logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/08/2018 lúc 10:08:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tục ngữ Việt Nam có câu: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì – ý nói dặn dò con cái trong gia đình nếu như chẳng may có chuyện gì xảy ra cho cha mẹ chúng thì nhớ tìm tới những người bà con thân thuộc để tìm nơi nương tựa. Câu tục ngữ trên còn mang một ý nghĩa khác là dù gì thì gia đình vẫn là nơi tìm về để có được sự đùm bọc lẫn nhau trong những lúc khó khăn.
Gia đình, trong ý nghĩa rộng hơn, cho dù là văn hoá Việt hay Mỹ, vẫn luôn được xem như là cái nôi chở che cho mọi người trong cơn túng quẫn. Nhất là những đứa trẻ trong hoàn cảnh thiếu cha thiếu mẹ thì lại càng cần đến sự che chở ấy, mà sự gần gũi và tin cậy nhất không ai hơn được ông bà nội ngoại – những người đã từng là cha mẹ của cha mẹ chúng.
Kể từ 1970 cho đến nay, tỷ lệ số trẻ em sống với ông bà chúng, hay nói rõ hơn là được ông bà nuôi dưỡng như con ruột, đã tăng gấp đôi, và con số này vẫn tiếp tục ngày càng tăng thêm nữa. Hiện tượng này đang được nhiều nhà nghiên cứu xã hội chú ý và theo dõi.
Chuyện kể về gia đình bà Barb vào một buổi tối tháng Hai vài năm về trước. Lúc ấy đã rất khuya và bên ngoài trời khá lạnh, anh con trai của bà bất ngờ xuất hiện trước cửa cùng với đứa con gái hai tuổi tên là Avery. Không hỏi lý do, bà để hai bố con vào nhà và đưa lên phòng ngủ dành cho khách để nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau bà đi tìm mua được cái nôi cũ cho đứa cháu ngoại. Bà nghĩ rằng hai bố con chỉ dọn vào ở tạm thời trong lúc cấp bách.
Vào lúc đó bà Barb biết rằng anh con trai của bà, từng mắc bệnh nghiện ngập ma tuý và rượu, đang trải qua chuyện lục đục với cô bạn gái, là người cũng nghiện ngập như anh. Mấy tháng sau, anh con trai dọn ra, để lại đứa bé gái cho bà nuôi. Đó là câu chuyện của sáu năm về trước.
Anh con trai của bà Barb tuy dọn ra và ở gần đấy nhưng hoạ hoằn lắm mới thấy anh tạt qua xem chừng đứa con gái ít phút rồi lại biến mất. Cô bạn gái cũ, mẹ của bé Avery, cũng chẳng khá hơn. Do đó, chuyện chẳng đặng đừng, bà Barb, 68 tuổi, và ông chồng Fran, 69 tuổi, bỗng dưng bất đắc dĩ phải nhận trách nhiệm nuôi dạy đứa cháu gái như là con ruột của họ vậy. Người duy nhất thường xuyên ghé thăm, phụ giúp bà một tay là cô con gái 37 tuổi của bà và là người không có con cái riêng.
Mặc dù bà Barb không hề than phiền về việc này, nhưng bà cũng không ngờ rằng đang ở tuổi nghỉ hưu mà bà lại một lần nữa phải nuôi dạy con thơ. Mà công việc này chiếm hết thì giờ của bà: không được đi du lịch thường xuyên như bà mong muốn và ít liên lạc với bạn bè hơn trước – tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình là tùy thuộc vào thời khoá biểu của bé Avery, nay đã 8 tuổi. Tuy nhiên, bà cảm thấy rất vui khi được ở gần bé, và bà thật sự coi bé như là đứa con ruột của bà vậy. Tình cảm bà dành cho bé vượt xa mức tình cảm giữa bà cháu. Có điều trong việc “nuôi con” lần này bà không để ý đến những chuyện nhỏ nhặt như trước kia nữa. Không còn quá căng thẳng lo lắng khi điểm thi của bé ở trường bị thấp, hoặc khi nhà trường gọi bà lên gặp hiệu trưởng vì bé Avery phạm lỗi hoặc có xích mích với bạn học cùng lớp. Thay vào đó, bà dành hết sự tập trung để mang đến cho bé tất cả tình thương, sự ổn định và kinh nghiệm sống để bé có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Hiện càng ngày càng có thêm nhiều ông bà già bị đặt vào trường hợp như bà Barb và ông Fran – trở thành những người nuôi cháu toàn thời gian, mà thường những người này cũng không thuộc vào loại khá giả và sức khoẻ lại yếu kém hơn so với trước kia khi họ nuôi những đứa con của chính họ. Đương nhiên chuyện ông bà nuôi cháu không phải mới – nhiều người nổi tiếng đã từng được ông bà nuôi dưỡng ít nhất là trong thời tuổi thơ của họ, trong đó có nhà thơ nữ Maya Angelou, nữ tài tử Carol Burnett, và hai cựu tổng thống, Bill Clinton và Barack Obama – tuy nhiên hiện nay chuyện này ngày càng trở nên bình thường hơn trước. Tỷ lệ trẻ em sống với ông bà tăng gấp đôi trong vòng gần 50 năm qua và chỉ riêng 5 năm vừa qua đã tăng 7 phần trăm.
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), có khoảng 3 phần trăm trẻ em trên toàn nước Mỹ không sống gần cha mẹ, và trong số đó, gần hai phần ba là đang được nuôi dạy bởi ông bà. Tính ra có khoảng 2.6 triệu ông bà Mỹ đang trông nuôi cháu, hoặc do hoàn cảnh của cha mẹ tạm thời có thay đổi, chẳng hạn mất việc hoặc đang trong quân đội và bị điều quân đi nơi khác, hoặc có những nguyên do nghiêm trọng hơn: tâm thần bất ổn, ly dị, tù tội, qua đời, hay như trong trường hợp của ông bà Barb và Fran, nghiện ngập.
Nuôi dạy cháu chắc chắn là cực cho ông bà, nhất là làm ảnh hưởng đến sức khoẻ: trầm cảm, mất ngủ, dễ xúc động, và những căn bệnh mãn tính như cao máu và tiểu đường; cảm giác như bị kiệt sức, cô đơn, và cô lập; thấy mất đi sự riêng tư, ít có thì giờ cho bạn bè và những người thân khác trong gia đình. Đó là chưa kể nhiều ông bà nuôi cháu gặp khó khăn về kinh tế, rất cần đến sự giúp đỡ về tiền bạc cũng như những chương trình xã hội của chính phủ – cho chính cá nhân họ, hay thường hơn nữa, là cho những đứa cháu, mà nhiều khi lại không được đáp ứng đầy đủ.
Từng là những bậc cha mẹ, nay ông bà phải chứng kiến sự thất bại của chính những đứa con của họ nên ông bà chắc hẳn cũng có những cảm giác thất vọng, ê chề, xấu hổ, giận dữ, và oán hận. Nhiều khi chỉ muốn những đứa con hư hỏng đó chết đi, hay ít ra là biến mất đi cho khuất mắt. Để đắp đổi lại, ông bà tìm thấy niềm vui từ những đứa cháu và hy vọng tương lai của những đứa bé này sẽ khá hơn, không cần phải thuộc siêu hạng, nhưng là một cuộc sống bình thường, giản dị và là những con người tử tế.
Nuôi cháu tuy khó nhọc, nhưng đôi khi ông bà nhận lại được những phần thưởng không ngờ tới. Có một số ông bà cho biết họ cảm thấy trẻ hơn nhờ tham gia vào những sinh hoạt thường ngày của những đứa cháu, chở cháu đi học và đón cháu về, đọc sách báo cho cháu nghe và cũng là để hiểu biết thêm về đời sống tâm lý của tuổi trẻ thời nay. Ông bà còn cảm thấy cuộc sống như có ý nghĩa hơn vào đúng lúc khi mà cuộc sống của tuổi già bỗng thấy như thiếu đi một mục đích. Và những đứa cháu cũng được hưởng lợi; theo một số cuộc nghiên cứu, những trẻ em được nuôi dạy bởi ông bà ít phá phách và ít có vấn đề hơn những đứa được nuôi dưỡng bởi những người không có dây mơ rễ má họ hàng. Có thể là vì những đứa trẻ này không có được sự chăm sóc cẩn trọng như sự chăm sóc từ ông bà ruột thịt.
Làm ông bà nuôi cháu, nhất là ở Mỹ, không phải chuyện đơn giản và luôn mang cảm giác bấp bênh. Phần đông các ông bà nuôi cháu ở Mỹ không có quyền giám hộ. Nói trên quan điểm luật pháp, ông bà không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng có liên quan đến tài chánh, sức khoẻ và giáo dục của đứa cháu. Hơn nữa, có thể một ngày nào đó cha hoặc mẹ đứa bé đến và lấy mang đi thì ông bà cũng không có quyền gì để ngăn cản, thậm chí nếu như ông bà biết trước đứa cháu có thể bị đưa tới sống trong điều kiện thiếu an toàn thì ông bà cũng chẳng làm gì được. Tâm trạng lo lắng đó vẫn thường luôn luẩn quẩn trong đầu họ vì ông bà nào mà không thương cháu.
Một cảm giác bấp bênh khác là ông bà cứ nghĩ rằng ông bà già yếu hơn so với cha mẹ của đứa cháu và vì vậy thường hay lo sợ là ông bà sẽ mất sớm trước khi thấy đứa cháu trưởng thành và nên người. Tuy nhiên trên thực tế, ông bà không già yếu như họ tưởng. Theo thống kê, có khoảng 61 phần trăm ông bà nuôi cháu hiện nay là chưa tới 60 tuổi.
Riêng trường hợp của ông bà Barb và Fran, với tuổi xấp xỉ 70, có thể gọi là già. Thế nên có đôi lúc cô cháu Avery vô tình hỏi bà Barb: Bà nội ơi, sao bà già quá vậy? Nằm ẩn sâu thẳm trong câu hỏi đó là điều mà cô bé vẫn luôn lo sợ là lại bị bỏ rơi lần nữa. Những lúc như vậy, bà Barb lại cố ý mượn câu chuyện trong một cuốn phim đã coi và nói với đứa cháu: Nếu như có chuyện gì xảy ra cho bà thì những lúc con cảm thấy cô đơn, con cứ nhìn lên những vì sao trên trời và nói chuyện với chúng. Miễn là khi hình bóng bà còn ở trong tim trong óc con thì bà sẽ còn ở trên đó và lắng nghe con. Bà Barb nói rằng bà thật sự không tin là bà sẽ ở trên trời và lắng nghe đứa cháu nói chuyện, nhưng bà nghĩ rằng đó là cách hay nhất để dỗ dành đứa cháu gái 8 tuổi vì cô bé xứng đáng được hưởng chút bình yên trong tâm hồn.
Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.