái gì cũng có hai mặt tốt xấu và mạng xã hội cũng có nhiều tác hại, nhất là đối với trẻ em.
Chắc hẳn ai ra đường cũng thấy cảnh cha mẹ và con cái đi chung, cha mẹ thì làm chuyện của mình còn các con thì cúi mặt vào điện thoại để lên Facebook hay các trang web khác để nói chuyện với bạn bè. Đây là một chuyện rất thường thấy với giới trẻ hiện giờ vì nhiều phụ huynh cho biết con cái của mình không thể nào bỏ được cái điện thoại ra.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cư dân Westminster, chia sẻ về trường hợp của con trai 12 tuổi của mình: “Con tôi lúc nào cũng nhìn vào cái màn hình điện thoại, không biết để làm gì nữa. Ngày nào cũng thấy nó ‘phây búc phây biếc’ nói chuyện với bạn bè, ngay cả giờ ăn mà còn không bỏ ra được, lúc nào cũng khư khư cái ‘phone’, không biết phải làm sao để trị.”
“Cứ nghĩ mua cho con cái điện thoại để nó dễ liên lạc mình khi có chuyện gì, hay để khỏi ganh tị với bạn bè vì đứa nào cũng có một cái. Nhiều lúc đòi cúp điện thoại của nó, thì nó cứ làm dữ rồi cãi nhau với vợ chồng tôi. Công nghệ tiện thì tiện mà làm cho bọn trẻ bây giờ không để ý chung quanh gì hết, lúc nào cũng cái điện thoại là trên hết,” ông cho biết thêm.
Bà Trân Lê, cư dân Garden Grove, cũng cho biết về con gái mình: “Bọn trẻ bây giờ không biết sao mà lúc nào cũng dính vào cái điện thoại. Lúc nào cũng Facebook hay Twitter rồi Instagram, học hành không lo học mà cứ coi mấy cái trang web này hoài. Cứ lâu lâu là chụp ‘selfie’ rồi đăng lên mạng cho bạn bè coi. Không lẽ phải tịch thu điện thoại của nó sao? Làm vậy thì con mình cần gọi bố mẹ thì cũng kẹt, chán quá đi thôi. Nhiều lúc chở nó đi mua sắm mà nó cũng nhìn điện thoại mãi.”
Cũng như ông Tuấn và bà Trân, nhiều phụ huynh không chỉ ở Orange County mà còn ở khắp nước Mỹ cũng rất lo lắng về vấn đề con cái mình lúc nào cũng nhìn vào màn hình điện thoại. Không chỉ có cha mẹ thôi mà các thầy cô giáo cũng rất lo.
Nhiều giáo viên cho biết các em từ độ tuổi 10 đến 18 rất dễ bị “nghiện” mạng xã hội vì có thể biết bạn bè mình làm gì mỗi ngày, dễ dàng trò chuyện. Ngoài ra, nếu không dùng thì các em cũng có thể bị trêu chọc nên áp lực từ bạn bè cũng là một phần làm cho các thanh thiếu niên lúc nào cũng phải cầm điện thoại.
Các thanh thiếu niên có thể bị bắt nạt qua mạng. (Hình: lfsneb.org)
Nhiều chuyên gia tâm lý cho biết trẻ em rất dễ bị áp lực từ bạn bè, thấy bạn bè ra sao thì thường hay bắt chước như vậy và điều này dễ xảy ra gấp bội phần vì có mạng xã hội. Các em chỉ cần thấy bạn bè mình làm gì trên các trang mạng rồi bắt chước làm theo ngay. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, có nhiều trò chơi dại dột xảy ra.
Khi lên mạng xã hội, chắc hẳn ai cũng phải nghe qua chữ “viral” tức là được nhiều người lan truyền trên mạng. Các thanh thiếu niên rất thích những hình ảnh và những đoạn phim “viral” này và cũng muốn mình được như vậy nên bày ra nhiều trò thách đố nhau. Các trò thách đố này từ ăn ớt đến ăn một muỗng bột quế rồi đến trò ăn túi xà phòng giặt đồ. Ăn ớt hay ăn bột quế thì cũng nguy hiểm, nhưng chưa đến mức làm hàng chục trẻ em mất mạng như ăn xà phòng giặt đồ vì toàn là hóa chất. Các thanh thiếu niên còn có trò thách đố đổ nước sôi lên người khác, gây ra không biết bao nhiêu thương tích và còn có người thiệt mạng.
Chỉ để được nổi tiếng trên mạng xã hội mà các em sẵn sàng làm biết bao nhiêu chuyện dại dột, đem lại cho cha mẹ biết bao nhiêu phiền muộn.
Không chỉ có những trò chơi đầy nguy hiểm mà các em còn có thể dùng “social media” để bắt nạt bạn bè đồng lứa của mình, việc này được gọi là ức hiếp qua mạng (cyberbully). Đây là một vấn đề mà nhiều trường học, phụ huynh lúc nào cũng muốn tìm cách để ngăn chặn.
Không ai phủ nhận được những tác dụng tốt của mạng xã hội, nhưng bổ ích cách nào thì cũng có mặt xấu. Những mặt xấu này không chỉ là “nghiện” xem thôi, mà còn có những cách bắt nạt người khác và là những trò chơi, những trò thách đố đầy dại dột của tuổi trẻ.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.