logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/04/2018 lúc 10:05:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một số nạn nhân, phần lớn là cao niên nữ, của Bs. Harold Shipman ở Anh.

Trong bệnh viện, y viện, dưỡng đường… lại có sát thủ?. Chắc hẳn có ngưởi nghĩ tới vi trùng. Hiển nhiên vi trùng gây ra các loại gây bệnh và bệnh nhân có thể chết vì bệnh hoạn. Nhưng nguyên nhân nhiễm bệnh khiến bệnh nhân lìa đời chỉ là việc bình thường trong vòng sinh, lão, bệnh, tử của thế nhân. Ở đây chúng ta đề cập tới một dạng tội phạm. Một số người mặc bờ- lu trắng có bổn phận săn sóc và trị liệu bệnh nhân trong bệnh viện, viện dưỡng lão hay dưỡng đường…bỗng nhiên trở thành kẻ giết người mà nạn nhân của họ là những kẻ mỏi mòn thân xác trên giường bệnh không còn phương tiện phản kháng. Những sát thủ loại này thường mang một mặc cảm bệnh hoạn, họ tự coi là thần giải thoát hay thần cứu khổ (angel of mercy) hoặc sứ giả của tử thần (angel of death), có bổn phận phải cứu rỗi những kẻ đang quằn quại trong khổ đau, sống chẳng được, chết không xong nên cần có môt bàn tay ân huệ giúp họ sớm lìa nhân thế, một công việc được xưng tụng là “mercy killing”(một dạng giúp chết thoát khổ đau.) Thế mà họ có trong tay khả năng làm dược việc này, lại tự cho là được đấng thiêng liêng ủy quyền ban phát sinh tử, nên họ tự tôn và ra tay đoạt quyền tạo hóa.
Cũng có kẻ khoác áo lương y, trị bệnh cho người nhưng thực sự là kẻ loạn trí hoặc có máu bạo hành. Họ, khi giết người, đã thú nhận lả cảm thấy hưng phấn hơn hẳn lúc bình thường. Trong dạng tội phạm này có bọn bạo dâm (sadistic) và máu lạnh..Như trường hợp Jane Toppan, nữ y tá người Mỹ, có hỗn danh là Jolly Jane, ra tòa vào đầu thế kỷ trước về tội sát hại 31 bệnh nhân. Sát thủ đã thú nhận khi giết người cảm thấy hứng thú tình dục sôi động nên vô cùng thỏa mãn. Còn nữ sát thủ của Ontario trong thế kỷ này, Elizabeth Wettlaufer, thú nhận khi ra tay sát hại nạn nhân thì cảm thấy máu nóng chạy rần rật trong người (red surge) và khi thấy bệnh nhân quằn quại trên giường trước khi tắt thở thì thân tâm cảm thấy khoan khoái cực điểm ( euphoria).
Còn một loại mà nhà tội phạm học nhắc tới là có khoái cảm khi được tôn xưng anh hùng. Bằng cách nào? Trước hết họ tìm cách cho bệnh nhân đi tới tử môn quan rồi xông vào cấp cứu dưới sự chứng kiến của người xung quanh, hy vọng được sự xưng tụng là cứu tinh, là anh hùng, và báo chí nêu danh họ là kẻ chí nhân, chí dũng trong giới y học.!
Đó là trường hợp Richard Angelo, một y tá của bệnh viện “Good Samaritan Hospital” ở New York, được báo chí gán cho hỗn danh là Angel of death hay Angel of mercy. Angelo nghĩ ra một cách vô cùng quỷ quyệt, hắn chích cho bệnh nhân một liều thuốc độc hại và khi bệnh nhân ngắc ngoải thì lao vào phòng bệnh như muốn cứu cấp kẻ lâm tử để cho thân thích người bệnh tán tụng hắn là bậc đại nghĩa quên thân. Thực ra hắn chỉ là một sát thủ liên hoàn sát hại hàng chục bệnh nhân trong thập niên 1980 và sau đó khi bị truy tố đã lãnh bản án tù dài hạn tới 50 năm.
Trong lịch sử y học Tây phương, loại sát thủ ở bệnh viện tuy không nhiều nhưng không quá hiếm hoi. Như Harold Shipman một bác sĩ toàn khoa của Anh, có hỗn danh là “Dr Death”, “The Angel Of Death”, “The Good Doctor” đã tìm cách sát hại bệnh nhân, đa số là nữ trên 60 tuổi, một cách khéo léo kể cả chích cho bệnh nhân liều mạnh diamorphine khiến ai cũng tưởng họ chết vì nguyên nhân tự nhiên. Y sĩ tử thần này khi nằm trong tù đã thắt cổ tự tử vào năm 2004 phải chăng vì hối hận! Hối hận cũng phải. Con số chết về tay lão thực khó tin là có thực vì tới hơn 215 bệnh nhân từ 1975 tới 1998 tử vong vô chứng cớ.
Còn Bs. Michael Swango ở Tacoma, Washington cũng bị ngờ là sát thủ liên hoàn mà nạn nhân là bệnh nhân của hắn. Hắn thú thực nhìn kẻ quằn quại trước khi tử vong làm hắn sướng ran cả người!
Còn Bs. John Bodkin Adams, tiền bối của Shipman và Swango, thì sát hại 163 bệnh nhân trong khoảng thởi gian từ 1946 tới 1956 và chẳng có lý do nào cả ngoài nguyên nhân thích hành hạ kẻ yếu để tỏ ra mình có uy quyền và sức mạnh.
Trường hợp y tá ở Indiana, Orville Lynn Majors cũng có dã tâm và thích thú làm hung thần với bệnh nhân có trách nhiệm điều trị.
Không phải tệ trạng trong giới blu-trắng đã chấm dứt mà gần đây, ở Mỹ và ở Canada báo chí còn tường thuật một vài kẻ đóng vai từ mẫu (lương y như tư mẫu) thực sự là sát thủ hàng chuổi ẩn nấp ở một số bệnh viện hay dưỡng đường.

‘Sứ giả thần chết’ ở Mỹ!

Nam y tá Efren Saldivar (Mỹ) nhận đã giết hơn 50 bệnh nhân và chịu trách nhiệm một phần với cái chết của trên 120 người khác.
Saldivar sinh năm 1969 tại Brownsville, Texas, Mỹ, chăm chỉ, học hành. Tuy nhiên vào năm cuối cùng trung học, anh ta gặp phải vấn đề sức khỏe kéo theo những rắc rối khác ở trường. Kết quả học tập giảm sút khiến Saldivar không thể tốt nghiệp.
Công việc đầu tiên của Saldivar là làm nhân viên siêu thị, tuy nhiên không lâu sau đó đã bị đuổi việc do trộm đồ. Trong một lần gặp gỡ với người bạn học ngành y, Saldivar cảm thấy niềm yêu thích với chiếc áo blouse trắng và quyết định theo đuổi nghề này.
Sau khi hoàn tất trung học, Saldivar xin học tại trường Cao đẳng y tế ở Cali- fornia vào năm 1988. Sau một năm học tập, anh ta đạt được chứng chỉ và bắt đầu làm kỹ thuật viên chuyên khoa hô hấp kíp ban đêm tại Trung tâm Y tế Glendale Adventist.
Saldivar tỏ vẻ rất thích công việc và được đánh giá là nhân viên thành thạo và đáng tin cậy. Trong thời gian làm việc, Saldivar từng sử dụng thuốc điều trị trầm cảm nhưng cuối cùng cũng kết thúc quá trình điều trị.
Cho đến nay, các nhà điều tra vẫn không thể kết luận chính xác số nạn nhân tử vong dưới tay Saldivar. Cảnh sát mới chỉ xác minh được 6 nạn nhân song Saldivar thú nhận hắn đã giết trên 50 người và chịu trách nhiệm một phần cho cái chết của trên 120 bệnh nhân.
Vụ án lần đầu được lật tẩy vào năm 1997, khi một đồng nghiệp tố cáo nhìn thấy Saldivar tiêm gì đó vào tĩnh mạch một bệnh nhân của hắn.
Xét thấy không có trường hợp chết bất thường nào xảy ra trong ca trực của Saldivar, cùng với việc vào thời điểm đó người đồng nghiệp kia được cho rằng có mối thâm thù riêng với Saldivar, cảnh sát đã không điều tra chính thức.
Không lâu sau đó, trong một lần đùa bỡn, các y tá mở tủ của Saldivar để giấu quần áo một người đồng nghiệp đã phát hiện loại thuốc mà y tá không được phép tiếp cận, bao gồm: morphine, các thuốc giãn cơ xương làm ngừng thở sử dụng cho bệnh nhân điều trị bằng máy hô hấp.
Vào năm 1998, một y tá vô tình đề cập vấn đề này với người đàn ông tên Grant Brossus trong lần nói chuyện tại quán bar. Grant đã dùng thông tin này để tống tiền bệnh viện, đe dọa báo cảnh sát. Bệnh viện đã gọi cảnh sát và tự chủ động điều tra sự việc.
Bị hỏi cung, Saldivar bắt đầu thú nhận hành vi giết người. Anh ta nhận đã tiêm những loại thuốc giãn cơ với liều cao và giết trên 50 người, chủ yếu là nạn nhân quãng 40 tuổi. Saldivar khai bắt đầu làm việc này vào năm 19 tuổi với nạn nhân đầu tiên là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Tuy nhiên, khi lục soát tại nhà và tại cơ quan làm việc, cảnh sát không tìm thấy các loại thuốc “giết người” được lưu trữ. Saldivar được thả.
Trong một năm sau đó, cảnh sát đã lật lại hồ sơ của hơn 1.000 bệnh nhân trong ca trực của Saldivar nhằm xác định những ca tử vong bất thường. Công việc điều tra rất phức tạp vì phần lớn các nạn nhân đều chết bởi những nguyên nhân liên quan mật thiết đến bệnh tình của họ. Các điều tra viên xác định chỉ tập trung vào những người tử vong khi còn đang tương đối khỏe mạnh, và không được thiêu sau khi chết.
Sau khi giám định trên 20 nạn nhân, họ phát hiện trong cơ thể của 6 người trong số đó, độ tuổi 75-87, xuất hiện dấu vết của một loại thuốc nếu sử dụng liều cao đủ gây chết người. Thời điểm gây án trong năm 1996 và 1997.
Tháng 1/2001, cảnh sát mở lại vụ án giết người của Saldivar. Theo lời khai tại toà, anh ta chỉ nhắm đến những đối tượng bất tỉnh và mắc các bệnh nghiêm trọng, đã ghi vào danh sách không yêu cầu hồi sức nếu tim hay phổi ngừng hoạt động.
Về động cơ gây án, Saldivar khai rằng cảm thấy tức giận khi những chăm sóc của mình là “vô ích” và không thể cứu sống bệnh nhân. Có lúc anh ta than quá nhiều việc gây áp lực lên thân tâm nên muốn loại trừ bớt những “chướng ngại vật” cho dễ thở! Anh ta cũng tin rằng mình là sứ giả của thần chết được gửi đến loài người để giải thoát kẻ khổ đau.
Năm 2002, Saldivar bị kết tội giết người và thuộc dạng cố sát, nên tổng cộng chịu 6 án tù chung thân.

Elizabeth Wettlaufer, “nữ sát thủ insulin!” ở Canada.

Insulin là chất cứu nguy cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, chích insulin quá liều để giết người là một thủ đoạn sát nhân tinh vi, vì kẻ nhận một liều insulin cao có thể mức đường huyết giảm quá thấp (hypoglycemia) dẫn tới tình trạng bất tỉnh…vĩnh viễn. Chỉ có sát thủ vì tiền, vì tình mới làm thế. Thế mà một nữ y tá ở Ontario đã dùng insulin không phải để cứu người mà chủ tâm sát nhân.
Vụ án nữ y tá Elizabeth Wettlaufer ở Woodstock, một thành phố ở tây nam Ontario, bị kết án cố sát và mưu sát hàng chục vị cao niên trong nhà già Caressant ở Woodstock coi như đã kết thúc trong tháng bảy, 2017 sau bản án chung thân và tiếp đó quyết định kỷ luật của Hiệp hội y tá (College of Nurses) dành cho bị cáo vào 25 tháng bảy, 2017.
Bi kịch mà nạn nhân là các vị cao niên có tuổi đời từ 75 tới 96 vẫn còn đó trong lòng thân nhân và xã hội. Còn gì khắc khoải cho bằng đối với lứa tuổi bước vào mùa đông của cuộc đời ở Ontario. Sau những năm tháng hoạt động không ngừng, không tiếc tuổi xuân cho xã hội, cho gia đình, các vị cao niên tưởng rằng đã tới lúc họ tìm được chốn nghỉ ngơi bình yên mà xã hội và thân nhân dành cho họ. Nào ngờ, bóng tử thần (shadow of death), chữ mà vị chánh án chủ trì phiên xử Wettlaufer) đã dùng để chỉ nữ sát thủ hàng chuỗi, đã xuất hiện đưa họ tới cái chết bất ngờ không kèn không trống và không kém đau đớn.
Trong phiên kết án , Wettlaufer bị cáo buộc đã có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và pháp luật đối với 14 bệnh nhân trong viện dưỡng lão Caressant Care ở Woodstock, trong đó có việc sát hại, toan sát hại hoặc tấn công nạn nhân trong khoảng thời gian từ 2007 tới 2014 khi được giao cho săn sóc cao niên. Chánh án chủ trì trong phiên xử là Bruce Thomas trước tội ác ghê gớm và cách lấy mạng người kinh rợn và quỷ quyệt bằng cách tiêm quá liều insulin cho bệnh nhân của bị cáo, ông nhấn mạnh tới sự quằn quại của bệnh nhân trước khi chết, thất vọng của thân thích nạn nhân khi tin tưởng thân nhân của mình đã được những cơ quan từ thiện thay mặt xã hội săn sóc tận tình. Rốt cuộc lại nhận cái chết và hoặc sự hành hạ dưới bàn tay của một người được đời ví là “lương y như từ mẫu.” Không những thế chánh án Thomas còn nhấn mạnh tới dư âm bi kịch do vụ án tạo ra đã làm cho uy tín của các viện dưỡng lão khó tránh hao tổn trong con mắt của dân chúng. Vì thế tòa đã quyết định dành cho bị cáo bản án chung thân và không có quyền xin tại ngoại quản thúc sau 25 năm bóc lịch trong tù.
Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.