Bà Nguyễn Thị Nhị, người bán chồng lấy 50 triệu đồng
Nhượng chồng giá… 50 triệu đồngNgười chồng có quan hệ “ngoài luồng” với một phụ nữ độc thân. Người vợ biết, đánh ghen. Người phụ nữ bèn bàn tính với ông nhân tình. Ba người ngồi lại với nhau, thương lượng, nếu người vợ đồng ý nhường đứt chồng cho người phụ nữ thì sẽ được trả 50 triệu đồng tiền mặt. Bà này bằng lòng. Họ làm hợp đồng, ba người ký tên đàng hoàng. Tiền trao, cháo múc, người chồng về vời nhân tình. Nhưng sau 2 năm, vụ kiện kỳ cục xảy ra…
Thỏa thuận… giao chồngTheo hồ sơ vụ kiện, ông Trần Văn Thương có vợ là bà Nguyễn Thị Nhị và sinh được ba người con chung. Năm 2010, ông Thương đến làm chủ thầu xây cất nhà cho bà Bùi Thị Hiền – độc thân, ngụ cùng xã. Hai bên nảy sinh tình cảm nên khi xây xong căn nhà, ông Thương ở lại… xây tiếp tổ ấm với bà Hiền.
Bà Nhị hay biết, nhiều lần đến bắt ghen, yêu cầu họ chấm dứt mối quan hệngoài luồng. Bà Hiền thú nhận mình quá yêu thương ông Thương nên muốn chung sống với ông này.
Còn ông Thương thì thỉnh thoảng vẫn ghé tổ ấm mới. Mỗi lần bị vợ ghen, ông bỏ đi cả tuần, khi về lại“ra oai”, bắt buộc vợ phải cho mình tiếp tục qua lại với người tình.
Bà Nhị kể: “Ông ấy hăm he tôi dữ lắm, nói nếu tôi không đồng ý thì ông ấy bỏ tôi luôn, đến chung sống với bàHiền, không về nhà nữa”.
Không biết ông Thương và bà Hiền bàn tính với nhau thế nào mà sau đó bà Hiền tìm gặp bà Nhị, thương lượng: nếu bà Nhị đồng ý “nhượng” lại chồng, để ông Thương qua sống hẳn với mình thì bà Hiền sẽ đưa cho bà Nhị 50 triệu đồng.
Thấy khó ngăn cản được chồng, hơn nữa lại phải lo nuôi 3 con và bàmẹ chồng đã ngoài 80 tuổi, nên bà Nhị đồng ý.
Cả ba người gồm: ông Thương, bà Nhị, bà Hiền, cùng làm hợp đồng và ký tên vào tờ thỏa thuận, trong đó có nội dung như sau:
“Ngày 24-5-2010 âm lịch, tôi BùiThị Nhị, đồng ý cho chồng tôi là Trần Văn Thương sống chung với chị Bùi Thị Hiền ngụ tại… Nay chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm bằng chứng. Kể từ nay không ai xúc phạm tới ai nữa”.
Từ đó ông Thương ở hẳn bên nhà bà Hiền, gần như ly thân với vợ, chỉ thỉnh thoảng mới tạt về thăm mẹ và các con, thế thôi.
Hai năm sau, ông Thương… cao chạy xa bay, không còn chung sống với bà Hiền nữa, nên bà Hiền tìm gặp bà Nhị, đòi lại 50 triệu đồng trước đây và làm ầm ĩ.
UBND xã mời lên để giải quyết. Ba lần ông Thương đều lánh mặt, còn bà Nhị thì khai rằng mình không hề mượn bợ gì bà Hiền cả, việc bà Hiền đưa cho bà 50 triệu đồng là phụ bà nuôi con, nuôi mẹ chồng để bà chấp thuận… giao chồng cho bà Hiền.
UBND xã can thiệp không xong, bà Hiền bèn khởi kiện lên tòa án huyện để đòi bà Nhị phải trả tiền.
Ngày 28-6-2013, tại TAND huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, ông Thương đã cam kết có trách nhiệm trả dứt điểm 50 triệu đồng cho bà Hiền trong vòng 60 ngày. Bà Hiền chấp thuận, rút đơn khởi kiện nên tòa quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Vài tháng sau, bà Nhị xin ly dị. Tòa nóirằng do bà Nhị đã làm giấy chuyển nhượng ông Thương cho bà Hiền nên không công nhận bà Nhị với ông Thương là vợ chồngnữa, vậy thì còn xin “ly dị” làm gì.
“Cho” hay… “cho mượn”?Quá thời hạn cam kết mà ông Thương vẫn ỳ ra không chịu trả tiền. Lần thứ hai bà Hiền lại làm đơn khởi kiện, đòi bà Nhị và ông Thương phải trả 50 triệu đồng cộng thêm tiền lời tính theo 2 năm 6 tháng cho mình.
Trước toà, bà Hiền trình ra tờ thỏa thuận có dòng chữ “cho chị Bùi Thị Nhị mượn số tiền mặt 50 triệu đồng với thời hạn là 1 năm”, trong đó chữ “mượn”,số “1” và vài chỗ khác có dấu sửa chữa và tô đậm lên.
Bà Bùi Thị Hiền, người mua chồng sau đó kiện cáo
Căn cứ vào tờ thoả thuận, bà Hiền quả quyết mình cho mượn tiền để… được chung sống với ông Thươngchứ không phải bà bỏ tiền ra để mua chồng của bà bà Nhị. Trong khi đó, tại tòa, bà Nhị vẫn khẳng định không hề có chuyện bà vay mượn mà bà Hiền tự nguyện đưa tiền để mình chấp thuận nhường chồng cho bà này. Đồng thời, bàNhị cũng chỉ cho toà thấy các chữ “cho mượn” và “trongthời hạn 1 năm” trong tờ thỏa thuận là ghi thêm với nét chữ tô đậm khác hẳn chứ không phải đã có từ lúc lập hợp đồng.
Bà nói: “Bà Hiền tự nguyện đưa cho tôi 50 triệu đồng là tiền chia sẻ tình thương, giúp tôi nuôi mẹ chồng già và 3 con dại. Chồng tôi đã ở với bà Hiền hơn 2 năm trời, nên khấu trừ vào đó là xong, tôi không còn có trách nhiệm. Nếu bà Hiền muốn đòi thì đòi ông Thương, tôi không biết”.
TAND huyện Thoại Sơn căn cứ vào tờ thỏa thuận này và việc hai bên thừa nhận có đưa tiền, nhận tiền, nên buộc bà Nhị và ông Thương phải trả 50 triệu đồng cộng với tiền lãi phát sinh hơn 11 triệu đồng cho bà Hiền.
Bà Nhị cho rằng tòa chưa xem xét toàn bộ sự thật một cách khách quan, xử không đúng nên kháng cáo toàn bộ nội dung bản án lên toà án tỉnh.
Trong đơn kháng cáo, bà Nhị cho rằng bà Hiền tự nguyện cho tiền để được bà nhường chồng mà tòa án huyện lại đổi vụ án thành tranh chấp vay mượn tài sản là sai hoàn toàn.Bà cũng viện dẫn lý do, trước đó, vào ngày 28-6-2013, tại tòa, ông Thương đã nhận trách nhiệm trả tiền cho bà Hiền và đã được bà Hiền đồng ý trước sự chứng nhận của toà, vậy thì trả hay không trả là ởông Thương chứ đâu có liên quan gì tới bà mà toà bắt bà phải trả nợ.
Toà án huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong khi xét xử vụ án nhường chồng
Mặt khác, LS Nguyễn Vĩnh Tiến, người bênh vực cho bà Nhị cũng lưu ý toà rằng tòa án huyện căn cứ vào một tờ thỏa thuận có nhiều chỗ bị sửa chữa, viết thêm mà người quan trọng có trách nhiệm bồi hoàn số tiền cho bà Hiền lại tránh mặt, không hiện diện tại toà thì liệu toà bắt bà Nhị phải trả 50 triệu đồng cộng với hơn 11 triệu đồng tiền lời là đúng hay sai? Toà có nên căn cứ vào một tờ hợp đồng đã bị sửa chữa mà kết luận như vậy hay không?
“Vụ án” mua bán chồng với giá 50 triệu đồng tức khoảng hơn hai ngàn đô la Mỹ đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Ý kiến của ĐD: Bạn mua một con chó với giá 2.000 đôla. Đem về nuôi được 2 năm, nó chạy mất, bạn kiện người bán ra toà. Toà xử người bán phải trả cho bạn 2.000 đôla tiền vốn đã mua cộng với 500 đôla tiền lời, liệu có công bằng hay không và có toà án nào xét xử như vậy hay không?
Câu chuyện mua bán chồng này rất kỳ cục,nhưng cái kỳ cục nhất lại là lối xét xử kỳ lạ của vị chánh án huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Ngày trước các cụ ta có câu: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Trong vụ án nho nhỏ này liệu có “nén bạc”nào đâm toạc tờ giấy hay không và “nén bạc” đó giá đáng bao nhiêu?
Một câu chuyện “nhường” chồng khácĐây là lời kể của một chị phụ nữ ở ngoài Bắc:
Tôi làm nhân viên kế toán cho một trường học và 2 công ty tư nhân nên đồng lương cũng tạm đủ sống ở một thành phố thuộc vùng nông thôn. Làm kế toán cho 3 nơi, có thể nói là tôi rất vất vả, đêm thức đến khuya, muỗi đốt rát chân mà vẫn phải cố gắng chịu đựng. Nhưng gia đình nhà chồng không biếtđiều đó. Họ “nhường” nhiều công việc nhà cho tôi nên hễ ở trường về là tôi đầu tắt mặt tối, mất rất nhiều thời giờ. Cứ xong việc gia đình, đêm đã khuya tôi mới làm xong sổ sách kế toán cho hai nơi khác.
Tiền lương của tôi thì bố mẹ chồng bắt tôi phải nộp hết, khi đi đâu thì lại phải xin. Tôi không đồng ý thì họ ép tôi phải đi vay mượn 50 triệu đồng đưa cho họ, nói là tiền nuôi chồng tôi ăn học, giờ tôi phải trả. Nói chung là đủ mọi cách để họ lấy tiền của tôi.
Tôi có tâm sự với chồng, nhưng chồng tôi không giúp được gì vì anh ấy cũng không làm ra tiền mà chỉ biết khuyên tôi hãy cố gắng, mai sau trả hết nợ giùm bố mẹ thì sẽ sung sướng, thoải mái. Tôi hỏi chồng sao bố mẹ nợ nần nhiều thế, lại toàn vay nặng lãi thì chồng tôi nói đó là do bố mẹ làm ăn thua lỗ, rồi còn cưới hỏi tôi hồi đó nữa. Sự thực, đám cưới thì bốmẹ tôi cho mộtnửa, phía bên nhà trai chịu một nửa chứ đâu phải gia đình anh chịu cả.Tôi vất vả đến mức làm dâu được 2 nămthì từ 48 kýxuống còn có 38ký, hết sức quắt queo. Từ đó tôi hay ốm vặt, mỗi lần ốm lại bị nói là ốm giả, trốn việc.
Cuối cùng, tức nước vỡ bờ, tôi tuyên bố nếu cần thì tôi sẽ đi thuê nhà ở riêng, không ở với gia đình nhà chồng nữa. Bị chửi, bịmắng về chuyện muốn thuê nhà thế nào tôi cũng mặc kệ, bỏngoài tai, đôn đáo đi tìm nơi cho mướn. Tôi nghĩ,ít nữa cócon, dù sống một mình tôi cũng đủ sức nuôi con ăn học.
Thấy tôi quyết liệt đi tìmnhà, bố mẹ chồng sợ tôi ra ở riêng sẽ không còn ai trả nợ cho mình đượcnữa nên cũng hãm bớt niệng, không động tí thì mắng mỏ tôi như trước. Ngoài ra, hồi nàychồng tôi cũng đã kiếm được việc làm, anh đưa một nửa lương cho bố mẹ, tôi đưa một nửa, ông bà không bắt tôi phải nộp cả nên đời sống của tôi tương đốicũng dễ chịu, có đồng ra đồng vào.
Nhưng cái số tôi thật trớ trêu. Lúc tôi tưởng mìnhđã được yên thân, có chúthạnh phúc thì lại vướng vào một nỗi buồn khác. Nhà chồng tôi tuy ở thành phố nhưng trước đây nó là thị xã thuộc nơi thôn quê,trình độ dân chúng còn nhiều lạc hậu.Việc tôi sinh ra lần đầu một cô con gái,rồi lần thứ hai cũng lại con gái là điều không thể chấp nhận đối với gia đình nhà chồng. Họ bắt tôi sinh nữa nhưng lần thứ ba vẫn là con gái. Tôi thấy thế là nhiều rồi nên không sinh nữa mà tập trung vào việc đem công việc về nhà, vừa làm vừa trông nom con, nuôi con ăn học.
Các con tôi rất xinh, thông minh,ngoan ngoãn nhưng chồng tôi vẫn không hài lòng. Chồng tôi đi làm tương đối xa nhà,trung bình hai tuần mới về một lần. Gần đây tôi thấy hình như anh tỏ ra khó tính với tôi. Linh tính của người vợlàm tôi để tâm tìm hiểu thì được biết anh có bồ. Đó là một người đàn bà đã bỏ chồng, hai người cặp với nhau khá lâu rồi.
Tôi rất giận chồng vì nghĩ rằng mình đã hy sinh chochồng, cho con, kể cả cho gia đình nhà chồng như vậy mà bây giờ anh lại phản bội tôi, gian díu với người khác. Tôi nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng anh không đồng ý, nói rằng tại tôi nghe người ta nói bậy bạ để về làm phiền anh chứ anh đâu có như vậy.
Tôi không thể chấp nhận được sự phản bội của chồng nên quyết định dò hỏi, tìm bằng được địa chỉ để gặp trực tiếp người tình của chồng và hỏi cho ra lẽ, nếu thực sự hai người yêu thương nhau, muốn chung sống với nhau thì đấy, tôi nhường chồng cho đấy, tôi không thiết con người đó nữa và muốn ở cái gia đình đó nữa.
Kể ra người tình của chồng tôi trông cũng còn trẻ, khá đẹp, đã có một con trai và là người tương đối hiểu biết, lịch sự. Cô ta không ngờ tôi đến “đánh ghen” mà lại nhỏ nhẹ đến thế. Tôi kể hết cho cô nghe về cuộc sống vất vả của tôi từ khi lấy chồng, rồi đi đến kết luận: “Đấy, chồng chị đấy, nếu em chấp nhận được thì chị nhường cho, không cần điều kiện gì cả”. Và tôi cho cô ta biết gia đình chồng tôi gồm bà nội ngoài 90 tuổi, đã lẫn cẫn, ăn cơm phải đút, tắm rửa phải do “cháu dâu” là tôi hầu hạ chứ cụ không thích người khác tắm giùm; cộng với một cô em gái của anh ấy đã 28 tuổi, bị tâm thần từ nhỏ, lúc khóc lúc cười, không động chạm tới ai cả nhưng dãi dớt cứ chảy lề lề mình phải lau giùm chứ có ai lau; còn bố mẹ chồng thì mới ngoài60 tuổisong rất khó tính, cả ngày không có nụ cười, xét nét từng tí. Ấy là chưa kể số nợ do ông bà làm ăn thua lỗ, tôi đã nai lưng ra trả, chỉ còn nợ 60 triệu nữa thôi, lấy anh ấy xong cô ấy sẽ trả tiếp.
Cô ta không tin vào lời tôi nói và cho rằng tôi dọa cô ta. Tôi nói: “Thôi được, em không tin thì thôi, chẳng sao. Đây, số điện thoại của chị đây, em nghĩ thế nào thì cho chị biết. Chị chỉ cần nếu em đồng ý lấy anh ấy, báo tin cho chị, chị sẽ làm đơn xin ly dịđể anh ấy đồng ý ký, hai người sẽ được tự do”. Rồi tôi nói thêm: “Anh ấy và gia đình đang rất mong có thằng cu. Hễ em sinh cho anh ấy một thằng cu thì cả nhà sẽ quý em như vàng. Hãy can đảm lên…”. Tôi trao cho cô ta số điện thoại rồi đi. Cô ta tiễn ra cửa và cầm tay tôi, thân mật như cô em gái đối với người chị: “Em cám ơn chị đã cho em biết sự thật. Nhưng nếu đúng như thế thì chắc em cũng không dám đâu”.
Quả nhiên sau đó có lẽ đã điều tra rõ mọi chuyện, người tình của chồng tôi đãtự ý cắt đứt với anh. Riêng tôi, ly dị hay không nên? Tôi ở tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì các con, tôi sẽ cố gắng chịu đựng, ở lại cái gia đình ấy, với con người ấy. Nhưng cả ba con tôi đều là con gái, nếu họ không cần giữ, tôi sẽ ly dị rồi đi thuê nhà sống với các con. Tôi tin mấy mẹ con tôisẽ sống rất thoải mái và tôi sẽ nuôi dạy các con nên người.
Đoàn Dự