logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 10:43:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi gõ vào Google: “du học sinh Canada”, và không ngạc nhiên khi nhận được 692,000 kết quả. Thông tin về du học Canada trong những năm gần đây được trao đổi rất nhiều qua các mạng xã hội, mạng báo chí. Điều này phản ánh rất đúng thực tế là ngày càng có nhiều học sinh Việt Nam chọn Canada để du học.
Sống ở Canada đã lâu, làm việc trong lĩnh vực giáo dục nhiều năm, tôi có dịp quan sát một bức tranh vừa khái quát vừa chi tiết về học sinh quốc tế tại Canada nói chung, và du học sinh đến từ Việt Nam nói riêng. Họ cùng gặp những khó khăn chung về thời tiết, văn hóa, ngôn ngữ…, nhưng mỗi người cũng có những câu chuyện rất riêng. Do động cơ và mục đích của việc du học có khác nhau, do cá tính và khả năng vươn lên của mỗi em cũng rất khác nhau, những câu chuyện rất thú vị tôi ghi lại được có thể cho chúng ra một cái nhìn cận cảnh về du học sinh.
Những cô bé sành điệu – Không muốn học chỉ muốn định cư
Những cô bé này nhanh chóng lọt vào sự quan sát của tôi vì cá tính muốn thể hiện của các bạn ấy. Trang mới học xong lớp 11 năm ngoái ở Toronto này, tức là cô bé xa nhà đi du học được một năm. Cô bé nhìn có vẻ lớn hơn tuổi, lanh lợi nói năng lưu loát, tóc nhuộm vàng hoe, mắt đeo contact lens xanh biếc, với bộ lông mi nối dài cong vút chớp liên hồi. Đi chung với Trang có Linh, cô bé tóc đen không nhuộm, không uốn, da mặt mịn màng không trang điểm.
Trang và Linh kể rằng hai em học chung lớp tại một trường high school ở phía tây Toronto. Được hỏi về cảm nhận sau một năm du học, Trang bảo tiếng Anh của em không khá mấy, vì trong lớp em toàn là du học sinh từ Việt Nam sang nên cứ nói tiếng Việt với nhau. Còn những môn học khác thì Trang cho là dễ, vì mục tiêu của em chỉ là đủ lên lớp. Khi được hỏi dự định học gì khi xong lớp 12 thì hai cô bé đều lắc đầu: “Dạ,… con chưa biết nữa!”
Hỏi việc học thì thờ ơ lơ mơ, nhưng khi được bắt trúng đài: “Chiếc áo jacket con đang mặc đẹp lắm, ba mẹ con gửi tiền cho con mua à?”, Trang vô cùng hào hứng: “Dạ ba mẹ con cho tiền học phí thôi, mỗi lần xin thêm tiền xài là hay cằn nhằn lắm! Quần áo là con đi làm tự mua sắm lấy. Cái áo này giá gốc $130, con mua sale có $50 thôi đó cô! Hè này con đi làm nails bà chủ bao $120 một ngày, một tuần con làm 6 ngày thì được $720. Hè năm sau con sẽ tranh thủ về Việt Nam sửa mũi kiểu Hàn Quốc và cằm V-line, sau đó sẽ trở lại làm nails tiếp.”
Tôi phân tích cho cô bé là ở tuổi này nên tập trung vào việc học, học xong đại học hoặc cao đẳng, có một cái nghề ở trong tay rồi lúc đó lo kiếm tiền, mua sắm, làm đẹp vẫn chưa muộn. Trang thú nhận là em không hứng thú với việc học, hơn nữa học bấy nhiêu cũng kiếm được $3000 một tháng, sau này có vốn mở tiệm nails sẽ còn kiếm được nhiều hơn nữa. Linh không nói gì nhưng cũng gật gù tán đồng. Tôi gợi mạch chuyện để cô bé nói thêm: “Nhưng con phải tốt nghiệp một bằng cấp để xin trở thành thường trú nhân chứ, nếu không thì làm gì có cơ hội ở lại làm nails hay mở tiệm?” Cô bé nhanh nhẩu: “Con sẽ tìm người kết hôn giả đó cô, bạn con nó nói tốn khoảng $60,000. Con cũng chưa biết có để dành được đủ số tiền đó không nữa, nhưng chắc là được!”
Được biết gia đình Trang ở Việt Nam rất khá giả, nhưng cha mẹ em đã ly dị và ai cũng có cuộc sống riêng. Do vậy, Trang sống rất độc lập, siêng năng làm việc, tiếc là em không chăm học mà chọn việc lao vào kiếm tiền và đua đòi mua sắm. Ở tuổi của các em cơ thể đang trẻ khỏe, trí não đang phát triển ở mức tối ưu, thời điểm vàng ngọc để học tập và tích lũy kiến thức đó không nên bỏ lỡ. Tiếc thay, trường hợp của Trang không phải là hiếm, số lượng giới trẻ du học nhưng không muốn học ngày càng nhiều. Những năm gần đây, xu hướng du học chỉ để định cư rất phổ biến.
Những cậu ấm cô chiêu nhớ cơm mẹ nấu và trà sữa Sài gòn – Du học theo phong trào
Gia Phát được mẹ cho đi du học năm em lên lớp 12. Lúc ấy Phát rất hớn hở, vì đang chán gánh nặng bài vở ở trường Nguyễn Thượng Hiền, một trường công nổi tiếng ở quận Tân Bình, Sài Gòn: “Con nghe nói học ở nước ngoài bài vở ít hơn, lại không cần phải thi tốt nghiệp Trung học, cũng không cần phải thi Đại học.” Cha mẹ Phát cũng hy vọng chương trình giáo dục tiên tiến ở Canada sẽ tạo cảm hứng cho Phát học tốt hơn. Ngày Phát đi học, cả ba và mẹ cùng làm một chuyến du hành qua xứ sở lá phong để sắp xếp mọi thứ. Mới tựu trường tháng 9 mà đến tháng 12 nghỉ Christmas ba mẹ đã mua vé cho Phát bay về VN thăm nhà vì em nhớ nhà quá! Nghỉ hè, thay vì tận dụng thời gian đó để tham gia các hoạt động ngoại khóa để hội nhập cùng bạn bè, Phát lại muốn về VN. Năm đầu tiên ở college của Phát, cô Châu – mẹ Phát đã phải bay qua hai lần vì cô không yên tâm khi mỗi lần liên lạc về nhà Phát liên tục than buồn, thức ăn không hợp khẩu vị, và không có bạn chơi. Chị đã ở lại cùng gia đình homestay nơi Phát ở một tháng, nấu cho con ăn những món nó thích. Phát vui lên hẳn, và sau đó đã… mạnh dạn tâm sự với mẹ là: “Con muốn về nhà!”
Chuyến du học của con chị Châu kết thúc như thế: ngắn ngủi, dở dang, không được thành tựu gì cả. Chị rất buồn, nhưng vẫn chiều con, vì từ nhỏ đến lớn nó đã quen như vậy rồi. Chị làm nội trợ, chỉ ở nhà cơm nước cho chồng con, nhà chị lại có người giúp việc, nên Phát “sướng quen rồi”. Đi học có tài xế của ba đưa đón bằng xe hơi, về tới nhà cơm nước được dọn sẵn cho ăn, quần áo dơ cởi ra, có người gom giặt sạch, ủi thẳng, treo sẵn trong tủ, Phát không hình dung được khi đi du học thì những việc đó em phải tự làm. Chị Châu cũng quên rằng chị đã chưa từng tập cho con mình những thói quen đơn giản để tự lo cho bản thân. Những điều mà con người ta có thể làm một cách dễ dàng, nhưng đối với con chị thì “sốc toàn tập”: đón xe bus đi học, tự chuẩn bị bữa ăn, tự dọn giường, giặt và gấp quần áo… Người bạn thân nhất của Phát là chiếc điện thoại, lang thang Facebook, Twitter, Phát thèm thuồng, tiếc nuối khi thấy hình ảnh bạn bè đi trà sữa, đi ăn uống tiệc tùng, rồi đi phượt… Tâm lý căng thẳng và chán nản, việc học của em ngày càng xuống dốc. Chị Châu cho Phát về nhà, Phát vui như cá về với nước, còn chị thì tâm trạng nặng nề khi có người quen, bạn bè hỏi về chuyến “du học” của con trai.
Đây không phải là trường hợp duy nhất, rất nhiều gia đình giàu có muốn cho con đi du học theo phong trào cho biết với người ta, con cái cũng muốn “thử” đi du học, hoặc bị cha mẹ ép buộc. Cuộc sống của những gia đình này ở Việt Nam nhờ vào một số thuận lợi nhất định, hay một số cơ may nào đó mà rất dư dả về vật chất mà không cần phải làm việc vất vả, lại có kẻ hầu người hạ, nên số người này không có ý định ra nước ngoài sinh sống. Con cái họ, những “cậu ấm, cô chiêu” cũng không cần nhọc công lấy tấm bằng đại học nước ngoài mà vẫn có cuộc sống sang giàu, công việc nhàn hạ, nên chúng đi du học với tư thế cưỡi ngựa xem hoa, không có tinh thần quyết tâm phấn đấu. Khi gặp khó khăn, chúng dễ dàng bỏ cuộc.
Dù khó vẫn cố gắng ‘cày’ và học – Muốn nhận nơi này làm quê hương
Con nhà nghèo thì khác, nhờ vay mượn thêm của họ hàng, vợ chồng anh Thiện gom được đủ tiền đóng học phí năm đầu và tiền deposit vào ngân hàng Scotia Bank cho con gái Hà Thu đi du học. Anh chị động viên con ráng học, đừng lo lắng nhiều, ở nhà cha mẹ sẽ cố gắng tích góp và xoay sở thêm tiền học phí năm sau. Vì tài chính eo hẹp như vậy, nên Thu quyết định chỉ học chương trình college hai năm ngành Quản lý Nhà hàng – Khách sạn (Hospitality Management).
Vì không đóng tiền cho trường kịp lúc để nhận giấy nhập học, visa của Thu cũng vì thế mà chậm trễ, không kịp nhập học khóa mùa thu. Nhận visa vào tháng 12, em vẫn quyết định đi ngay vì không muốn lãng phí thời gian. Bước xuống sân bay Pearson trời đêm lạnh -100C, Thu về nghỉ lại nhà trọ do một đứa bạn thuê giúp, ngay sáng hôm sau Thu cẩn thận mặc jacket (cái áo cũng dày và đủ ấm, mua ở chợ Nga đường Võ Văn Kiệt, do mấy đứa bạn chỉ) đi bộ ra đường Eglinton. Mấy đứa bạn nói đường này nhiều tiệm nails lắm, hầu hết là của người Việt, cứ vô hỏi đại. Tiệm thứ nhất ông chủ từ chối Thu với lý do tiệm có đủ thợ rồi. Thu đi thêm một block nữa đến tiệm nails thứ hai thì em may mắn được bà chủ nhận vào cho làm tay chân nước.
Cũng như rất nhiều bạn đồng hương khác, Thu vừa bắt đầu tập làm quen với cuộc sống mới: mở tài khoản ngân hàng, mua sim điện thoại, tìm bác sĩ gia đình, ghi danh thời khóa biểu lớp học, tập xem bản đồ đi xe bus, subway v.v…, vừa lăn xả vào làm việc kiếm tiền để chi tiêu cho sinh hoạt và để dành tiền cho học phí năm sau, vì Thu không muốn cha mẹ phải vay mượn nhiều.
Thu kể về lần bị bệnh khi mới qua được hai tuần: “Con thấy hôm ấy cũng như những hôm trước nhưng sao gió lạnh quá, lạnh buốt cả tai, thế là về nhà con ốm luôn, sốt cao lắm cô!” Bạn bè cho Tylenol uống, hai ba hôm là Thu khỏe, lại xăng xái đi làm sau giờ đến lớp. Không có bà con ở nơi xứ lạ này, nhưng với tính tình chịu thương chịu khó và vô tư yêu đời, Thu luôn được bạn bè cũ mới giúp đỡ lúc em cần.
Việc làm nails cho em kiếm thêm thu nhập ngoài giờ học nhưng không liên quan đến ngành đang theo học, nó sẽ không bổ trợ được cho Resumé của em khi ra trường, nên nghỉ hè Thu cố gắng tìm việc làm thêm trong nhà hàng hoặc khách sạn. Một nhà hàng Trung Quốc nhận em vào làm phục vụ bàn, nhưng em gặp khó khăn khi ở đó họ giao tiếp với nhau toàn bằng tiếng Hoa, ông chủ lại trả lương tiền mặt với giá rẻ mạt. Thu kiên trì tìm và nộp đơn các nơi khác, em rất mừng khi được một khách sạn 5 sao nhận vào làm part-time với mức lương $20 một giờ, nhưng công việc là dọn phòng. Cô gái với tầm vóc bé nhỏ 1.52m được giao hoàn tất 10 căn phòng mỗi ngày. Sau một ngày làm việc 8 tiếng, Thu về nhà chân tay rã rời. Thu không dám kể với gia đình ở Việt Nam vì sợ cha mẹ lo.
Khi được hỏi rằng đi du học cực như vậy có thấy hối hận không, Thu chân thật trả lời: “Đôi khi mệt và buồn, nhưng con nghĩ những khó khăn này chỉ là tạm thời, hơn nữa chương trình học ở trường rất bổ ích và thú vị. Sau này khi tốt nghiệp và tích lũy đủ kinh nghiệm, chắc chắn con sẽ tìm được công việc tốt hơn, phù hợp với trình độ chuyên môn của mình.” Học xong, có việc làm, rồi tiếp đến sẽ là gì nữa? Thu tâm sự: “Con sẽ nộp hồ sơ định cư theo chương trình Express Entry. Rồi khi con có chút tiền để dành, con sẽ bảo lãnh cha mẹ cùng sang đây sinh sống, khí hậu ở đây trong lành, con người sống trong sự công bằng và an toàn.”
Tôi thật sự khâm phục Thu, một nghị lực và quyết tâm lớn trong một con người nhỏ bé. Qua quan sát của tôi, những bạn trẻ chín chắn như Thu quanh đây không hề thiếu. Có nhiều, rất nhiều em đã làm được, em Minh Trí tốt nghiệp ngành Automation and Robotics từ Centennial College hai năm trước đã nộp hồ sơ xin định cư ngay khi xin được việc làm, hiện em vừa được nhận visa thường trú. Em Ngọc Anh ra trường ngành Kế toán – Tài chính Đại học Ryerson hè năm ngoái cũng đã được mời nộp hồ sơ xin định cư.
Thay lời kết
Trên đây tôi chỉ nêu vài trường hợp điển hình trong số hàng trăm câu chuyện mà chúng tôi được nghe, được thấy về du học sinh Việt Nam. Các em đi du học dù ở lại hay quay về, dù đúng hay sai, dù hay hay dở, qua đây, chúng tôi chỉ có một nhắn nhủ, cũng là tâm huyết của thế hệ người Việt đi trước trên đất Canada này gửi cho thế hệ trẻ mới đến rằng: “Quyết định đi du học là một quyết định lớn, tốn kém tiền bạc của cha mẹ, tốn kém công sức và thời gian của bản thân các bạn. Hãy tận dụng thời gian này một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất, chắc chắn bạn sẽ thấy hoa trái trong một ngày không xa.”

Tháng 8/2018
Scarbo Cao
________________
Ghi chú: Tên người, tên trường, và một số địa danh đã được thay đổi, hoặc hoán đổi nhằm bảo đảm sự riêng tư của nhân vật
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.