logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/08/2018 lúc 10:06:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thính giả Dat Tran hỏi:
"Thưa Bác sĩ,
Bây giờ có rất nhiều thuốc vitamin tổng hợp bán trên thị trường.
Xin hỏi Bác sĩ mọi người có cần hay có nên uống vitamin tổng hợp đó mỗi ngày hay không?
Làm sao mình biết được bản thân mình thiếu vitamin loại gì để uống đúng loại vitamin đó?
Làm sao nhận biết được hiệu quả sau khi uống vitamin?
Chân thành cảm ơn Bác sĩ.”


Tải để nghe bác sĩ Hồ Văn Hiền:
https://av.voanews.com/c...da-879b-df7bf9d6df92.mp3


Năm 1912, nhà bác học người Ba Lan ( Poland), Casimir Funk (1884-1967), tạo ra danh từ “vitamine” để gọi một chất mà ông khám phá có thể chữa bịnh beri-beri trong gạo lứt, chưa xay thành gạo trắng. Trước đó, ông đọc công bố của một bác học Hoà Lan nhận xét rằng người ăn gạo lứt ít bị bịnh beri-beri hơn người ăn gạo đã xay thành gạo trắng. Beriberi là một bịnh gồm những triệu chứng thần kinh như đau nhức tay chân, yếu cơ, triệu chứng thần kinh, triệu chứng hệ tuần hoàn, tim đập nhanh, tim lớn, phù thũng (phù nề) đi đến suy tim và chết. Bịnh này từng được mô tả hàng ngàn năm ở châu Á. Đến cuối thế kỷ thứ 19, beri- beri trở thành phổ biến hơn sau khi người ta càng ngày càng xử lý lúa gạo thành gạo trắng thay vì chỉ dã thô sơ thành gạo lứt như trước đây. Trong vitamin, “vita” là đời sống, amine vì trong chất ông khám phá có nhóm amin. Chất mà Funk tìm ra đầu tiên và tưởng là chống beri beri thật ra là chất niacin (vitamin B3), và sau này chất vitamin giải quyết được bịnh beri-beri mới là chất thiamine, gọi là vitamin B1. Ông cũng đưa ra giả thuyết là sẽ có những vitamin trị
- bịnh rickets, hay “còi xương” và co giật, sau này được khám phá là do do thiếu vitamin D,
- bịnh ngoài da pellagra, cùng với các triệu chứng: tiêu hoá như tiêu chảy, lở miệng; rối loạn tâm trí; sau này được khám phá là do do thiếu niacin hay Vitamin B3,
- và bịnh scurvy: lở miệng lở nướu răng, chảy máu ngoài da, đau nhức, yếu tay chân, vết thương khó lành; sau này được khám phá là do do thiếu chất vitamin C (ascorbic acid) thường thấy trong trái cây tươi.
Ý niệm vitamin là những chất tối cần thiết cho sức khỏe của cơ thể là một "cách mạng" trong y khoa thời đó, lúc mà quan niệm thịnh hành là bịnh tật do vi trùng gây ra và cơ thể chỉ cần 4 yếu tố chính: protein, đường và tinh bột (carbohydrate), mỡ và các chất khoáng (minerals).
Sau đó những vitamin khác được khám phá. Năm 1912, nhà hoá học người Anh tên Frederick Gowland Hopkins khám phá trong sữa những chất giúp cho chuột tăng trưởng. Sau đó người ta cô lập được các chất này và đặt tên là “vitamin A”. Hopkins được giải Nobel Y khoa năm 1929. Những chất beta-carotene/carotenoid trong thực phẩm như cà rốt, rau xanh, các trái có màu vàng, đỏ (đu đủ, cam, dưa hấu, bí rợ) được cơ thể biến đổi thành vitamin A. Vitamin A tan trong mỡ và 80-90% tích trữ trong gan, cho nên người không hấp thụ mỡ hay người bịnh gan có thể thiếu Vitamin A. Vitamin A cần cho sức khoẻ các tế bào thị giác trong võng mô (retina). Vitamin A cần cho tổng hợp chất rhodopsin phụ trách tiếp nhận ánh sáng. Người thiếu vitamin A có thể bị bịnh quáng gà (không nhìn thấy rõ ban đêm, night blindness); khô mắt và lở loét, có thể gây mù. Người Đông, Nam Châu Á nếu chỉ ăn cơm mà không có rau, hoa quả dễ bị thiếu vitamin A vì gạo không chứa chất beta-carotene hay carotenoid là tiền thân của vitamin A.
Vitamin A được dùng nhiều trong các bịnh ngoài da.
Trẻ em bị ban đỏ cần được cho 2 liều cao vitamin A (cách 24 giờ) để bịnh lành nhanh hơn và giảm tỷ lệ tử vong. Con của phụ nữ HIV(+) cần được cho vitamin A (50.000 IU) trong vòng 48 giờ sau khi mới sanh.
Một vitamin mà người Việt thích dùng trong mấy chục năm qua là vitamin B12. Khoảng thập niên 1970, bịnh nhân thích đến phòng mạch yêu cầu được chích một mũi "B douze" (tiếng Pháp : vitamine B12) “cho khoẻ”. Từ thế kỷ thứ 19, bác sĩ người Anh Addison từng mô tả bịnh "pernicious anemia' (bịnh thiếu máu ác tính) gồm bịnh thiếu máu, viêm lưỡi, tê tay chân (dị cảm, paresthesia) và đi đứng không vững và thiếu acid trong dạ dày. Sau này người ta nhận xét cho bịnh nhân ăn gan chữa được một số trường hợp pernicious anemia nhưng không hiểu chất trong gan làm khỏi bịnh là chất gì. Mãi đến năm 1948, Karl Folkers và cọng sự tại công ty dược phẩm Merck, và nhóm của E Lester-Smith tại Glaxo mới cô lập được tinh thể chất này và gọi nó là vitamin B12. Đến năm 1971, Robert Woodward (Nobel 1965) tổng hợp được vitamin B12 (cyanocobalamin). Bịnh pernicious anemia có thể gây chết người nay được giải quyết bằng vài mũi chích vitamin B12. Tuy nhiên hiện nay bác sĩ ít khi chích thuốc này ở người bình thường, "cho khoẻ" như ở VN trước đây. Thuốc uống vitamin B12 trung bình 1000 microgram/ngày. Chỉ một phần B12 rất nhỏ được hấp thụ qua ruột nhưng cũng đủ tác dụng..
Những câu hỏi của vị thính giả về vitamin
- mọi người có cần hay có nên uống vitamin tổng hợp đó mỗi ngày hay không?
- làm sao mình biết được bản thân mình thiếu vitamin loại gì để uống đúng loại vitamin đó?
- làm sao nhận biết được hiệu quả sau khi uống vitamin?
Chưa có câu trả lời dứt khoát căn cứ trên bằng chứng khách quan khoa học và là những lãnh vực gây tranh cãi trong giới y học. Một khảo cứu năm 1988 cho thấy y bác sĩ chỉ biên toa hay khuyến cáo bịnh nhân dùng Multivitamin trong 1% các lần thăm khám bịnh. Nhiều nhất là các bác sĩ “primary care” trong những lần khám sức khỏe tổng quát mà thôi.
Chúng ta chỉ bàn đến một số điểm chính mà thôi.
1) Nếu hiểu "vitamin tổng hợp" là những loại thuốc thường gọi là "multivitamin/mineral supplements" (MVM) chứa từ >3 vitamin hay khoáng chất khác nhau, mỗi năm có chừng 1/3 người Mỹ dùng MVM, chi phí chừng 6 tỷ đô la, nghĩa là rất nhiều người dùng loại thuốc này. Chi phí cho MVM chiếm hết 1/6 các chất "bổ sung dinh dưỡng " (nutritional supplements") mà chúng ta có thể gọi là “thuốc bổ” dùng ở Mỹ.
Nói chung, dùng MVM phổ biến hơn ở phụ nữ (nhiều hơn nam giới), tầng lớp khá giả, có học thức, có nếp sống lành mạnh (như ăn uống điều độ, không mập, thể thao đều đặn), và con cái những người dùng MVM.
2) Thường những MVM này, uống 1 viên/ ngày chứa các chất khác nhau ở mức tương đương, hoặc xấp xỉ với các mức gọi là "giá trị hàng ngày" hay Daily Values (DVs), Lượng được khuyến cáo trong chế độ ăn uống" Recommended Dietary Allowances (RDAs) hay " Lượng ăn phù hợp" Adequate Intakes (AIs). Chất nào được lựa chọn vào thành phần viên thuốc là tùy theo nhà sản xuất, tuỳ theo thành phần người tiêu thụ mà họ nhắm vào như trẻ em hay người lớn, phái nam nay nữ, người lớn tuổi, người có thai có nhu cầu khác nhau.

3) Một số MVM có chứa một số chất ở mức thật cao so với RDA, DA, cao hơn cả mức tối đa an toàn được khuyến cáo, gọi là UL (Upper Limits) kèm theo một số chất đặc biệt hay dược thảo.
4) Một số viên thuốc được chế biến để nhắm vào một mục tiêu nào đó: specialized MVM , ví dụ tăng "sinh lực" (energy) cho đàn ông, giảm các triệu chứng thời tắt kinh của phụ nữ, "bổ mắt", giúp sức khỏe tuyến tiền liệt, vv. Có thuốc chứa các chất probiotic để "cải thiện" hệ miễn nhiễm, các hormon thực vật sterols, coenzyme Q10 (hy vọng tăng sinh lực, bớt mệt mỏi) . Một số thuốc gọi là "chống oxy-hoá" (antioxidant) có thể chứa các chất vitamins C, E, selenium, và beta-carotene ngoài các vitamin thông thường và khoáng chất.
Có thể uống 2-3 viên/ngày, thay vì 1 viên mỗi ngày.
Nói tóm lại các "specialized MVM" nay thay đổi theo từng nhà sản xuất, đa số không có bằng chứng khoa học được y khoa chính thống công nhận, nhưng vẫn được người tiêu dùng tin cậy , tin tưởng theo lời quảng cáo, hay theo khuyến cáo của bác sĩ, hay chuyên viên về sức khoẻ, các người hướng dẫn trên các báo chí, internet nói về y học phổ thông.
5) Ở Mỹ, chừng 3/4 dân số được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn uống hàng ngày và không cần phải uống thêm MVM. Tuy nhiên những chất như vitamin E, potassium, calcium có thể thiếu trong một số người và các viên MVM có thể bảo đảm cho nhu cầu các chất này. Uống MVM cũng kèm theo cái cơ nguy nhỏ là mình uống một số chất quá nhiều. Những người uống MVM có thể được cung cấp quá nhiều vitamin A, chất sắt (Fe) và niacin. Một điểm khá thú vị là những người uống MVM hàng ngày có khuynh hướng uống các loại viên vitamin riêng-rẻ khác (như vitamin B, C, D) kèm theo, hoặc trong thức ăn uống của họ cũng đã có vitamin đầy đủ rồi, cho nên họ có khuynh hướng dư thừa vitamin. Trong lúc đó, những người không uống multivitamin lại thường có tình trạng dinh dưỡng kém hơn và lại có khuynh hướng thiếu một số vitamin cần thiết.
Đối với trẻ em dưới 4 tuổi ở Mỹ, đa số đạt nhu cầu qua thức ăn uống, tuy có thể thiếu chất sắt, zinc ở các trẻ nhỏ, vitamin E và potassium ở một số trẻ lớn hơn. Ngược lại trẻ uống MVM có khuynh hướng dư thừa vitamin A, folic acid và zinc.
Có những khảo cứu trên nhiều năm đưa đến kết luận MVM làm giảm cơ nguy ung thư và tử vong ở người dùng (nam giới, nhưng nữ giới thì không) ở Pháp; giảm tiểu đường sau 4 tháng dùng MVM với zinc 24mg/ngày ở Sri Lanka; giảm thoái hoá võng mô ở người dùng MVM với hàm lượng cao các chất vitamin C (500 mg), vitamin E (400 international units [IU]), beta-carotene (15 mg), zinc (80 mg), copper (2 mg). Tuy nhiên đa số các khảo cứu lớn không đi đến kết luận nào dứt khoát về khả năng làm giảm tỷ số bịnh tim mạch, bịnh tiểu đường, ung thư hay loãng xương.
Trả lời câu hỏi của vị thính giả, nếu quan niệm MVM như là một phương tiện "bảo hiểm" chung chung để mình không thiếu những chất dinh dưỡng thông thường, có lẽ loại MVM theo các RDA tương đối hợp lý, có thể chọn theo nhóm đàn ông , phụ nữ, người cao tuổi, nam hay nữ, phụ nữ có thai. Các MVM "chuyên khoa", cần phải chọn theo nhu cầu hoàn cảnh riêng của mình.
Nhân dịp chúng ta bàn về các viên multivitamin, xin nhắc lại ở đây vài điểm sau:
1) Multivitamin cung cấp một số chất dinh dưỡng mà chúng ta không được cung cấp đầy đủ trong thức ăn uống. Ví dụ người ta thấy phần đông người Mỹ ăn không đủ calcium, potassium, vitamin D và vitamin B12.
2)Tuy nhiên, đừng tin cậy quá nhiều vào những lời quảng cáo, nhà bào chế có thể gợi ý là thuốc của họ chữa bịnh này bịnh nọ, nhưng họ không nói trắng ra vì FDA không cho phép vì không có bằng chứng cho các chất thuốc bổ "nutritional supplements". Tuy nhiên FDA không trực tiếp quản lý (regulate) các loại thuốc bổ này nên người tiêu thụ cần tìm hiểu để đừng bị lường gạt.
3) Nên uống đều đặn, nhưng coi chừng uống nhiều thứ cùng một lúc có thể chồng chéo lên nhau. Không phải càng nhiều càng tốt. Ví dụ uống quá nhiều vitamin A có thể gây tật bẩm sinh (birth defect) nếu người phụ nữ có bầu. Trên 50 tuổi nam cũng như nữ thường không cần uống thêm chất sắt.
4) Ăn những thức ăn tươi, lành mạnh, đa dạng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
5) Những người có cách ăn uống riêng như ăn chay, không uống sữa, ăn kén, ăn ít để sụt cân nên tìm hiểu xem trong thực đơn mình thiếu những chất gì. Ví dụ người không uống sữa, ăn bơ, phô-mai (dairy products) có thể cần uống thêm Calcium và vitamin D.
6) Phụ nữ đang tuổi có thể có con cần được cung cấp đầy đủ chất folic acid (một loại vitamin B) tìm thấy trong lentils, peas, rau xanh đậm (dark green vegetables, ví dụ: broccoli, spinach, collard or turnip greens, okra, and asparagus). Thiếu folic acid làm hệ thần kinh bào thai phát triển không bình thường ( khuyết tật do ống thần kinh / neural tube defects). Từ 1998, ở Mỹ FDA khuyến cáo cho thêm folic acid vào bánh mì và cereal. các thuốc như Centrum for women có chứa chất này đủ theo mức khuyến cáo là 400 microgram/ ngày. Các thuốc bổ dành cho các bà có bầu (prenatal pills) chứa gấp đôi số lượng trên , là 800 microgram/ ngày.
6) Người hút thuốc và, có thể, những người hút thuốc trước đây nên tránh các sản phẩm MVM cung cấp một lượng lớn beta-carotene hoặc vitamin A vì hai nghiên cứu đã liên kết các chất dinh dưỡng này với sự gia tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trial), những người hút thuốc ở nam Phần Lan (Finland) dùng bổ sung beta-carotene (20 mg / ngày) có tỷ lệ ung thư phổi cao hơn 18% so với những người hút thuốc dùng placebo (giả dược) trong 5-8 năm theo dõi. Trong một nghiên cứu khác, những người hút thuốc, người hút thuốc trước đây và những người phơi nhiễm amiăng (asbestos) dùng kết hợp [beta-carotene 30 mg / ngày + vitamin A (retinol) 25.000 IU / ngày] có nguy cơ ung thư phổi tăng 28% sau thời gian theo dõi trung bình 4 năm, so với những người tham gia dùng placebo (giả dược).
7)Thường thuốc MVM không can thiệp với các thuốc khác. Ngoại lệ quan trọng, nếu bạn uống thuốc để làm máu khó đông hơn (chống đông máu, anticoagulant, “blood-thinner”) ví dụ như warfarin (Coumarin), không nên uống thuốc MVM có chứa vitamin K vì vitamin K sẽ đi ngược tác dụng các thuốc này. Cần hỏi bác sĩ vì liều warfarin tuỳ thuộc vào lượng vitamin K được bịnh nhân tiêu thụ.
8) Acid trong dạ dày cần cho việc "giải phóng" B12 từ thức ăn; 10-30% những người trên 50 tuổi, người uống thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor/PPI) như Prilosec (omeprazole) vì ợ chua, xót dạ dày, có thể thiếu acid và hấp thụ B12 kém. B12 chỉ có trong thực phẩm động vật (thịt, cá, trứng sữa). Vitamin B12 trong các viên MVM hay từ các thực phẩm chế biến có thêm B12 có thể được hấp thụ khá tốt ở những người thiếu acid dạ dày.
Cần thêm chất intrinsic factor của dạ dày sản xuất kết hợp với Vitamin 12 thì ruột non mới hấp thụ Vitamin B12 vào máu được. Những người bị bịnh thiếu máu ác tính vì tế bào dạ dày của họ bị hư hại do một bịnh tự miễn nhiễm. Người bị cắt dạ dày hay thu hẹp dạ dày để xuống cân có thể thiếu vitamin B12.
Chúc thính giả may mắn.

Ngày 29 tháng 8 năm 2018
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
___________________
1) Multivitamin/mineral Supplements
Fact Sheet for Health Professionals
https://ods.od.nih.gov/f...MVMS-HealthProfessional/
2)The discovery of the vitamins.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23798048
3) Casimir Funk in Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Casimir_Funk
4) Vitamin A History
https://www.news-medical...h/Vitamin-A-History.aspx
5)http://www.active-b12.com/b12-deficiency-and-history/
6)Prescription and recommendation of multivitamins by physicians in office based ambulatory care in the united states
https://www.sciencedirec...le/pii/S0271531788801143
7)https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/b-12-deficiency/

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.214 giây.