logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 10:17:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các đòn thế trong môn võ Nam Dương Pencak Silat.

I. DẪN NHẬP:
Trong quá trình nhiều thập niên giảng dạy võ học và võ thuật, chúng tôi có sưu khảo, nghiên cứu nhiều môn võ Á châu và Thế giới để tìm hiểu, so sánh, chắt lọc tinh hoa nhằm nâng cao, canh tân cải tiến và hiện đại hóa một số kỹ năng võ thuật Việt Nam cho kịp đà tiến triển của võ học thế giới.
Một số môn võ lừng danh được đặc biệt chú ý như Thiếu Lâm (tự), Wushu, Thái cực quyền... do ở nghệ thuật điêu luyện, giá trị rèn luyện sức khỏe tinh thần và thể chất cao, hay như Không thủ đạo, Thái cực đạo, Muay Thai, do ở kỹ thuật cương mãnh và hiệu quả thực chiến đáng nể. Ngoài ra một số môn võ Á châu khác như Mã Lai (Ber Silat), Miến Điện (Thaing, Bando) cũng được nghiên cứu, đặc biệt là võ Nam Dương Pencak Silat có nhiều điểm tương đồng với võ Cổ truyền Việt Nam từ võ phục (đen), triết lý võ học, kỹ chiến thuật tấn công, phòng ngự, tự vệ và binh khí. Pencak Silat có kỹ năng chiến đấu dũng mãnh, tự vệ hiệu quả không kém võ Thiếu Lâm và võ Cổ truyền Việt Nam mà lại mang tính nhân bản, không quá thô bạo và sát máu như môn quyền cước tự do (free style kick boxing) Muay Thai và võ tổng hợp hiện đại (Mixed Martial Arts MMA) đánh trong lồng sắt dễ gây trọng thương và tử vong. Nhiều bài viết, khảo luận về võ Thiếu Lâm (tự), Wushu, Muay Thai, kể cả Ber Silat và Pencak Silat do chúng tôi nghiên cứu, biên soạn đã được phổ biến trong võ giới và trên các phương tiện truyền thông, báo chí Võ thuật, Sổ tay Võ thuật, Võ thuật tinh hoa từ những năm của thế kỷ trước (20) trong khoảng thập niên 90, trong phụ lục của sách Thiếu Lâm Kiến An Lôi Vũ quyền xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2000 cũng như trong các giai phẩm Xuân Việt Báo tại Mỹ từ khoảng giữa thập niên 90 đến nay (Thiếu Lâm Kiến An VN, Vịnh Xuân, Wushu, Thái Lý Phật, Đường Lang, Muay Thai v.v...).
Nhìn về sinh hoạt võ thuật thế giới và trong nước (Việt Nam), người ta thấy có hiện tượng "bất bình đẳng" ngay trên mảnh đất quê hương giữa dòng võ truyền thống của dân tộc (võ Cổ truyền Việt Nam) và các môn võ ngoại lai, đặc biệt là các môn Wushu, Muay Thai và Pencak Silat... được quan tâm, đầu tư rất mạnh trong huấn luyện, đào tạo, hội diễn và thi đấu, trong khi ở môn võ nhà, võ Cổ truyền Việt Nam hầu như không có sự quan tâm, đầu tư gì đáng kể, dễ bị suy yếu mai một.
"... Trông người lại ngẫm đến ta..." Sự kiện "bất bình đẳng" này là một mối quan hoài sâu sắc cho tiền đồ võ học dân tộc của những người yêu võ, đã được phản ánh trên các thông tin trong và ngoài nước, đơn cử một thí dụ cụ thể, xin phép được trích dẫn trên mục THƯ SAIGON của Xuân Niệm trên nhật báo Việt Báo (tháng 8/2017): "... Trong khi đó, bản tin Zing ghi nhận: "Võ dân tộc Việt Nam bị lai tạp nhanh, yếu thế trên chính sân nhà"...
Bản tin ghi rằng võ Cổ truyền Việt Nam lúc này đang đứng trước nghịch lý "chết dần " trên chính ao nhà.
Viện trưởng Viện võ học Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Đình Phong, đồng thời là tác giả cuốn Lịch sử võ học Việt Nam, đưa ra cái nhìn tổng thể và thực trạng đáng báo động của võ học dân tộc hiện nay.
... Có những nghịch lý, như: ngành chức năng lại cấm võ dân tộc không được sử dụng "bộ chỏ" và "bộ gối" để thi đấu tại các giải trong nước (đó là hai bộ pháp cực kỳ cao diệu, độc đáo, tạo nên sức mạnh của võ VN). Trong khi đó, lại cho phép môn Muay Thái được thoải mái thi đấu cả bộ chỏ lẫn bộ gối, thậm chí được đánh cả phần đầu cực kỳ nguy hiểm vào đối phương...
... Võ của dân tộc không được đưa vào truyền dạy trong trường học, trong khi đó lại "ưu ái" đưa một số môn võ nước ngoài vào giảng dạy từ nhiều năm qua... một số môn võ ngoại thì được cấp kinh phí, chế độ ăn tập, thi đấu quanh năm, còn võ của dân tộc thì gần như không có chế độ đãi ngộ gì cả".
Bài võ Nam Dương Pencak Silat này được viết tiếp có cập nhật và hiệu đính sau hơn hai thập kỷ ra mắt độc giả vì các động lực sau đây:
Mối quan hoài về tiền đồ võ học truyền thống dân tộc...
Niềm phấn khích khi thấy nhiều võ sư gốc Việt Nam vì tinh thần dân tộc và Võ Đạo đã đóng góp tâm huyết trong việc bảo tồn và truyền thụ võ học VN tại hải ngoại như Vovinam, võ Cổ truyền Việt Nam, Bình Định, Kiến An võ đạo v.v...
Võ Việt Nam được người bản xứ và đa quốc tịch hâm mộ và theo học khá đông . Võ đường Kienando Kungfu VN Nguyễn Lâm ở San Fernando Valley, Los Angeles thu hút khá đông môn sinh bản xứ và nhiều nguồn gốc Mỹ, Latinh, Hoa, Hàn, Nhật, Phi và đặc biệt là Nam Dương (Indonesia) với tỷ lệ khoảng 20% môn sinh không phải gốc Việt.
II. ĐÔI DÒNG LƯỢC SỬ: Khó mà khẳng định lai lịch chính xác môn võ Pencak Silat vì tài liệu thư tịch (viết) rất hiếm, thường được truyền khẩu trong giới các thầy dạy võ. Cách giải thích nguồn gốc Pencak Silat có phần riêng biệt ở mỗi quần đảo khác nhau. Truyền thuyết dòng Mã Lai cho rằng Pencak Silat là do người dân quần đảo quan sát động tác loài vật và hiện tượng thiên nhiên rồi rút tỉa phương cách tự vệ chống mãnh thú, cường địch và các hậu quả thiên nhiên nghiệt ngã để sinh tồn.
Hãy nghe kể một trong những giai thoại bình dân mà lãng mạn từ một miền quê ở đất Nam Dương: "... Một nữ lang có vẻ đẹp miền thôn dã vùng Sumatra một mình thơ thẩn ra suối lấy nước. Bất chợt nàng sững sờ: chứng kiến một trận thư hùng sanh tử giữa một mãnh hổ và một đà điểu trong nhiều giờ đồng hồ. Cuộc chiến khủng khiếp kết thúc bằng cái chết của cả hai con vật dữ tợn. Chồng thiếu phụ chờ lâu sốt ruột tìm đến mắng nhiếc nàng thậm tệ và "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với nàng. Lạ thay, khi người chồng cuồng nộ muốn đánh trúng nàng nhưng không sao làm được. anh chàng toàn "đánh gió" vì bước chân thoăn thoắt lẹ làng tránh né của nàng. Thì ra nàng ứng dụng những phương pháp chiến đấu của hai con vật "cao thủ" hồi nãy mà nàng đã mê mải xem và nhớ được. Sau đó, người thiếu phụ bắt đầu dạy lại các thế này cho chồng. Môn võ được hình thành và phát triển từ thuở ban sơ ấy, và người "môn đồ" đầu tiên phải chăng là anh chàng "vũ phu" đó?
Ngày nay người dân Sumatra còn hãnh diện cho câu chuyện này là một bằng cớ của môn võ, song song với sự hiện diện của nhiều nữ cao thủ của vùng này còn tồn tại".
III. NGUỒN GỐC: Theo truyền thuyết là vậy, tuy nhiên theo các nhà học giả nghiên cứu về võ thuật thì cho rằng Pencak Silat có lẽ có nguồn gốc từ võ thuật Trung Hoa. Họ đặt dấu nhấn ở chỗ các "miếng võ" có thao tác giống như loài cầm thú mà võ thuật Trung Hoa cổ thì lấy bộ dáng, đòn thế chiến đấu nhái theo các loại linh cầm, mãnh thú, trong đó: lộc, điểu, hổ, hầu, hùng (nai, chim, cọp, khỉ, gấu) nằm trong số những biểu tượng ban đầu. Lại có người cho rằng ý niệm chiêu thức quyền cước cơ bản dựa theo động tác loài vật là xuất phát từ nền văn minh cổ Ấn Độ.
Dù sao chăng nữa thì ngày nay Pencak Silat vẫn tồn tại là một môn võ tự vệ truyền thống của Indonesia như môn võ anh em của nó là Ber Silat của nền võ thuật Malaysia.
IV. ĐỊNH NGHĨA: Xuyên suốt trên 13.000 đảo trong Nam Dương quần đảo với hơn 800 trường võ, môn võ truyền thống Indonesia có tên chính thức là PENCAK SILAT. Thực ra tên gọi môn võ này gồm 2 cụm từ thường dùng ở các vùng đất khác nhau: PENCAK thông dụng ở miền Tây Java, trong khi SILAT (hay Silak) thường dùng ở Sumatra.
Vậy Pencak Silat là gì? Theo ngôn ngữ Indonesia, Pencak có nghĩa nôm na là "hệ thống tự vệ" còn Silat có nghĩa đen là "đỡ gạt để che chở phòng thủ, chống cự (chiến đấu)". Về mặt chuyên môn, theo nghĩa rộng, Pencak bao hàm ý nghĩa là những thao tác khéo léo và hoàn chỉnh của cơ thể trong phối hợp và biến hóa.
Silat được hiểu là "chiến đấu" bằng cách ứng dụng hệ thống Pencak. Như vậy chúng ta có thể hiểu Pencak Silat theo cách định nghĩa chuyên môn như sau: Pencak Silat là một môn võ đặt trên căn bản hệ thống thao tác khéo léo và hoàn chỉnh của con người để chống lại các tấn kích từ bên ngoài trong chiến đấu. Vậy, PENCAK SILAT là môn võ tự vệ chiến đấu.


UserPostedImage
Các đòn thế trong môn võ Nam Dương Pencak Silat.


Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng Pencak Silat có tương quan của các vũ khúc, vũ điệu và 2 từ Pencak Silat có vẻ như đồng nghĩa. Sự thực không phải vậy, nếu phân tích kỹ hai yếu tố cấu thành thuật ngữ này và diễn giải từng vế một, chúng ta thấy:
PENCAK: là bài tập được tập luyện theo hệ thống hợp lý có kiểm soát chặt chẻ, có thể tập một mình hay với người đối luyện. Nó không phải là vũ điệu nữa mà phải được thể hiện thận trọng và đúng đắn như một bải quyền, giống như KATA trong môn Karatedo vậy. Phải chăng vì có phách nhịp làm "nhạc nền" khi tập luyện Pencak hay vì những thao tác nhẹ nhàng cố hữu của Pencak mà người ta quan niệm rằng có thể xếp nó vào loại vũ điệu.
SILAT: là một hệ thống tập luyện chống lại địch thủ, tức là có tính đối kháng, chiến đấu, thế mà khi tập luyện một mình hay độc diễn, thậm chí vẫn có người lầm tưởng là vũ điệu. Nét đặc trưng có thể khiến ta có thể phân biệt giữa Silat và Pencak, ở môn Silat các động tác mạnh mẽ, tự do hơn và tốc độ thao diễn nhanh ở môn Pencak.
Đa số môn sinh Pencak Silat là tín đồ Hồi Giáo nhưng không vì thế mà môn này bị hạn chế theo khu vực. Ngày nay Pencak Silat triển khai trên toàn lãnh thổ Indonesia quần đảo.
Ngoài các động tác tay chân, môn Pencak Silat chân truyền còn đặt trọng tâm vào kỹ thuật sử dụng binh khí: vũ khí bén nhọn (dao, kiếm), côn, trượng, ám khí v.v...
Xưa, thể lệ chiêu sinh nhập môn học võ Pencak Silat cũng bình dị nhưng khá ngộ nghĩnh: một võ sinh muốn được nhập học Pencak Silat trước hết phải xin diện kiến thầy. Sau đó anh ta phải mang đến "Lò võ" kính biếu thầy 5 lễ vật:
1. Một con gà, máu gà sẽ được tưới trải lên sàn luyện võ, biểu trưng rằng máu của môn sinh có thể chảy trong khi thụ huấn. Ý nói khi tập luyện, môn đồ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu.
2. Một xấp vải trắng để tẩn liệm nếu rủi ro võ sinh có thể bị tử vong khi tập luyện.
3. Một con dao biểu thị sự sắc bén của môn sinh.
4. Thuốc lá cho thầy hút lúc giải lao.
5. Một khoản tiền may võ phục cho thầy phòng khi huấn luyện võ phục thầy bị rách hay nhàu nát.
Theo tập tục cổ truyền, ngoài các phẩm vật trên, sư phụ không đòi hỏi thêm thù lao gì nữa: Tài năng của thầy để truyền thụ cho môn đồ xứng đáng chứ không phải để làm giàu. Tất cả môn đồ phát thệ trước Kinh KORAN (Kinh Hồi Giáo) và coi nhau như anh em ruột thịt. Sau khi tuyên thệ, bằng ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn leo lét để luyện nhãn lực, quen với vùng tranh tối tranh sáng, cuộc tập luyện bắt đầu. Đối với các môn đồ trung kiên, thời gian rèn luyện có thể kéo dài trên 10 năm.
V. ĐẠI CƯƠNG KỸ THUẬT CƠ BẢN: Giáo trình các môn học thay đổi tùy theo từng hệ phái, nhưng thông thường tiêu biểu như sau:
1. JURUS, kỹ thuật cơ bản của Pencak Silat: rèn luyện việc sử dụng các vũ khí "trời cho" thuộc cơ phận con người như: ngón tay, đốt (lóng) tay, cạnh bàn tay, cùi chỏ, đầu gối, hông, đầu, chân... các vũ khí thiên nhiên này phải rèn luyện kỹ cách sử dụng chính xác và hiệu quả nhất: ngón tay trỏ và ngón tay giữa để tấn công vào mắt (tương tự như cách đánh nhất chỉ thiền và song chỉ thu châu trong võ Việt Nam ta). Cạnh bàn tay có thể chặt vào cổ và xương sườn, lóng tay đánh vào thái dương (như Phụng nhãn và Long đầu quyền của võ Việt Nam), đầu gối thúc vào bụng, hông đánh vào háng, đầu húc vào mặt và chân tấn kích toàn thân.
2. LANGKAH, Tấn pháp và Bộ pháp: để ứng dụng các đòn cơ bản nêu trên.
3. BUNGA, nghi thức và phòng ngự: nghi thức chấn kích và tư thế phòng thủ.
4. SAMBUT: Đấu đối kháng với một hoặc nhiều đối thủ.
5. RAHASIA: Môn tập luyện cao cấp, phương pháp triệt hạ nhanh và hiệu quả địch thủ giống như Atemi (Nhật) hay điểm huyệt của võ Việt Nam và Trung Hoa. Môn sinh học kỹ công dụng và vị trí huyệt đạo, cách điểm và bế huyệt cũng như học sử dụng binh khí: đao, kiếm, côn, gậy và cả các "vũ khí không chính thống" như: dây thừng, khăn, ghế v.v...
6. KEBATINAN: Giai đoạn cuối cùng là rèn luyện thần khí (tinh thần võ sĩ đạo).

Võ sư NGUYỄN LÂM
Võ sư NGUYỄN VĂN THÀNH NHÂN
KIẾN AN VÕ ĐẠO
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.