logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 11/08/2018 lúc 09:34:45(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Sẽ gặp lại 1pm 11 Aug. 2018 tại thư viện Tully SJ.CA.
Chuyến bay South West từ TX đến San Jose khoảng 1 giờ trưa nay. Từ lối ra tôi chợt thấy cụ Hà Mai Anh xuất hiện. Hơn 70 năm xưa đây là tác giả cuốn Tâm Hồn Cao Thượng. Tôi là cậu bé lớp tiểu học trường Gốc Ngái, Nam Định khi thấy ông hiệu trưởng là sợ mất vía. Nhưng hôm nay tôi là ông già 85 đi đón người con trai của thầy Anh là đại tá thiết giáp Hà Mai Việt. Việt cùng tuổi với tôi nhưng giống bố như đúc. Cùng một chiều cao. Cùng một nét già. Khắc khổ nhưng hiền lành. Chúng tôi học cùng trường. Sau những năm tiểu học, cả hai lên trường Cửa Bắc. Khi toàn quốc kháng chiến tôi tản cư về học tại Nguyễn Khuyến Yên Mô. Rồi sau amh em lại gặp nhau ở Nguyễn Khuyến Nam Định. Di cư vào Nam, tôi vào Đà Lạt đầu năm 1954. Việt vào Thủ Đức cuối năm 54. Trải qua 21 năm chinh chiến, chúng tôi lưu lạc qua Hoa Kỳ. Việt định cư ở TX, Tôi về CA. Trong thời chinh chiến và qua đời lưu vong, anh em có gặp gỡ đôi lần. Hôm nay cùng ở tuổi 85, ra mắt thêm cuốn sách, Hà Mai Việt cứ nhắc đi nhắc lại, đây là lần cuối. Tôi đã có nhiều dịp viết về cuộc đời các chiến hữu. Nói là   lần cuối, tôi xin kể hầu anh em về cuộc đời của anh bạn học, bạn nhà binh, bạn đồng hương lưu vong và cũng là bạn văn chương. Đại tá thiết giáp Hà Mai Việt, tác giả tác phẩm độc đáo nhất về kỵ binh Việt Nam. Bản Việt Ngữ và bản Anh Ngữ, tựa đề Thép và Máu. Ra trường Thủ Đức khóa 5, anh học tiếp khóa thiết giáp số 1 và đậu thủ khoa. Nếu phần số may mắn, sau hơn 20 năm trong binh chủng mà còn sống, đã lên lon đại tá ắt hẳn phải giữ chức chỉ huy trưởng binh chủng thiết giáp. Nhưng vóc dáng tuy cao lớn nghênh ngang, khả năng tham mưu và tác chiến kỵ binh xuất sắc, từ quân trường cho đến chiến trường đều ngon lành, nhưng số mệnh không tới nên anh đã phải gián tiếp ra khỏi binh chủng rồi lang thang từ miền Đông qua đến duyên hải cho đến miền hỏa tuyến. Đời binh nghiệp của Hà Mai Việt quả thực hoàn toàn không giống ai. Gặp nhiều ngang trái hết sức lạ lùng. Xin các bạn bình tĩnh để lần lượt theo dõi câu chuyện.

UserPostedImage
Trong tuổi trung niên và...

UserPostedImage
Thấy Hà Mai Việt tưởng cụ Mai Anh.
 
Ông thầy tôi, cụ Hà mai Anh là người hết sức liêm khiết và đạo đức. Ông dịch cuốn Tâm Hồn Cao Thượng trở thành khuôn vàng thước ngọc cho đám hậu sinh. Người con trưởng của ông tuyệt đối suốt đời không đi ra ngoài khuôn phép của thân phụ. Học thiết giáp xuất sắc, Hà Mai Việt được lưu giữ tại trường suốt 6 năm. Từ thiếu úy huấn luyện viên trở thành đại úy trưởng khoa. Đã có lúc trung tá Nguyễn Văn Thiệu muốn đưa lên coi khoa thiết giáp trên Đà Lạt. Nhưng Việt xin ra tác chiến. Đã thành công trong tham mưu và huấn luyện, anh mau chóng thành công trong chức vụ tác chiến. Trận Ấp Bắc là một kỷ niệm đau thương của kỵ binh Việt Nam. Lần đầu tiên phối hợp chiến xa và trực thăng vận nhưng bị thua tại Mỹ Tho. Chi đoàn của Lý Tòng Bá thất bại phải gọi chi đoàn của Hà Mai Việt băng rừng về tiếp cứu. Nhưng không kịp. Địch quân đã kịp thời rút lui. Khi lên đến cấp trung tá Hà Mai Việt chỉ huy thiết đoàn hành quân vào Đồng Tháp đã thắng một trận rất vẻ vang cho Biệt Khu 44. Với 1 tiểu đoàn biệt động quân tùng thiết, Việt cho tấn công nửa đêm về sáng 4 giờ trước lệnh hành quân. Ông tư lệnh bên ta còn ngủ và quân cộng sản bên địch cũng còn ngủ. Chiến đoán của trung tá Tâm Hồn Cao Thượng tấn công hết sức bất ngờ đánh tan quân địch và lấy được kho vũ khí lớn. Phi đội trực thăng cho súng chiến lợi phẩm về Cần thơ suốt ngày chưa hết. Tổng thống xuống gắn một sao cho ông tư lệnh biệt khu 44 nhưng mọi người gần như quên công trận chính của kỵ binh. Đây là chiến công của thiết giáp mở đầu mùa Việt Nam Hóa chiến tranh và rửa mặt cho niềm đau Ấp Bắc. Hồ sơ chiến công này được trình lên bộ tổng tham mưu duyệt lại. Trong khi đó trung tá Việt đợi về làm chỉ huy trưởng trường kỵ binh. Nào ngờ định mệnh đã an bài, chức vụ đã giao cho người khác, anh đeo trung tá trở về làm phòng 3. Đến đây định mệnh đã đưa một sĩ quan có nhiều khả năng binh chủng qua một giai đoạn khác. Cụ Hà Mai Anh và người con trưởng của cụ là Hà Mai Việt dù cố sống theo sách Tâm Hồn cao thượng nhưng cũng phải công nhận là con người ta ai cũng có một phần số. Bộ quốc phòng ra lệnh các đơn vị phải cử người đi học lớp quân chánh. Tốt nghiệp sẽ đi làm quận trưởng hay tỉnh trưởng. Ông trung tá một đời thiết giáp đang ngồi chơi sơi nước bèn được hân hạnh đi học lớp làm quan. Hà Mai Việt là sĩ quan kỷ luật, y lệnh bèn khăn gói quả mướp lên đường. Tốt nghiệp quân chánh, ông trung tá cao lớn đội mũ đen về làm quận trưởng thuộc tỉnh Bình Dương. Ông tỉnh trưởng vốn là thiếu tá tân thăng trung tá được tin hoảng hồn không biết lý do. Hay là tay này về để sẽ thay thế mình. Ông chạy đi hỏi khắp nơi không ai biết tin tức. Chỉ được vài tháng phù du chợt có giấy tờ gửi tới. Sau khi xét lại trung tá Hà Mai Việt thăng cấp đại tá vì các chiến công ngày xưa từ biệt khu 44. Ông trung tá tỉnh trưởng lại một phen điên đầu không biết làm sao mà chỉ huy ông quận trưởng duy nhất trên toàn quốc đeo lon đại tá thiết giáp. Nhưng may mắn thay chỉ chờ thêm 2 tuần nữa, phủ thủ tướng có lệnh cho các ông quận phải đi học lớp xây dựng nông thôn tại Vũng Tàu. Đại tá quận trưởng báo cáo lên ông tỉnh trưởng. Ông tỉnh hết sức vui mừng thưa rằng xin đại tá cứ thong thả lên đường. Việc quận để em lo. Đại tá mũ Đen lại ra Vùng Tàu trình diện ông chỉ huy trưởng trung tâm nông thôn. Lính gác cổng báo tin có ông đại tá thiết giáp nón đen đến thăm. Ông Nguyễn Bé hết hồn không biết có chuyện gì bên lật đật mặc quần áo chỉnh tề ra đón tiếp. Hóa ra ông học viên đến trình diễn để học khóa nông thôn. Chưa bao giờ trung tâm lại có ông học trò cao lớn và cao cấp như thế. Ông chỉ huy thưa rằng xin đại tá từ nay là trưởng lớp, không phải nội trú. Ông ở nhà bên ngoài. Ra vào thong thả. Việc huấn luyện xin ngài ghi nhận và cho ý kiến. Rồi ngài đại tá thiết giáp cũng học xong khóa nông thôn. Trong khi đó ông tỉnh trưởng cũ đã thu xếp xong. Quận có người khác. Hà Mai Việt mãn khóa nông thôn được chính tướng Cao hảo Hớn đưa vé máy bay Air Việt Nam đi Quy Nhơn. Gặp đại tá Công Binh Nguyễn Văn Chức tiểu khu trưởng bèn giao cho ông Việt làm tư lên mặt trận Nam Bình Định. Được một thời gian, một hôm ông Chức tập hợp tất các quân nhân công chức của thị xã và tiểu khu hết sức trịnh trọng tiễn đưa ông đại tá thiết giáp nông thôn lên đường trình diện tướng Ngô Quang Trưởng tại miền hỏa tuyến.   Ra gặp ông trung tướng Trưởng, chợt thấy đại tá thiết giáp quen thuộc bên giao ngay cho về làm chỉ huy phó lữ đoàn 1 kỵ binh. Lữ đoàn trưởng cũng là tay bạn thân từ lúc mới ra trường.


Ông Trưởng có ý riêng hay là muốn thử gân Hà Mai Việt cho lệnh lữ đoàn trưởng ở hậu cứ, anh phó chỉ huy các thiết đoàn ngoài tiền tuyến. Việt nhảy ngay vào trận tái chiếm Quảng Trị. Chỉ huy hai thiết đoàn yểm trợ cho mũ đỏ bên quốc lộ. Hai thiết đoàn yểm trợ cho mũ xanh ven biển. Cùng tiến vào Cổ Thành. Sau khi tái chiếm xong thị xã, tướng Trưởng bổ nhiệm đại tá Hà Mai Việt làm tỉnh trưởng Quảng Trị.  
Tân tỉnh trưởng nhận bàn giao chức vụ tai trại ty nạn Đà Nẵng. Nhiệm vụ làm việc với quốc vụ khanh Phan Quang Đán đem 180 ngàn dân về Quảng Trị. Ai còn nhớ bài ca Cờ bay, Quảng Trị hồi sinh, dân về quê cũ, quỳ hôn đất thân yêu, Quảng Trị ơi, Quảng Trị ơi...


Đại tá thiết giáp làm tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng được gần một năm. Tổng thống Thiệu ra thăm 3 lần. Lần thứ ba, Việt lái xe cho tổng thống. Ông Trưởng ngồi phía sau bên cạnh đại tá Chiêm, chánh võ phòng.  Hà Mai Việt thưa rằng việc định cư tạm xong, xin tổng thống cho tôi về lại quân đội. Ông Thiệu nói: Mọi chuyện đang tiến triển tốt, cứ thẳng mà làm. Sao lại thôi. Việt vội thưa ngay. Thưa tổng thống, cứ thẳng mà làm nên tôi làm không được. Tổng thống quay sang ông Trưởng nói để thu xếp cho về. Sau đó Hà Mai Việt được về Sài Gòn học lớp Chỉ Huy và tham mưu cao cấp. Cụ Hà mai Anh rất mừng khi thấy con trai được treo ấn từ quan. Bạn tôi, anh Hà Mai Việt người trai Bắc kỳ vẫn còn kỷ niệm một thời Quảng Trị. Người còn nhớ thời đó tiền bạc nhiều vô kể, toàn tiền mặt phát cho đồng bào ty nạn. Còn phụ nữ Quảng Trị, Đông Hà, Cam Lộ trong trại đẹp vô cùng. Nhắc lại chuyện cũ, anh bạn thở dài. Nào biết vì sao lại thở dài. Luyến tiếc thời hoa niên, tiếc tiền bạc trên sông Thạch Hãn hay nhớ các cô gái Đông Hà. Ngày xưa mà ông léng phéng thì ngay nay người đất Quảng sẽ chẳng còn thương yêu quan đầu tỉnh với tâm hồn cao thượng.

Giao Chi/Việt Báo
Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com (408) 316 8393
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.