logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/05/2018 lúc 08:20:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đàn ông nào chả muốn mình thính tai để nghe lời vợ dặn cho rõ ràng mà yên thân; nghe câu chồng bảo cho tử tế để an phận đàn bà. Nhưng người ta điếc đặc chuyện trong nhà để thính tai (hại) với chuyện ngoài ngõ, rồi ưu tư… Người điếc bẩm sinh là ông trời cho khỏi phiền lòng hạ giới thì người ta mắng cả ông trời, “ông có điếc không mà không nghe tôi cầu xin?” Nhưng trời nào chìu được lòng người nên tôi ưu tư vì chuyện nên biết thì không được nghe, chuyện không muốn nghe cứ lọt vào lỗ tai tháng Năm… cho ối não.
1. Dời vị trí nghe…
Vì thế, ông bạn tôi kể chuyện ngoài quán cà phê, cũng là răn dạy tôi, “Mày đừng có phiền toái anh em với những chuyện bên lề của mày. Để tao đi vô dòng chính cho mày nghe về chuyện nên nghe hay không? Thính tai hay điếc bẩm sinh đều có cái hay cái dở… Chỉ người cãi trời, đi dời vị trí nghe do ông trời thiết kế trên tác phẩm vĩ đại nhất của ông ấy mới làm ra chuyện dở khóc dở cười.
Chuyện như thế này,
Có cô gái nọ ở thôn quê Việt nam. Chuyện con gái mới lớn lỡ lầm thì cũng là chuyện thường tình; không có “hậu quả nghiêm trọng” sau đó, nên cũng chẳng ai biết ngoài người gây hậu quả không thuận lợi cho cô gái đã cao chạy xa bay…
Cái không thuận lợi ấy nếu cô gái lấy chồng là anh nông dân trong làng thì… huề cả làng.
Nhưng phước đến sau họa. Cô gái được một Việt kiều con nhà gia giáo bên Mỹ về hỏi cưới tử tế. Gia đình chú rể là một gia đình danh giá, gia giáo nhiều đời. Nên ngày xưa ra đi vượt biên chỉ mang theo gia tài cổ hủ.
Nên bà mẹ chồng tương lai của cô gái không khoe khoang về gia đình mình, không khoe mẽ về bằng cấp của con trai mình đã đạt được ở Mỹ, không đòi hỏi môn đăng hộ đối gì hết! Chỉ nói con dâu bước chân vào nhà bà phải còn trinh tiết để đúng với gia phong.
Cô gái thông minh nhờ sống trong nước, lại hàng xóm với vua đồ giả Trung quốc, nên cô gái lặn lội qua Tàu, tìm bác sĩ giải phẫu để tự cứu lấy đời mình.
Ba năm sau ở Mỹ có một ca bệnh đặc biệt ở phòng mạch bác sĩ Mỹ, người chồng đặt câu hỏi với bác sĩ, “Thưa bác sĩ, tôi cũng học ngành y, nhưng tôi không hiểu được sao khi tôi nói thì vợ tôi cứ dạng háng ra nghe?”
Bác sĩ Mỹ bó tay… tại không nghe tao kể chuyện dời vị trí nghe bằng cách lấy màng nhĩ thay màng trinh để được chồng Việt kiều.
Bây giờ mày con thắc mắc gì về chuyện thính tai hay điếc đặc nữa không?”
“…”
Bó tay với ông lính già! Tôi xin kiếu mấy ông bạn già để đi chợ. Cười một mình khi lái xe như người tâm thần với chuyện hài hước thời đại…
2. Tôi cúng má tôi hoài à chị ơi…!
Tôi đứng xếp hàng chờ trả tiền ở chợ Việt nam. Trước tôi là người đàn ông chừng hơn năm mươi tuổi, ông ta có vẻ mệt mỏi “bất hợp pháp” vì đã Chủ nhật. Tuần này có lễ Chiến sĩ trận vong nên hãng xưởng đều nghỉ ba ngày cuối tuần. Ông ta, chắc là quắc cần câu hôm qua thứ bảy nên sang Chủ nhật mới lừ đừ đi chợ…
Bà thâu ngân là con mụ bắc kỳ lắm mồm, tôi không ưa gì mụ, nhưng kẹt hẹn bạn ghé nhà hắn xin cây khế về trồng, nên thấy line nào ít người xếp hàng thì nhào vô để về sớm, chứ chậm trễ thì lại có kẻ khác phỗng tay trên, giới thích trồng trong bạn bè thì tôi biết họ rõ! Biết rõ mình nhất là tôi mới phỗng tay trên một ông bạn khác được cây Japanese maple – quá đã! Có chuộc tội một chầu cũng không đáng với dáng cây maple hợp với tảng đá trước landscape nhà tôi…
Cái mụ thâu ngân này lười như qủy, hễ lúc không có chủ chợ, hay manager thì mụ lấy thâm niên ra hò hét đám học trò đi làm part time như hò hét người ăn kẻ ở của mụ, mụ hò hét đám Mễ lậu như nô lệ bằng thứ tiếng Anh pha tiếng Mễ mà nhà ngôn ngữ học nào hiểu được chết liền!
Một mụ nô lệ da vàng đã mấy trào di cư vẫn không bỏ thói thượng đội hạ đạp. Mà mụ nịnh khéo lắm, hễ thấy manager, hay chủ chợ lảng vảng khu quầy tính tiền là mụ đon đả với khách hàng – mới là khéo chứ! Mụ chào người này, thăm hỏi người kia, không ngớt mồm; nói theo bắc kỳ độc mồm ác miệng là nói không cho miệng kịp mọc da non.
Gặp đàn ông trả tiền thì $20.03 chẳng hạn. Mụ mau miệng vô địch, “Bác cho em xin hai mươi đồng chẵn là được rồi! Đàn ông, chả ai thích cất chín mươi bảy xu trong túi cho rổn rẻng.”
Mười người đàn ông Việt nam thì đã tới chín người đưa cho mụ hai mươi mốt đồng, và không lấy tiền thối. Bạc cắc hả, cứ bỏ vào cái chén con cho người thiếu vài xu sử dụng. Mụ tinh tế vô cùng với chiêu đánh vào tâm lý đàn ông; nhất là đàn ông Việt nam khi gặp người rộng rãi thì mình rộng rãi hơn, mới là đàn ông Việt nam chớ! Chắc một ngày mụ cũng kiếm được vài đồng từ dân tộc tính của đàn ông Việt nam. Nhưng mụ ăn điểm với chủ chợ và manager là người tính tiền xởi lởi – vui lòng khách đến vừa lòng khách đi… Mụ thật sự tính tiền rất chậm, không thể nào bì với đám học trò mười tám, hai mươi, chúng xài computer còn nhuyễn hơn cả người Việt hải ngoại cầm đũa, lẹ hơn cái mồm mau chuyện của mụ nhiều lần.
Thôi thì ai cũng phải giữ lấy cái việc làm, là huyết mạch của đời sống Mỹ, nhất là người đã suông đuộc mà phải mang danh phụ nữ; dốt computer mà cứ ong óng mắng xấp nhỏ là không biết xài cái máy của cô thì đừng đứa nào động vào, làm nó trục trặc nữa rồi! (Tụi nhỏ chỉ lại bấm bấm cho mụ vài cái là máy tính tiền của mụ lại trơn tru… như mụ cười.)
Tôi nghĩ. Biết đâu khi mình già như mụ, tay chân chậm chạp, đầu óc mau quên; cái miệng lại không đỡ cái thân được như mụ thì đi ăn mày. Nhưng nói quá như mụ thì lại sợ thụt lưỡi vì ung thư lưỡi chiếm 3% trong ung thư các loại ở Mỹ!
Thật ra tôi cũng từng trả lời mụ vài lần vì lầm mụ, như: “Anh mua những thứ này về làm món gì?” ; “Thế à! Tôi nhất định làm thử như anh dạy, để cho chồng con tôi được một bữa…” ; “Thôi chào anh nhé! Đàn ông như anh thì đàn bà có mơ cũng không thấy nổi; một tay đi chợ, về lại nấu nướng như đầu bếp trứ danh… Chị nhà có phước quá!”
Cứ cái lối nói chuyện của mụ, bơm người ta như bơm bong bóng. Nhưng ai đã ra cửa thì đừng quay lại vì mụ chích kim, mụ sẽ nói xấu kẻ ấy với người tính tiền kế tiếp! “Cái lão ấy, nghe vợ bỏ lâu rồi! Lão tự đi chợ, về nấu lấy mà ăn. Đàn ông mà khó hơn mẹ chồng từ mớ rau, con cá, thì đàn bà nào chịu nổi chứ! Cơ khổ…”
Nhưng bà khách hàng sau tôi, vừa nghe chuyện ông vợ bỏ tính tiền xong, thì người kế sẽ nghe chuyện con mẹ già rồi còn ham hố, bơm ngực to tướng như đồi thông hai mộ, rồi chúi đầu mà đi tìm kẻ xăm xoi… Cơ khổ. Bỗng dưng đeo hai quả tạ lên ngực như thế thì có mà té giập mặt vì cứ chúi người tới trước để giữ thăng bằng đấy bác ạ! Đàn bà sang đây học đòi không phải cách ấy bác nhỉ?
Bố thằng bác nào dám đồng ý với mụ. Nên đàn ông đi chợ, không bơm ngực mà cũng cứ cúi gằm mặt trả tiền cho lẹ để thoát thân.
Mụ đứng quầy tính tiền ở chợ Việt nam nơi tôi ở là vậy đó! Trong mắt mụ hễ thấy đàn ông đi chợ là mụ chụp cho cái mũ vợ bỏ để có chuyện mua vui cho người tính tiền sau về cái thằng cha… Mụ đi tàu há mồm vào nam nên bị chứng quên khép mỏ. Đôi khi tôi nghĩ do ảnh hưởng thuốc sát trùng (chí, rận) xịt vào người di cư trước khi lên tàu di cư năm xưa. Trong phim tư liệu, ai cũng ngậm ngùi im lặng như gia súc mà thành nỗi hận cộng sản truyền đời của người di cư. Riêng mụ năm ấy còn bé tí nên ngáp vặt chưa biết che miệng nên trúng thuốc, dây thần kinh khép mỏ bị phế hoại nên mụ nói luôn mồm từ đó tới nay…
Tôi cứ tưởng mụ thật tâm nên bị mụ lừa đôi lần rồi mới sáng mắt ra! Nói cho mụ nghe cách sơ chế thực phẩm đông lạnh sao cho đừng hôi, cách nấu nướng món này món nọ; để nghe người tính tiền sau tôi mách lẻo, bà ấy nói anh là thằng cha nấu ăn dở nhất Dallas, cứ tưởng đi chợ theo tiêu chuẩn Mỹ là giá cả quyết định phẩm chất – là đúng ở chợ Việt nam sao? Đồ ngu!
Nghĩ lại mình ngu thiệt; và ngu nhất là không quên được mụ…
Nhưng hôm nay tới thẳng cha lừ đừ bị gạt. Tôi chỉ nghe thôi,
“Ơ hay, sao hôm nay bác mua lắm món thế?”
“Thì mai nghỉ lễ Memo-Day mà chị. Nấu nướng chút gì, cúng ông bà già.”
“Ơ hay, bác vừa đi chợ hôm nào, mua đủ thứ để về kỵ cơm các cụ… có phải không?”
“Chị nhớ hay thiệt. Hôm trước là tôi cúng cơm ông già. Nên mua toàn món nhậu.”
“Thế hôm nay, bác kỵ cơm cụ bà à? Toàn mua món chay…”
“Dạ!”
“Qúy hoá quá! Người như bác… còn mấy ai, hở bác. Sống ở Mỹ, đầu tắt mặt tối. Thế mà không quên kỵ cơm các cụ đã quy tiên…”
“Tôi đâu có hiếu thảo dữ vậy đâu chị. Tôi đâu có nhớ ngày giỗ ba tôi, hay má tôi gì đâu! Nhớ ông già, hồi sau ‘giải phóng’. Ổng đi lính về, đạp xích lô. Chiều chiều, thấy ba tôi ngồi nhậu với mấy ông bạn ở lề đường. Bữa nào sang lắm thì dĩa gỏi vịt mà toàn đầu, cẳng, cánh trộn với bắp cải, rau răm; thường thì con khô, trái cóc, trái xoài… Bây giờ nghĩ lại, ổng khổ thấy mẹ ổng luôn, nhưng cũng ráng cho anh em tôi đi học. Tiền sách, tiền trường… ổng đạp xệ dái mà có than tiếng nào đâu! Nên nhớ tới ông già, tôi hay ghé chợ mua về làm món nhậu ngon ngon. Rượu bia bên đây ê hề. Chỉ đốt cây nhang, ngồi nhậu với ông già cho vong linh ổng bớt tủi…”
“Bác hiếu thảo thế đã là phần phước của cụ ông. Cha mẹ nào chả sống hết cho con cái, chỉ mong khi chết đi thì con cháu đừng để hương tàn khói lạnh quanh năm trên ban thờ như hồn tuyệt tự, thế thôi…”
Mụ ấy khéo nói thật, vì người đàn ông ngậm ngùi thấy rõ. Mắt anh buông xa xăm khỏi đời thường… thì mụ lại lôi anh về địa ngục trần gian,
“Thế hôm nay là ngày kỵ cơm cụ bà. Hay bác nhớ mẹ…”
“Thì cũng vậy thôi! Hồi mình nhỏ, muốn ăn cái gì thì má mình nấu cho mình ăn. Tới mình biết nấu thì bả lên bàn thờ mẹ nó rồi! Cả đời đi làm về cúng cho con vợ, học nấu đủ thứ để nó ăn ngon, rồi làm biếng, chỉ siêng đẻ con chứ được gì đâu!”
“Cơ khổ cho đàn bà sang đây, bác ạ! Chị dâu của tôi nhá, ngày xưa ăn gạo đong từng bữa cũng chẳng được no, làm gì có cá thịt nên thèm thuồng ra mặt mà eo óc em chồng… Nhưng sang đây lại hết ăn được cá vì tanh; không ăn thịt vì ngán, thấy mỡ đã muốn ói… Cơ khổ cho anh giai tôi đi làm không cực mà vất vả quanh năm đi tìm mua rong biển, hải sâm, bào ngư, vi cá, nấm qúy hiếm ở chân trời góc biển đâu đâu… Về lại còn học cách nấu cho vợ ăn. Nhưng bao giờ cũng bị chê dở. Cơ khổ cho đàn bà sang đây… cứ tưởng đã lên giời.”
“Vợ tôi khác. Vợ tôi ăn được lắm chị ơi! Chỉ có cái tật ăn no là buồn ngủ, sợ rửa chén; thức dậy lại đói bụng… Nên tôi ốm nhách như cọng giá, còn vợ tôi tròn như củ khoai. Nhưng được cái tôi nấu món gì vợ tôi cũng thích hết. Không chê món gì hết…”
“Nhà bác vui nhỉ…!”
“Vui mẹ gì. Quả báo thì có! Tôi chỉ vui khi cúng bà già món ngon. Nói vậy chứ ngồi nhìn nhang khói… rồi ruồi ăn chứ má có ăn đâu! Nhưng tôi cúng má tôi hoài à chị ơi! Nghĩ lại bả là người thương cha con tui nhứt, chứ vợ con bây giờ oải thấy mẹ! Nhớ hồi nhỏ. Nhà thì nghèo, nhưng tôi đòi tới được mới thôi. Mà lần nào má tôi cho rồi cũng nói, sao mà giống… tức là giống ba tôi đó! Ông già cũng đòi tới được mới thôi. Ngày đã cực, đêm còn lục đục với má tới khuya lơ cho được mới chịu ngủ, nên ổng chết sớm. Tính ra có mình má tôi lỗ. Tội nghiệp bà già thương chồng con tới… chết luôn.”
Chuyện người đàn ông mặc quần áo đầy sơn, làm tôi nghẹn ngào! Anh đi sơn cho bao nhiêu căn nhà sáng sủa, sạch đẹp ra… sao chuyện đời anh không có sơn nào để khoả lấp những nỗi buồn vô vọng!
Còn đang bối rối nhân tình thế thái thì tới tôi nghe chuyện… thằng cha thợ sơn đó hả, hầu vợ quanh năm đấy bác ạ! Cơ khổ. Lễ lộc cũng đi làm, chiều về ghé chợ chứ món cũ con vợ không ăn đâu nha bác. Cơ khổ đàn bà sang đây biến thái cả rồi, bác nhỉ?”
Tía tôi cũng không dám gật đầu với bà ‘cơ khổ’ vì cô khách hàng sau tôi, hôm nay đi chợ mua dao về đại khai sát giới hay sao mà mua con dao phay to tướng. Chị đặt lên đường băng tính tiền như dằn mặt tôi không bằng! Tôi đâu dại “ừ” bậy với mụ nhiều chuyện, nhỡ cô sau lưng bất bình – thử dao, thì mình tiêu đời.
Cái bà tính tiền ở chợ Việt nam nơi tôi ở, sao không ở lại miền bắc mà làm phát ngôn nhân cho đảng cộng sản Việt nam là thích hợp nhất; vì mụ lắm mồm và lẻo lự vô địch.
Tôi trả lời mụ cho nhanh để thoát hiểm với khủng bố trước mặt, sau lưng lại dao bự sáng ngời; hai đầu phụ nữ nhìn tên đàn ông xách trên tay một ả Qúy phi thì thật là nguy hiểm…
“Dạ, tôi mua gà Qúy phi về đi câu hà bá… Năm nay Dallas mưa nhiều, hà bá quậy quá chị ơi…!”
Chắc cô mua dao sau tôi sẽ nghe chuyện thằng cha khùng bậc nhất Dallas vừa mua gà Qúy phi đi câu hà bá đó khùng thứ thiệt… vì hà bá đứng đây chứ đâu!
Tôi đi mua con gà về nấu miến – cúng mẹ tôi – món ưa thích nhất của mẹ vào một ngày tháng năm – và đã gặp người thợ sơn trạc tuổi – tôi cúng má tôi hoài à chị ơi…! Nhưng con tôi (có thể cả con anh ấy) thì lại ngao du trên oline để mua quà Mother’s Day cho mẹ. Hình như tụi nhỏ đã đúng hơn tôi với anh thợ sơn là thương mẹ khi còn sống; một món quà nhỏ theo túi tiền học trò thực tế hơn một bữa cúng cơm với hết lòng thành của người đàn ông thường chỉ biết nghĩ lại khi đã không còn…
3. Đàn ông khác đàn bà chỗ nào?
Câu trả lời thứ nhất, “chỗ kín
”.
Thằng cha dâm dục bị phạt một ly bia tổ chảng để rửa óc đen tối.
Nên câu trả lời thứ hai lái qua chính trị, “…Tôi nghĩ đàn ông với đàn bà cũng như đảng Cộng hoà với đảng Dân chủ ở Mỹ. Mọi gia đình đang yên ổn trong khu xóm quen mặt. Nhưng có một gia đình dọn đi thì không sao. Vấn đề của những ông bố trong khu xóm quan tâm, là gia đình nào dọn tới?
Những ông bố trong khu xóm sẽ để mắt tới gia đình mới tới đó! Đàn ông không ngồi lê đôi mách, nhưng họ quan sát xem gia đình mới tới đó thuộc thành phần nào? Nếu cha mẹ đi làm, con cái đi học bình thường thì thôi, – đèn nhà ai nấy thắp! Nhưng nếu ông bố của gia đình mới tới cứ ngồi chùi súng, mài dao găm, mã tấu… uống bia thay nước; con cái lêu lỏng – không đến trường; người mẹ không đi làm mà ù chạy đi; ù chạy về nhà hối hả… như đi giao hàng, nhận hàng gì đó!
Những ông bố nghĩ tới những điều có thể xảy ra cho gia đình ông ta, nguy hiểm nào rình mò vợ con ông ta; tác động nào dễ đến với con cái ông ta… Đàn ông như đảng Cộng hoà luôn để mắt tới láng giềng gần, cả láng giềng xa là ai có khả năng gây nguy hiểm cho nước Mỹ; ai từng có hay đang âm mưu hại Mỹ; kẻ nào nước đục thả câu cần ghi sổ nợ với nước Mỹ; kẻ nào coi thường nước Mỹ là trọng tội…
Tôi có cảm tưởng đảng Cộng hoà là người cha trong gia đình Mỹ vì họ nghĩ nhiều tới an ninh quốc gia; bảo vệ những giá trị tinh thần Mỹ trên trường quốc tế. Nhưng vợ vắng nhà vài hôm, anh ta chẳng biết xoay sở làm sao cho con cái có hai bữa ăn như có mẹ ở nhà.
Trong khi đảng Dân chủ như bà mẹ hiền. Khi nhà khá thì cuối tuần đi ăn ngoài cả nhà, nghỉ lễ thì đi chơi xa… thiên tai vô lường thì trong nhà còn củ khoai đã mọc mầm, củ hành đã lên lá, nắm hạt mua về cho chim ăn chẳng hạn. Nhưng với bàn tay và kinh nghiệm nội tướng, bà mẹ biến hết những thứ ăn được thành một bữa tối cho mọi thành viên trong nhà khỏi chết đói mà chờ đội cứu nạn tới giúp. Nói cách khác là bà mẹ không biết bảo vệ gia đình với giặc ngoài – từ mầm mống tới đụng trận; nhưng người cha không biết xoay sở cho gia đình khi ngặt nghèo.
Nước Mỹ không thể chỉ có một đảng Dân chủ hay Cộng hoà – như một gia đình không thể thiếu người mẹ hay người cha để thành một gia đình bình thường.
Ý kiến này khá thuyết phục hay sao mà mọi người có vẻ trầm tư để thẩm định mức độ tin được cỡ bao nhiêu phần trăm… thì cây cười của nhóm cho ý kiến thứ ba,
Nói cao quá! Tôi không hiểu đâu nha. Tôi thấy đàn ông với đàn bà như câu nói quen quen của một văn hào Pháp đã nói, “Con cá thu đẻ một lần mười ngàn trứng thì không ai hay. Trong khi con gà đẻ một lần có một trứng thì cả làng biết vì tiếng cục tác của nó… Đàn ông với đàn bà… đâu đó!
Một giọng nữ chất vấn, “Ý anh, đàn ông với đàn bà, ai là con cá thu; ai là con gà…? Đàn bà làm mười ngàn việc không tên trong nhà nên không ai biết; còn đàn ông sơn được cái cửa nhà thì cả khu phố thấy hay sao?!”
Cây cười bị ngắt ngọn. Nín thinh.
Ý kiến thứ tư giải vây cho không khí ngột ngạt bỗng dưng trùm xuống bàn tiệc đang vui.
Nói tới sự khác biệt của đàn ông với đàn bà bây giờ thật khó nói khi chúng ta đều thấy người đàn bà đứng máy, chạy máy trong vị trí gần như hoàn toàn của người đàn ông trước đây không lâu trong hãng xưởng; Thấy cái xe hơi nhỏ xíu, có người buột miệng nói như xe… đàn bà. Bây giờ ông ta trố mắt ra mà nhìn bà (cô) kia đang lái cái xe bus học trò bự sự! Đàn bà lái xe an toàn hơn đàn ông đã là thống kê có giá trị ở Mỹ! Rồi thì đàn bà đã làm tổng thống, thủ tướng nhiều nước trên thế giới. Ngay nước Mỹ mà chúng ta đang sống cũng xuýt được lãnh đạo bởi người đàn bà đa mưu túc trí hơn đời…
Tốt nhất là đừng tranh luận về vấn đề nhạy cảm trong xã hội hiện đại vì hệ quả của đàn bà lãnh đạo chưa có câu trả lời với lịch sử nhân loại về thời đại của chúng ta. Tôi chỉ biết một nhận định về con gái với con trai mà tôi tâm đắc, là lần đó ngồi nhậu với cố nhà văn, thi sĩ Nguyên Nhi, anh ấy cho câu trả lời câu hỏi, “con gái khác con trai ra làm sao?”
Nguyên Nhi nói, “con trai không biết sơn móng chân một mình; còn con gái không biết… ngồi trên cái bóp!”
Tôi thích đọc truyện ngắn của Nguyên Nhi nên cũng thường nghĩ tới anh ấy, và không quên được sự tinh tế, hóm hỉnh của một người thơ hay. Cái nhìn nhẹ nhàng mà sâu sắc của một nhà thơ không làm mất lòng ai, ngược lại còn cảm thấy thú vị! Nhưng ẩn chứa trong đó sự khác biệt không thể lý giải; chỉ biết là không giống muôn đời nên hãy chấp nhận sự khác biệt một cách vui vẻ – là cách sống ôn hoà.
Tạm biệt tháng năm, vì chuyện vặt không bao giờ hết như mặt trời tháng năm thức sớm mà lại đi ngủ muộn…
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.