logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/07/2018 lúc 08:03:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trần Trọng Kim (1883-1953): Sử gia, nhà thơ, cựu thủ tướng chính phủ, tác giả hồi ký Một Cơn Gió Bụi. (Hình: Wikipedia)

0-Hồi ký danh nhân, hay các sách “nhân vật chí” là hai trong những thể loại cần thiết phải đọc trong “tủ sách học làm người” cho các thiếu niên tự học, dù thiếu niên ấy đang ngồi ở lớp nào trong các chương trình học vấn quy định. Nhưng đang theo học các lớp quy định, tại sao lại còn viết là tự học? Theo kinh nghiệm riêng của người viết bài này, việc tự học quan trọng hơn là việc học ở nhà trường: Người ta chỉ ngồi trong nhà trường khoảng 15 năm đầu, mà người ta sống lâu gấp bốn năm lần thời gian ấy, vậy không tự học trong những năm sau, thì trí óc thu thập những gì hồi trẻ, là trí óc gì? Sử gia trong nước Trần Quốc Vượng (1) nói đại ý: Đại học là tự học, là một câu cần suy nghĩ. Nhà văn Lê Văn Trương (2) cũng viết đại loại: “trường đời” là một đại học khó khăn nhất, phong phú nhất. Cho nên tự học quan trọng ở chỗ người ta phải tìm lấy sách mà đọc, nhất là những sách mà nhà trường, hay các bậc làm thày, không muốn hay chưa muốn, cho bọn trẻ đọc.
1-Hồi ký danh nhân chỉ là một nhánh của hồi ký nói chung, cùng với “nhân vật chí,” là các thể loại để ta học làm người phong phú vô cùng.

Người viết không nói đến những cuốn hồi ký đang bày bán trong các tiệm sách, hay trên các trang mạng, vì nó còn mới quá, chưa đủ thời gian để tự chứng minh thật giả, nhất là thứ hồi ký viết về các nhân vật đã chết rồi, căn cứ đâu mà bàn. Nhất là người viết những cuốn đó có phải là danh nhân không đã. Danh nhân, là người đã có tên tuổi, khi viết ra điều gì, ít nhất họ còn cái vốn cơ bản để có thể bị mất, bị hại, nếu họ viết sai, họ là người đầu tiên bị lãnh hậu quả. Anh Soài viết hồi ký, chị Tí Em viết hồi ký, cụ Móm viết hồi ký, có thì giờ thì đọc chơi, không thì thôi, tuy đọc anh Soài chị Tý Em cụ Móm người ta cũng có thể học thêm một điều gì đó, nếu sau này có ý muốn trở thành anh Soài chị Tý Em cụ Móm. Đã có bao nhiêu cuốn hồi ký đề cập ông Hồ Chí Minh, có ai đã đọc và biết thêm được gì có vẻ là đúng chăng? Nhưng có một cuốn hồi ký trong có đoạn viết về ông Hồ Chí Minh, nói rõ có vợ và con và tên là gì, xuất bản khi ông Hồ còn sống, hay ít nhất, bản thảo hoàn tất từ năm 1953, mười sáu năm trước khi ông Hồ chết, đó mới đáng kể. Người viết lại có hương danh là một văn học sử gia thành tín, nghiêm cẩn, một học giả, một nhà thơ cổ điển bác học, chữ Hán thâm sâu, hơn mười năm du học ở Pháp về ngành sư phạm, đó là Lệ Thần Trần Trọng Kim, tác giả cuốn “Một Cơn Gió Bụi” xuất bản năm 1964 tại Sài Gòn.
2-Trước khi viết những dòng này, người viết đã tìm đọc nhiều cuốn từ điển và tự điển xuất bản mấy chục năm gần đây ở trong nước, xem những sách ấy nói gì về tác giả Trần Trọng Kim, không thấy ở đâu nhắc đến dù một chữ cuốn “kiến văn lục” (thấy nghe viết ra) nhan đề Một Cơn Gió Bụi. Nếu có viết, lại viết thiếu, viết sai, thêm sự báng bổ xuyên tạc không thể thiếu của sách thời xã hội chủ nghĩa. Từ Điển Văn Hóa của nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin in năm 1993 không đề tên tác giả, thay vào đó là “Hội Đồng Sách,” với các tên Lữ Huy Nguyên – Nguyễn Khắc Viện – Phan Huy Lê – Quang Huy – Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), phần Nhân Vật Chí viết như sau: “Trần Trọng Kim (1887, [sai] -1953) – Không rõ ông liên hệ với đảng phái nào, nhưng đã bí mật cùng Dương Bá Trạc sang Thái Lan, Chiêu Nam (Singapore). Sau đảo chính Nhật 9 Tháng Ba, 1945 về nước làm thủ tướng chính phủ thân Nhật, nên không được quần chúng hoan nghênh.” (tr. 597). Toàn văn về Trần Trọng Kim chỉ có 133 chữ và vài con số (trong một cuốn sách dầy non 600 trang), trong đó sai năm sinh, và không nhắc đến bất cứ một tác phẩm nào của kẻ quá cố, trong khi bộ Việt Nam Sử Lược (in lần đầu khoảng 1920) của Trần Trọng Kim cho tới nay vẫn được coi là bộ thông sử đầu tiên của Việt Nam có cái nhìn tiến bộ và phương pháp khoa học nhất, và bộ Nho Giáo của ông thì chưa cuốn nào vượt qua được, chưa kể ông là người trông coi việc soạn sách sư phạm tiên phong của quốc ngữ ta từ gần một thế kỷ trước, điển hình nhất là bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư ông đứng đầu việc biên tập với các ông Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận.
3-Lệ Thần Trần Trọng Kim người Nghi Xuân Hà Tĩnh, sinh năm 1882 theo nhiều sách (Từ điển Văn Học Việt Nam, tr. 1807, Từ điển Nhân Vật Lịch Sử, tr.894), và mất ngày 2 Tháng Mười Hai, 1953 tại Đà Lạt. [Trong Kiến Văn Lục, trang đầu, Mấy lời ngỏ cùng độc giả, chính Trần Trọng Kim viết: “Từ năm Quý Mùi (1883) tôi sinh ra đời…]. Cụ mất lúc 2 giờ 20 ngày nói trên, thọ 72 tuổi; tang lễ được cử hành chính thức ngày 8 Tháng Mười Hai tại Hà Nội. Chức vụ cuối cùng của cụ là thủ tướng chính phủ thời kết thúc Thế Chiến II. Linh cữu được máy bay chở từ Đà Lạt ra, và quàn tại Chùa Quán Sứ, sau đó được rước tới nghĩa địa Phúc Thiện, Cầu Giấy. Nhiều điếu văn được đọc bởi Đại Biểu Hội Đồng Đại Biểu Toàn Quốc, Ủy Viên Văn Phòng Quốc Trưởng Bảo Đại, ông Thủ Hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí, và thi sĩ Đông Hồ đọc văn tế. Người đi đưa tiễn có các cựu thủ tướng, tổng bộ trưởng và các nhà văn nhà thơ tên tuổi: Trần Văn Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Tuyên, Phan Văn Hy, Đào Đăng Vỹ, Trần Văn Ân, Võ Đức Diên, Thiên Giang, Thê Húc, Hồ Hán Sơn, Mộng Tuyết.
Kiến Văn Lục hay Một Cơn Gió Bụi là di cảo của Trần Trọng Kim, mà những dòng chữ cuối cùng được viết tại Nam Vang Tháng Tư năm Kỷ Sửu, tức Tháng Năm, 1949.
“Tôi viết quyển Kiến Văn Lục này là muốn đem những chuyện của tôi đã làm và biết trong sáu năm (1943-1949) vừa qua, mà thuật lại cho đúng sự thực. Song vì trong những chuyện ấy có lắm việc truân chuyên và lắm nỗi đoạn trường, cho nên tôi để nhan đề là “một cơn gió bụi” cho hợp cảnh.
“Từ năm Quý Mùi (1883) tôi sinh ra đời cho đến ngày nay, đã trải qua bao nỗi đau buồn khổ sở, làm cho tôi đã chán nản hết cả mọi điều, chỉ mong được yên tĩnh mà ngắm cảnh đời cho qua ngày qua tháng, chứ không muốn dính dáng gì đến cuộc hành động gì cả. Thế mà tự đâu nó bắt buộc tôi làm những việc tôi không muốn làm.
“Hình như ngoài cuộc nhân sinh vật chất của người ta, có cái thế lực u uẩn, huyền bí, an bài hết cả mọi việc theo đúng cái nghiệp của từng người, giống một tấn tuồng sắp đem ra diễn, đã có người xếp đặt đâu đấy cả rồi, ai đóng vai trò nào là phải đóng cho hết trò, chứ không từ chối được. Nhà triết học có thể nói đó là cái nhân quả tự nhiên của các sự vật, chứ không có gì lạ. Nói đúng lắm, song tìm cho ra cái cái nhân và biết được cái quả, không phải là việc dễ.
“Tôi tin ở trong vũ trụ có cái linh quang bao hàm hết thảy vạn vật. Mà vạn vật sở dĩ có là có cái linh quang ấy. Cái linh quang ấy ta gọi là Phật, là Trời, là Đạo, là Chúa; chỉ có cái tên khác nhau mà thôi, nhưng cái thực là một. Ở trong người ta, thì cái linh quang ấy gọi là tâm, là chủ sự hành động của ta. Ai ai cũng có cái tâm ấy song vì tình dục và sự thiên tư mà thành ra sai biệt khác nhau.
Nếu cái tâm ta mà chân thành ngay chính, thì tự khắc là Phật, là Trời ở đó. Vậy nên bất cứ việc gì tôi cũng lấy cái tâm làm chủ. Nay tôi đưa những chuyện của tôi đã làm và đã biết theo đúng cái tâm của tôi mà nói ra, không kiêng dè, che đậy, không thêu dệt thêm bớt, cốt để người ta biết sự thực.
Dù những sự thực ấy có động chạm đến ai, thì cũng xin thể tất cái tấm lòng thành thực của tôi mà đừng chấp trách. Ấy là tôi tin ở cái tâm công minh của mọi người vậy.”
Kiến Văn Lục Một Cơn Gió Bụi chỉ khoảng 200 trang, viết về các sự việc thuộc đầu và giữa thế kỷ XX Việt Nam, nên cần nhiều chú thích khi trình bày trên nhật báo giờ này. Vả chăng, giải hoặc và tìm hiểu sự việc chính là cái thú khi đọc hồi ký, người viết mong được sự thể tình của bạn đọc khi theo dõi. 

Viên Linh/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.