logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/07/2013 lúc 10:20:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một người thông luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Ngài rằng: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Ngài đáp: “Trong luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn, và yêu người thân cận như chính mình.” Chúa Giêsu bảo ông ta: “ Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. (Lc. 10:25-28).
Nhưng muốn tỏ mình là người có lý, nên ông mới thưa với Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi”. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông, nhưng trả lời gián tiếp qua một dụ ngôn.
Trên con đường vắng từ Jerusalem xuống Giêrikhô, có một người bị nạn nằm trên đường. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi cũng làm như thế. Nhưng một người Samari cũng đi qua chỗ ấy, cũng thấy người bị nạn, và ông chạnh lòng thương. Ông tiến lại gần và băng bó vết thương cho người bị nạn.
Chúa Giêsu hỏi nhà thông luật: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó ai là người tỏ ra thân cận với người đã bị bỏ rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Chúa Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy” (Lc. 10: 36-37)
Câu hỏi người thông luật đặt ra với Chúa Giêsu, cũng tương tự như câu hỏi của chàng thanh niên giàu đã hỏi: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Cả hai trường hợp, Chúa Giêsu đều kêu gọi họ thực hành những hiểu biết của mình.Với chàng thanh niên giàu có, Ngài bảo anh về bán hết gia sản đi mà phân phát cho người nghèo rồi đến theo Chúa; và với nhà thông luật thì Ngài bảo: “ Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”và “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy.”
Người bị nạn là ai? Là một người khách lạ đi từ Jerusalem xuống Giêrikhô. Có thể người ấy là người đối nghịch với thầy tư tế và thầy Lêvi về tôn giáo, về địa vị xã hội ; có thể người ấy là một thương gia, hoặc cũng có thể là một tên cướp thuộc phe khác, hay có thể là một luật sĩ, một thường dân.
Địa vị xã hội, gốc gác như thế nào không cần biết, chỉ biết hiện anh ta đang gặp nạn, bị rơi vào tay kẻ cướp, bị lột sạch, bị đánh cho nhừ tử, bị bỏ rơi bên đường nửa sống nửa chết. Anh ta đang cần sự giúp đỡ. Đó là người thân cận, là anh em của chúng ta!
Trong ba người gặp người bị nạn, thì có hai người- số nhiều- là những thành phần thông luật, những người kêu gọi người ta giữ luật, chỉ có một người –số ít- không biết luật, không tôn giáo lại đối xử hơn người thông luật
Một thầy tư tế, rồi một thầy Lêvi đi qua, thấy thế, họ đều tránh sang một bên mà đi.
Họ là ai? Có thể nói họ là những người có học thức; không ai hiểu biết luật pháp hơn họ, không ai nói lòng thương xót của Thiên Chúa bằng họ và cũng không ai giảng giải giáo lý của Thiên Chúa sâu sắc hơn hai thầy. Các ông đã đọc thấy trong sách luật: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn, và yêu người thân cận như chính mình”. Thế mà thầy tư tế và thầy Lêvi lại không nhận ra người bị nạn là người thân cận, là người anh em của mình. Họ hiểu thế nào là mến Chúa, yêu người, nhưng họ biết mà không làm, họ có lý thuyết mà thiếu thực hành. Vì sao?
Trên con đường vắng chỉ có thầy tư tế, rồi thầy Lêvi với người bị nạn; chẳng ai biết, chẳng ai nhìn thấy, tránh sang một bên mà đi là tốt nhất! Chẳng phải chuyện của tôi, dính vào làm gì cho thêm phiền phức! Mặc kệ anh ta! Nhưng nếu có nhiều người qua đường nhìn thấy hai thầy, có lẽ thái độ của hai thầy lại khác!
Thầy tư tế và thầy Lêvi lấy mình làm trung tâm, sống vị ngã. Họ mắc cơn bệnh thiếu sót bổn phận. Không phải cứ sống không làm hại ai là tốt. Vì sợ liên lụy, hẹp hòi, ích kỷ, vì quá câu nệ vào địa vị xã hội, họ làm ngơ trước những đau khổ của người khác, chỉ nghĩ đến mình, không muốn người khác làm phiền mình, và họ đã tránh sang một bên.
Và một người Samari đi qua, thấy người bị nạn, không suy tính thiệt hơn, không cần biết người bị nạn là ai, ông chạnh lòng thương; ông đã nhanh chóng hành động: “ông lấy dầu, lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao chủ quán và nói: “ Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” Từ con tim dẫn đến hành động.
Người Samari đặt người khác lên trước, ông đầy lòng vị tha, ông sống quan tâm đến người khác, nhạy cảm với những đau khổ của người khác, động lòng trắc ẩn, đầy tình người; ông không phân biệt địa vị xã hội, không phân biệt giai cấp. Có lẽ ông chưa học được giới răn mến Chúa và yêu người của Chúa dạy, nhưng ông đã đối xử với người gặp nạn bằng tình người, bằng lòng thương xót và vị tha. Tứ hải giai huynh đệ.
Sống thực hành thánh chỉ của Thiên Chúa không phải là đi tìm những gì xa vời, cao siêu mà hãy nhìn ngay chính cuộc sống của mình.
Ông Môisê nói với dân chúng: “Mệnh lệnh tôi truyền cho anh em hôm nay đây, không vượt quá sức lực hay ngoài tầm tay anh em. Mệnh lệnh đó không ở trên trời, khiến anh em phải nói: Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành? Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia biển, khiến anh em phải nói: Ai sẽ sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe để thực hành? Thật vậy, lời đó rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành”.(Đnl. 30: 11-14) Nghe theo tiếng Đức Chúa, tuân giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ của Ngài, Mệnh lệnh ấy là trở về với Đức Chúa, nghe theo tiếng Đức Chúa, tuân giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ của Ngài
Chúng ta trách cứ thầy tư tế và thầy Lêvi là những người vô cảm, thiếu bác ái, thiếu tình thương, nhưng trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cũng tránh né những khổ đau của người khác, vì vô tâm, vì thiếu trách nhiệm, vì sợ liên luỵ đến bản thân; hay chúng ta là những nhà thông luật biết mà không làm, đứng bàng quang trước những khổ đau của người khác để hỏi rằng: ai là anh em tôi, ai là người thân cận của tôi?Theo lời bác sĩ dặn, mỗi sáng từ 6 giờ sáng ông Năm thường đi bách bộ xung quanh khu ông ở chừng một tiếng. Một hôm, sau khi đi bộ về gần nhà, ông thấy trên đường một người đang quằn quại trên vũng máu. Ông muốn tiến đến để xem chuyện gi xảy ra, nhưng nhớ lại lời con ông dặn: Ra đường, nếu thấy ai gặp hoạn nạn, ba đừng có mà ra tay nghĩa hiệp. Coi chừng họa vào thân!Ông Năm nữa muốn đến giúp người hoạn nạn, nửa muốn bỏ đi. Cuối cùng, ông đành nghe theo lời con. Bước đi được mấy bước, ông lại quay đầu nhìn về phía người bị nạn. Tâm hồn ông như đang có một áp lực nào đó níu kéo.Suốt cả ngày hôm đó, dụ ngôn người Samari nhân hậu cứ ám ảnh ông mãi.Có lẽ như nhà thông luật, chúng ta cũng đọc biết những gì luật dạy là mến Chúa, yêu người, cũng nhận định đúng ai là người thân cận, là người anh em của mình, nhưng chúng ta đã đi từ hiểu biết đến hành động, từ con tim đến đôi tay như thế nào qua lời Chúa Giêsu nói với nhà thông luật: “ Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy.”

LM. Trịnh Ngọc Danh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.