logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/06/2018 lúc 01:42:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mới đây khi viết bài, tui có dùng cái thành ngữ của Úc là: “To have been born with a silver spoon in his mouth (Sanh ra với cái thìa bạc trong mồm!).
Bên Anh, thế kỷ 18, đi ăn tiệc thường mang theo cây thìa; giống bây giờ người ta mang theo ví tiền hay chìa khóa xe hơi; như cái thông hành, bằng lái xe hay thẻ ngân hàng, credit card cho mua chịu tới 20 ngàn đô vậy! (Có máu mặt lắm mới được đó nhe!)
Ai mang theo thìa bằng bạc là thuộc về tầng lớp con địa chủ, có đất điền, chó chạy cong đuôi; cò bay thẳng cánh! Bạc Liêu quê mình có “Đồng Chó Ngáp”; chó chạy đến “ngáp ngáp” mà chưa giáp một vòng.
Trong phim Far Away (1992), nhân vật Shannon định ăn cắp cái thìa bạc của ông nội nhà mình, vốn là địa chủ, đem bán đi, để có tiền lộ phí, di dân từ Ireland qua Mỹ.
Trái lại “I was born with a plastic spoon in my mouth” (Tui sanh ra với cái thìa bằng plastic trong mồm) nghĩa là nghèo mạt rệp. Nghèo đến nỗi không có được tới một cục đất chọi chim; chớ không phải hàng trăm ngàn mẫu đất như Hắc Công Tử ở Bạc Liêu hoặc Bạch Công Tử ở Mỹ Tho.
Còn tại đất nước Triều Tiên, thìa bạc dùng để phát giác ra độc chất trong thức ăn trước khi xơi.
Nên Kim Jong-un đi gặp Donald Trump mới rồi ở Singapore, chắc cũng có đem theo một cái; vì e cái thằng Đế quốc Mỹ chơi đểu, hạ độc ta sao?
Lúc ký thông cáo chung, Mỹ chuẩn bị sẵn hai cây viết! Cận vệ của Ủn lấy giấy chùi tới chùi lui hai ba lượt mà Kim Jong-un cũng hỏng dám cầm.
Nếu tui là Ủn, tui sẽ móc túi mình, lấy cái thìa bạc ra là xong ngay! Đâu cần
tới em gái móc trong túi ra đưa cho “ca ca” (anh) mình một cây viết thì Kim Jong-un mới dám cầm tới mà vẽ lăng quằng lít quỵt, ký tên mình bằng tiếng Triều Tiên.
Trong khi Donald Trump thay vì ký tên thì vẽ cái hàng rào ngăn nước Mỹ với Mexico và Canada.
Kim Jong-un, tui nghi là bị bịnh hoang tưởng, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, thấy có đứa lăm le muốn làm thịt mình hết ráo.
Trước khi phó hội bàn đào, Kim Jong-un bắt Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đem cất vô hộp trước cho chắc ăn. Kẻo vắng mặt “gia gia” ở nhà nó làm ẩu!
Nói dông dài là vì tui có lỡ dại viết: “Thiên hạ thường nói rằng: Mọi người sanh ra đều bình đẳng! Nếu nhìn đứa bé sơ sinh, không có quần áo mặc, tất cả đều ở truồng như nhau quả là đúng vậy. Nhưng nhìn lên cái mồm thì có đứa có cái thìa bằng bạc; đứa khác có cái thìa bằng “plastic” thì đúng ra là mới sanh ra đã bất bình đẳng rồi!
Người Việt mình có một thành ngữ, nghĩa tương đương nhưng thâm thúy hơn nhiều, đó là: “Giàu trong trứng giàu ra!”
Tui phục ông bà mình sát đất nhe. Không cần biết về sản khoa gì ráo trọi mà ông bà mình đều biết con người từ trong trứng mà ra! Mà biết từ hồi Lạc Long Quân và bà Âu Cơ lận.
Bằng chứng là bà Âu Cơ sanh ra một trăm cái trứng trong một cái bọc (sau nầy người ta gọi là đẻ bọc điều. Ðẻ bọc điều là hên hết biết; nên từ thuở lập quốc tới giờ giặc Tàu từ phương Bắc muốn xơi tái nước ta đều mắc… nghẹn).
Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi! Tất cả đều đẹp trai, khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời. (Lục gia phả cả mấy ngàn đời, tui mới biết là ông tằng tằng tiên tổ của tui là một trong trăm chàng trai ấy. Nhờ vậy “xí” được một chút di truyền, đẹp trai và nói dai, nên ngày còn trẻ, em nào gặp tui cũng đều “trúng nắng”.
Nhưng thời gian đã nhẫn tâm hủy hoại nhan sắc “thiên kiều bá mị” của tui; nên bây giờ em nào gặp tui cũng thảy đều “trúng gió” vì em tưởng gặp quỷ dạ xoa.)
Chuyện viết lách trước mua vui, sau kiếm chút tiền còm nhuận bút nhậu chơi cùng bè bạn; ai dè tạo thành một cơn “bão” trong tách trà trên facebook!
Tác giả bị một truyền nhân của nhà thơ ngông Cao Bá Quát, ký tên là Thánh Quát “quát” cho một câu hết biết là: “Muốn viết là viết, chẳng cần biết đúng hay sai!”
Xong “người” chỉ ra cái sai của tui là: “Trong truyền thuyết, tổ tiên người Việt Nam là ông Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một cái bọc có 100 trăm Trứng, nở ra được “50 LÀ TRAI VÀ 50 LÀ GÁI “”.
Không phải là 100 Trai. Mà là 50 gái theo mẹ lên miền núi; còn 50 trai thì theo cha xuống miền biển.
(Thánh Quát thời hiện đại, tức “hại điện”, viết hoa loạn xị hè, chắc để nhấn mạnh! Xưa giờ học văn phạm, tui chưa thấy cái luật nào muốn nhấn mạnh là phải viết hoa hết!)
Thấy vậy, một độc giả khác, ký là Cao Bá Nhạ, ngứa miệng hỏi ngặt: “Thế sau này lớn lên bọn nó gặp rồi “xoạc” nhau thế chẳng qua là “trùng” huyết à?!”
(Thiệt chữ “xoạc” nầy hồi nhỏ tới lớn tui mới nghe và thấy cũng hay hết biết!)
Vậy là ông anh Cao Bá Quát, lên giọng thầy đời: “Lịch sử là một chuyện. còn chuyện “xoạc” nhau là một chuyện khác. Có phân biệt được không?
Có nghĩa một chuyện là huyền sử; còn một chuyện là khoa học hiện thực! Biết chưa bác?”
Đời không có gì “đã” bằng chọc cho nó tức… mà nó tức thiệt; nên một ông nữa cười hi hi, phán rằng: “Thế khác gì ly dị… mâu thuẫn từ trong truyền thuyết! Từ nay là hết đẻ thêm.”
Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại, Thánh Quát lại “quát”: “Từ ngữ bây giờ gọi là ly dị nhưng thời đó có chữ nầy không vậy “bro” (tắt chữ brother, anh hoặc em)? Chắc là không có rồi… khi nói từ “ly dị” là nó phải nói tới pháp luật, tòa án, giấy tờ, quyền lợi công dân, quyền cả đống luôn…
Thời xửa thời xưa… xưa ơi là xưa… làm gì có Tòa án mà có ly dị… (Việt Nam là nước đầu tiên trên trái đất có ly dị!)”
Rồi có một bậc thức giả khác, ký là Phó Bảng Nguyễn Văn Siêu, cũng nhào vô: “Truyền thuyết không nói 50 trai và 50 gái! Có sách ghi là “100 trứng nở ra 100 con”. Có sách kể giống như nhà văn: “Mỗi trứng nở ra 1 người con trai”. Nhưng truyền thuyết thường mang ý nghĩa tượng trưng!”
Thì ông Thánh Quát nầy quạt: “Hỏi lại ông thầy dạy Sử nhé! Nếu thầy không biết thì hỏi thầy của ông thầy! Chắc chắn bạn sẽ biết! Vì tôi biết bạn học Sử sau nầy! Hãy nghiên cứu tìm tòi thật sâu …thì sẽ biết nhiều điều thú vị!”
Thưa tui là tác giả! Bài viết mình đã bỏ biết bao công sức tra lên tra xuống, ngồi vò đầu bứt tóc, nhổ trụi lủi hàm râu dê, “phê” gần bay một gói thuốc tốn hết 42 đô 50 xu Úc, uống hết chục tách cà phê vậy mà mà Thánh Quát nầy dám chê mình “Muốn viết gì thì viết chớ?”
Nóng mũi, tui “cóp” trong “Wikipedia” và nhiều trang web khác để phản bác và “ẳm hộ” phe ta là:
“Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời!”
Bị tụi nó xúm lại bề hội đồng; nhắm hỏng ăn; thôi huề vậy! Thánh Quát bèn cười khè khè viết là: “Sau nầy có người sửa lại là 100 đứa…Toàn là gái… Thì tin hông nè? Hổng tin… rồi cãi… Cuối cùng ai đúng ai sai? Thôi thì 50/50 nhé… Vui nhà vui cửa… Hai họ nhá!”
Kết cuộc thì thằng chả, nhắm thua, hết dám lên mặt thầy đời, cãi chày cãi cối, cuốn nốp dông rồi bà con ơi!
Mấy thằng bạn nhậu kiêm bạn văn của tui nghe cãi qua cãi lại tưng bừng cũng vui bèn nhào vô bình loạn.
“Ối nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Viết báo “lèn èn” như ông, may mà được độc giả phê bình, dẫu có chê rậm rề thì cũng nên hãnh diện là bài mình viết còn có bà con bỏ thời giờ vàng ngọc ra mà đọc! Dẫu đọc xong rồi chửi. Đỡ hơn là viết một bài, mà hỏng con ma nào thèm đọc hết ráo!”
Nổi tiếng như nhà thơ “tầm cỡ” Tản Đà, từng có thơ đăng trong sách giáo khoa còn bị chê; tay viết “tầm tầm” như chú mầy thì “vô tư” đi nhé.
Như bài “Gió Thu”, được dùng để quảng cáo thuốc ho Acodin trong chương trình quảng cáo thương mại phát lúc 11 giờ sáng của đài phát thanh Sài Gòn mình hồi năm nẩm, lúc tụi mình chưa mất nước.
“Trận gió thu phong rụng lá vàng/ Lá rơi hàng xóm lá bay sang!”
Có đứa dám phê rằng: “Trận gió thu là đã đủ; còn trận gió thu phong là viết dư chữ “phong” nhe!”
“Ê! Chữ phong đây không phải là gió mà là cây phong, giống như cây bàng!”
Cây phong bên Tàu của Đỗ Phủ trong bài “Thi Hứng”. Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm (Hạt sương như ngọc, rừng cây phong héo hắt buồn).
Hay trong cây phong của Trương Kế trong bài “Phong kiều dạ bạc” Giang phong ngư hỏa đối sầu miên (Cây phong bên sông và ánh lửa chài đối giấc ngủ sầu)
Rồi bên ta, cây phong của Nguyễn Du trong Truyện Kiều “Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san!”
Nghe biện giải tới đây tui đã “ngộ” ra rồi. Viết bất cứ cái gì, hay thế mấy cũng có người chê hè. Nổi tiếng “Thi bá” còn bị chê; huống chi mình là “Hà bá” chớ!
Chê để chứng tỏ mình “giỏi” hơn “Thi bá” đó đấy thôi. Phần người Việt mình có khen ai bao giờ đâu nè (?!)
Tui chép miệng phán: “Đúng là văn mình vợ người mà!” Nghe vậy, anh bạn “văn học sử” vặn vẹo, xin cắt nghĩa.
“Văn mình vợ người” là mình viết văn, bài của mình; mà nó tưởng là vợ của nó; muốn chê cái gì là chê, muốn “bụp” lúc nào là “bụp”! (?!)
“Cắt nghĩa vậy là trật lất rồi cha nội. “Văn mình vợ người” là từ “Tự kỷ văn chương, tha nhân thê thiếp, nghĩa là văn của mình (thì hay), vợ của người khác (thì đẹp).
Úc cũng có câu tương đương là: “The grass is always greener on the other side of the fence!” Cỏ vườn hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn. Vợ hàng xóm cũng ngon hơn con vợ ở nhà!” (Quả có vậy!)
Thưa tui vốn là người ngoan cố. Nghe cắt nghĩa rành rọt y như kinh, nhưng tui vẫn giữ rịt cái quan điểm của mình. Vì thế cho nên, có một độc giả ký là “Em yêu” nhào vô “Facebook” phê: “Tác giả rất cứng đầu! Dạy hổng bao giờ nghe”
Té ra đây là lời phê của “con vợ tui” đó nhe! He he!
Đoàn xuân thu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.