Bạn có thể bị đau bụng nếu ăn cơm không được để trong tủ lạnh sau khi nấu.Bị đau bụng khi ăn cơm không được bảo quản tốt là do vi khuẩn bacillus cereus. (Credit: ABC)Bà Cathy Moir, chuyên gia vi sinh học thực phẩm thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang Australia (CSIRO), cho biết bị đau bụng khi ăn cơm không được bảo quản tốt là do vi khuẩn bacillus cereus. Loại vi khuẩn này sinh ra các chất độc khiến gây ra hiện tượng nôn nhẹ không lâu sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn (đôi khi chỉ sau khoảng 30 phút).
Bacillus cereus thường có trong đất và đôi khi trong các loại thực phẩm từ các loài hoa mầu mọc gần mặt đất như cây đậu, ngũ cốc và các loại gia vị.
Nếu thức ăn được nấu và bảo quản đúng cách, bacillus cereus không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong điều kiện khô, như trong các túi gạo hoặc túi gia vị, bacillus cereus vẫn tồn tại dưới dạng mầm bệnh. Mầm bệnh này sẽ không hoạt động cho đến khi được ngâm nước. Ngay lúc đó, chúng bắt đầu phát triển.
Quy trình nấu nướng cũng không diệt được các loại mầm bệnh chịu nhiệt hoặc các chất độc hại do chúng sinh ra. Như vậy, khi cơm được nấu chín, vi khuẩn này vẫn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm.
Nếu không ăn cơm ngay sau khi nấu, bạn cần để trong tủ lạnh ngay, ít nhất sau 4 giờ. Việc bảo quản lạnh không diệt được vi khuẩn nhưng làm chậm lại quá trình phát triển. Cơm cũ để trong tủ lạnh quá 3 ngày nên được đổ đi.
Theo bà Moir, dạng ngộ độc thực phẩm này hiện ít xảy ra hơn so với những năm 1970, khi cơm rang hay chiên là ‘tội phạm chính’.
“Các nhà hàng thường nấu cơm từ hôm trước, để qua đêm để làm cơm rang vào hôm sau. Như vậy, cơm đã để khoảng một ngày tạo điều kiện cho mầm vi khuẩn bacillus cereus phát triển và sản sinh chất độc”.
“Khi rang cơm, chất độc không bị hủy hoại và khách hàng ăn cơm bị ngộ độc. Hiện tượng này đã xảy ra khá nhiều”, bà Moir cho biết. “Khi các chuyên gia y tế phát hiện nguyên nhân và thông báo cho các nhà hàng, hiện tượng ngộ độc này giảm nhanh chóng”.
Cách thức phòng tránh
Cách tốt nhất để tránh bị ngộ độc do vi khuẩn bacillus cereus và các loại vi khuẩn khác, có thể là loại độc hơn, là nấu rồi bảo quản thức ăn an toàn.
Giữ các đồ ăn nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C và đồ ăn nguội ở nhiệt độ dưới 5 độ C.
Vứt bỏ các loại thức ăn đã nấu hoặc dễ hỏng để ngoài tủ lạnh hơn 4 giờ.
Rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn và sau khi ăn.
Nấu thức ăn đúng cách. Nấu thịt gia cầm hoặc thịt xay hay xương, bánh kẹp, xúc xích và các loại thịt nhồi ngay sau khi chế biến và cho đến khi nước dùng trong.
Tách riêng thức ăn sống và thức ăn chín trong tủ lạnh. Bảo quản thức ăn sống đã được bọc kín ở ngăn bên dưới. Không để thức ăn sống chạm hoặc nhỏ nước vào thức ăn chín.
Giữ bếp và dụng cụ nhà bếp sạch. Rửa bàn bếp, dụng cụ nấu ăn và bề mặt sau khi chế biến thức ăn sống và trước khi làm thức ăn chín.
Khi chuẩn bị bữa ăn lần sau, bạn hãy nên cân nhắc có nên ăn cơm thừa từ hôm trước hay không.
Source: ABC Australia