logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/05/2018 lúc 09:20:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giữa rất nhiều điều nghe được và giữ được từ các bài giảng pháp của Thiền Sư Nhất Hạnh, tôi chỉ tâm đắc một điều: phải HIỂU để mà THƯƠNG. Nghĩ thêm ra, đã thương thì sẽ hiểu để chấp nhận.
Hiểu để mà Thương (hay ngược lại) là hai ứng nghiệm song hành của triết lý sống tối ưu trong nhân gian luôn khao khát được hiểu và thương. Để có hạnh phúc. Để cuộc đời nở hoa. Là phép xử thế đem lại vẻ đẹp và hòa bình trong cuộc tồn sinh gay go của loài người trên Địa Cầu.
Tuy nhiên, Hiểu (mình và người) thật không dễ. Chưa kể sự tai hại khi Hiểu theo ý riêng mà nghĩ là đã hiểu người và hiểu vào một lúc nào đó mà nghĩ là đã hiểu hết. Vì vậy, bên cạnh chữ Hiểu trong trường hợp này, còn có chữ NGỘ NHẬN.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một sát na cảm hứng bất thần, đã hạ bút viết xuống khung nhạc một câu “thánh thư” để đời, gom lại trong đó tinh hoa của cả nền văn minh/văn hóa nhân bản to lớn, thực tiễn: “Yêu em lòng chợt TỪ BI bất ngờ.”
Trên con đường hành đạo từ trẻ đến tuổi già, Thiền Sư Nhất Hạnh đã có rất nhiều những buổi pháp thoại thu hút người nghe và được ngưỡng mộ ở nhiều nơi trên hoàn vũ, hướng dẫn số đông đi tìm cảnh giới bình yên để an trú trong một thế giới ngày càng nhiều biến động. Theo thiền sư, TỪ BI gắn liền với TRÍ TUỆ. Trong thiển ý tôi, trí tuệ ở đây nên hiểu là TRÍ HUỆ. Nghĩa là không chỉ sáng suốt, thông thái nhờ kiến thức học vấn của bằng cấp mà là sự sáng suốt, thông thái được soi rọi, mở mang thêm nhờ ân điển tới từ ý nguyện tu tập cá nhân, từ sự tỉnh thức đạt được do công trình tu tập ấy mà có.
Nói vậy, nghe qua ngỡ là khó quá! Bản thân tôi cũng chờ đợi được nghe Thiền Sư Nhất Hạnh khai nhãn, khai tâm, xem phải làm sao để có được trí tuệ/trí huệ, nhiên hậu mới mong đạt tới tâm lượng từ bi nhưng thiền sư đã ngưng ở chỗ này. Trăn trở, bế tắc. Nên phải đi tìm. Nhìn ra nhân gian, chợt thấy cũng có trường hợp “thiền đốn ngộ,” khi không mà một tia chớp xẹt qua tâm trí ai đó đang đặc kịt như hồ, đem theo ánh sáng chói lòa xé bầu trời đêm để mọi sự rỡ ràng trước mắt trong một tích tắc. Tín hữu công giáo gọi giây phút huyền nhiệm này là mặc khải. Tôi chắc nhạc sĩ họ Trịnh đã may mắn “ngộ” ra chân lý bằng cung cách vi diệu này.
Những tiếng gọi tha thiết “Đừng tuyệt vọng, em ơi, đừng tuyệt vọng,” những nhắn nhủ ân cần “Tôi là em mà em cũng là tôi,” những chiêm nghiệm chân thật “Lại thấy trong ta hiện bóng con người…” của TCS đã thể hiện rõ thực tế “nhìn người thấy ta, nhìn ta thấy người” mà bỗng “hiểu” được thân phận chung và xót thương nhau. Một cách mộc mạc hơn, trẻ con Việt Nam từ lớp vỡ lòng và dưới mái nhà thơ ấu, đã được trao truyền chân lý sống tối ưu “Thương người như thể thương thân,” khả năng thẩm thấu ít nhiều của mỗi đứa trẻ còn do phước họa trên đường trường gió bụi chúng đi trong cuộc lữ sau này.
Ngất ngưởng trên đài danh vọng nhưng sao hai bàn chân vẫn đau trên sạn đạo? Sao giấc ngủ hằng đêm vẫn chông gai dưới lưng? Sao tháng ngày vẫn nỗi đau cắn cấu trong lòng? Cùng tắc biến, biến tắc thông nhưng đâu là phương hướng giải thoát? Làm sao để ra khỏi ngục tù này mà không rơi vào tù ngục khác? Ai là người dẫn đường đáng tin cậy? Xưa nay thế gian ngọt mật chết ruồi nên tri âm khó kiếm. Niết bàn trong tự thân mỗi con người thường bị bỏ qua vì cảnh giới tuy nhiệm mầu song quá ư lặng lẽ với một chữ Tâm không cầm nắm được, không chiêng trống ồn ào, kích động; không phấn son lộng lẫy mê hồn. Thế nhưng trong mọi hoàn cảnh cần ứng xử phải lẽ, chữ Tâm này chính là người cố vấn  không bao giờ lầm lẫn. Các triết gia, học giả hay nhà tu có thể suy diễn từ chữ Tâm để viết thành thiên kinh vạn quyển nhưng để hiểu được chữ Tâm, có khi chỉ cần một cảm nghiệm bất ngờ và dễ dàng, như con bướm tùy duyên động cánh, thấy mình bay bổng.
Những mẩu đối thoại phiền não sau đây cho chúng ta những ví dụ cụ thể:
Đôi tình nhân yêu nhau, thề sống chết trọn đời bên nhau. Một buổi chiều Saigon, anh hẹn em lúc 5 giờ, tan sở, ở bùng binh nhà thờ Đức Bà. Thời đó, Saigon chưa có điện thoại cầm tay. 5 giờ rưỡi, vẫn chưa thấy bóng em. Một khắc đợi chờ dài như một mùa Đông. Anh loay hoay đi tới, đi lui. Ngóng hướng này, trông vời hướng nọ. Bồn chồn. Nóng ruột. Rồi bực tức. Gần 6 giờ, đèn đường đã thắp lên màu vàng úa mới thấy em ngập ngừng bước tới. Chưa giáp mặt nhau, anh đã ào ào trút cơn thịnh nộ: “Em hẹn gì kỳ vậy? Biết anh chờ bao lâu rồi không?” Người con gái yên lặng, nâng một cánh tay quệt ngang mắt, trong tay cô là chiếc guốc đứt quai. Anh vẫn chưa nguôi thịnh nộ: “Chuyện gì? Guốc đứt quai hả? Bộ em không thấy trước à? Sao không nhảy xích lô mà đi bộ cả tiếng chứ?”… Người con gái tiếp tục im lặng, nghe trong im lặng như có tiếng rạn, nứt, vỡ của thủy tinh, nhẹ mà sắc, cứa vào tâm hồn mỏng manh của cô. Thay vì khóc to như một lời trách móc anh vô tình; thay vì quay lưng bỏ đi như một giận hờn anh to tiếng vô lối, cô chỉ nhỏ nhẹ nói: “Em xin lỗi,” không giải thích gì thêm. Anh vẫn bực mình vì sự việc xảy ra không như ý muốn, làm anh mất vui, anh càu nhàu bảo cô: “Thôi, lên xe anh chở em về. Guốc dép, chân cẳng như vậy mà đi đâu!” Cô lẳng lặng vén vạt áo dài, leo lên yên sau chiếc xe gắn máy của anh và cứ thế, họ chạy qua mấy con đường quen thuộc đưa họ về ngôi nhà của cô, mỗi người giữ riêng mình sự bất bình không thổ lộ, trong tay cô vẫn nguyên chiếc guốc lẻ loi đứt quai đã trở thành một kỷ niệm bẽ bàng khó quên.
Bằng ba chữ “Em xin lỗi,” người con gái đã thật sự hiểu sự khó chịu của anh khi phải chờ đợi lâu, sẵn lòng nhận phần sai về mình mà không giãi bày lý do chính đáng để biện minh, cũng không phản ứng kiểu ăn miếng trả miếng, hơn hẳn anh chỉ chăm chú vào sự bất như ý của mình, không thông cảm, không thấy nỗi khổ của cô với chiếc guốc đứt quai giữa đường. Cô không nói ra mà ôm nỗi buồn riêng. Còn anh, mải nghĩ về mình, làm sao hiểu được cô cảm giác thế nào và chờ đợi gì? Chỉ cần anh bớt bận tâm một chút về sự  bực tức hay thất vọng của bản thân, có lẽ anh đã thoáng thấy đôi mắt ngấn nước buồn tủi của cô vì thật ra chính cô cũng là nạn nhân của sự không may bất ngờ nhưng cô đâu có nhận được lời an ủi nào của anh vào lúc cô cần nó nhất?
Một đôi vợ chồng lời qua tiếng lại, cãi nhau. Khi người chồng bắt đầu cao giọng, người vợ quay mặt đi và nói: “Em không nói nữa, anh không hiểu em.” Như dầu đổ vào lửa, người chồng hét lên: “Sao? Cô hỗn vừa vừa thôi nhé! Cô cho là tôi ngu, không hiểu được cô à?” Người vợ bưng mặt than thầm: “Anh ơi, mở lòng ra một chút đi! Anh đâu cần là đại trí thức để hiểu được em đâu?” Tiếng người chồng càng thịnh nộ, ê chề hơn: “Tôi làm gì để cô phải sầu não, ai oán vậy? Đừng giở trò quý tộc ra chọc giận tôi rồi lại mất công gọi cảnh sát!”
Tiếp theo, tiếng cái ghế bị đá ầm va vào đâu đó và tiếng cánh cửa sập như tiếng búa gõ vào hai màng tang người vợ. Sau cùng, cả ngôi nhà chìm vào yên lặng đáng sợ và hai con người từng một thời đợi mong nhau trở thành hai địch thủ hơn thua không dè xẻn. Có thật họ là hai con người trong câu chuyện tình yêu mới hôm nào cầm tay nhau, mắt trong mắt, ở một tiệc cưới huy hoàng tràn ngập tiếng cười và những lời chúc lành không? Đúng là họ nhưng cũng không phải là họ, ở những thời điểm và môi trường khác nhau. Ở những dòng đầu tiên của chương tiểu thuyết diễm tình đầu tiên, họ là hai nhân vật bị sét đánh, mê nhau vì thấy người này phản chiếu toàn vẹn người kia, không chệch một nét và nếu có chệch, cả hai đều hân hoan điều chỉnh cho bằng. Trong thực tế, họ là hai thực thể khác biệt, riêng mà chung và ngược lại. Từ yêu nhau vì cái chung, nay họ phải tập chuyển sang yêu nhau vì cái khác của nhau, nghĩa là tình yêu dạy cho họ sự cảm thông và chia sẻ. Cái gì của người này cũng là của người kia, chẳng phải những kẻ yêu nhau luôn đòi hỏi điều này ư? Chuyển không kịp là có vấn đề, tựa như hai cái bánh xe răng cưa chuyển động không khớp vào nhau là gẫy. Cứ cho cả hai là nạn nhân cùng chia nhau một tiếng sét, mang thương tích giống nhau, liệu có vì đây mà thấy xót thương và gắn bó không hay quay ra trách móc sự tình cờ ngẫu nhiên xui khiến họ ở bên nhau khi tiếng sét nổ ra làm họ dính chùm?
Hiểu để thương hay thương để hiểu là con đường hai chiều quy về một hướng. Dùng trí huệ để hiểu rồi thương hay dùng trái tim để thương rồi sẽ hiểu, bắt đầu có khác nhưng kết luận giống nhau. Tuy nhiên, hiểu sẽ đưa tới thương nhưng thương mà không hiểu, chỉ muốn sở hữu, chiếm đoạt, thương ấy sẽ thành khổ lụy và tù ngục không lối thoát.
Vợ hay chồng trễ hẹn, không giữ lời hứa hoặc làm một điều gì không đúng ý nửa kia của mình, trước khi cáu kỉnh, la hét, tức giận, có thể nào chậm lại một giây để tìm hiểu nguyên do không? Xử sự cách này vừa tôn trọng người vừa tự trọng chính mình, không gây phiền não cho người cũng không làm mình ân hận. Đành là có những khác biệt sâu sắc thuộc về bản chất, không thể hòa giải giữa một đôi vợ chồng như thường thấy nêu ra trong nhiều lá đơn ly hôn nộp tại tòa của các cặp đôi người da trắng hay da màu nhưng  đây là yếu tố khách quan mà cả hai bên đều thỏa thuận không muốn hay không thể cố gắng thêm để rồi vẫn không có cách nào xích lại gần nhau. Họ chia tay trong sự hòa nhã, giữ lại tình bạn để bảo vệ con cái và vinh danh cuộc tình đứt đoạn lỗi phải do… ông Trời.
Trong đời thường, có những người vợ sau một ngày dài vất vả bên ngoài, chiều về, trong nỗi mệt mỏi riêng và trước những công việc khác phải làm tiếp để ngôi nhà luôn là tổ ấm, vẫn còn sự quan tâm suy ra từ cảm thức của mình để nhìn và thấy ra một ngày khó/dễ, buồn/vui của “nửa kia,” cho nhau một ánh mắt, một bàn tay, một thoáng vỗ về không lời, gởi ra tín hiệu “dẫu gì, “chúng ta còn có nhau” để bảo nhau cùng vượt qua…
Hiểu để thương và Thương để hiểu là chìa khóa của Hạnh Phúc mà ai cũng có sẵn cùng với cái chìa khóa nhà. Càng Thương càng hiểu và càng Hiểu càng thương, là sự khám phá sinh động, giúp phát triển và làm cái Tâm trong mỗi chúng ta giàu có đến vô cùng.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.