logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 31/08/2018 lúc 10:14:24(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Người Mỹ. Thực ra họ là ai, có khi nào bạn nghiêm túc tự hỏi mình? Và nếu có, chân dung người Mỹ trong suy nghĩ của bạn như thế nào? Họ giỏi và họ hơn hẳn bạn? Họ có quyền ăn to nói lớn, có quyền miệt thị, mạt sát, xem thường những di dân như bạn?
Lúc mới đặt chân đến Hoa Kỳ, người Việt biết đến hai loại Mỹ: Đen và trắng. Còn Mỹ bản xứ chính hiệu (redskin – người da đỏ) hình như không được coi là Mỹ. Nên với Mỹ đen hay Mỹ trắng, bà con mình thường sử dụng khái niệm “tụi Mỹ”, hoặc “Mỹ” cho ngắn gọn vì họ là người Mỹ đến đây trước chúng ta. Từ đó, nghiễm nhiên những sắc dân sinh sau, đẻ muộn của Hoa Kỳ thường không được coi là Mỹ. Với kinh nghiệm của người Việt, họ chỉ được gọi là Ấn độ, Tàu, Thái, Phi, Việt Nam, Lào, Trung đông, Châu phi… định cư trên đất Mỹ!
Xét về mặt chiết tự, người Mỹ, theo tiếng Anh đó là American; song trong bối cảnh chia rẽ, đối xử phân biệt chủng tộc mới thấy đẻ ra cái mửng Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ nâu… Còn theo truyền thống sách vở chữ nghĩa (mỗi khi) nói đến người Mỹ định cư hợp pháp, chỉ cần cộng thêm gốc gác nguyên quán vào là đủ, đặc biệt khi có nhu cầu cần làm rõ. Từ đó chúng ta có Cuban American, Korean American, Polish American, Laotian American, Vietnamese American…
Bẵng đi nhiều năm, tuy không nói ra miệng song dân Mỹ luôn ngấm ngầm những góc cạnh gay cấn về mặt nhân định xã hội (demographic identity). Chỉ cần nhìn vào màu da là tự động biết mình là ai. Sự hiểu ngầm mang tính đố kỵ ấy cho phép nhiều người tin rằng hễ cứ da trắng sinh ra nghiễm nhiên được hưởng nhiều đặc lợi xã hội, trong khi đó nhiều người da màu tự động đặt mình vào vị trí yếm thế, thụ động, thiếu tự tin nơi bản thân chỉ vì da không trắng. Cứ thế, xã hội Mỹ luôn âm ỉ quả bom “luật bất hành văn”: Da trắng tự động được coi là thông minh, được hưởng lương cao, được giao cho những vị trí then chốt, lợi tức tốt, nhiều ưu tiên, nhiều ưu đãi.
Kéo dài trong nhiều thập niên, quan hệ tương tác giữa các sắc dân trong xã hội Mỹ hình thành trên mô hình màu da. Quan điểm này dần dà ăn sâu vào óc nhiều công dân Mỹ, sau đó được điều kiện hóa, dẫn đến mất ý thức giá trị nhân sinh bình đẳng. Họ đơn giản nghĩ: Sinh ra với màu da (đen hay trắng) tự động biết mình là ai và phải làm gì. Gần như màu da là chỉ số xã hội (social index) khẳng định vị trí nấc thang xã hội, vô tình trở thành kim chỉ nam “không cần bàn cãi”; một sự thật phũ phàng, bất di bất dịch, đầy bất công.
Sau đó… những đợt sóng di dân đến Mỹ lập nghiệp diễn ra…
Đến một ngày…
Tổng thống Trump đắc cử, trong mắt ông những thế hệ di dân Mỹ dây mơ rễ má (chain immigration) đã làm hỏng nước Mỹ. Theo ông: Một người đến Mỹ có thể bảo lãnh nhiều người thân khác. Về điểm này, với kinh nghiệm di dân của người Việt điều này đúng chứ không sai. Bỏ chút thời gian nhìn lại, bạn nhận ra nhiều công dân Mỹ gốc Việt, gốc Lào, gốc Thái, gốc Cuba, gốc Mễ, gốc Tàu… hôm nay có passport Mỹ vì chính sách di dân dây mơ rễ má này.
Với người Việt mình, ban đầu là diện du học trước năm 1975, sau biến cố 30-04-1975 họ kẹt ở lại Mỹ, khá đông rời nước ngày 30-04, rồi những đợt vượt biên, Con Lai, rồi HO, bảo lãnh đoàn tụ, du học sinh tìm đường ở lại, đi du lịch thăm thân không chịu về… cứ thế nhiều thế hệ di dân Việt đến Mỹ. Kết hôn, đầu tư, du lịch quá cảnh, ở lụi visa… Nhiều lắm và nhiều lắm.
Còn di dân các nước khác thì sao? Suy bụng ta ra bụng người, hẳn sẽ thấy nhiều trường hợp tương tự. Từ đó, người đi trước, lớp tranh thủ đi làm kiếm tiền tiền gởi về nhà, lớp tìm mọi cách để có tư cách thường trú hợp pháp, rồi thi quốc tịch, rồi bảo lãnh, rồi đoàn tụ, kinh nghiệm của họ chắc không khác kinh nghiệm của người Việt mình là mấy.
Dần dà Mỹ không còn là Mỹ nữa.
Vâng. Nếu bạn cho rằng “Mỹ thuần” chỉ có Mỹ trắng và Mỹ đen, ngay cả Mỹ bản xứ (Indian American) còn bị xếp xó; sự xuất hiện của những sắc dân sau này có khiến bức thảm chủng tộc nước Mỹ (fabric of America) pha tạp những sợi chỉ khác màu, hệ lụy: Càng ngày Hoa Kỳ càng mất đi tính thuần Mỹ vì những sắc dân mới.
Đã thế, sự có mặt của di dân từ Mexico, từ Nam Mỹ kéo đến càng ngày càng đông, nước Mỹ càng chứng kiến nhiều đổi thay nhân chủng học hơn. Cuối cùng nhìn lại America, người ta nhận rõ một thực tế: Mỹ không còn là Mỹ cách đây nửa thế kỷ!
Điều này có lợi hay có hại cho nước Mỹ?
Câu hỏi đó có khiến bạn suy nghĩ gì không? Trong tư cách di dân, bạn nghĩ gì về bản thân trong bối cảnh nước Mỹ đối diện với bao thử thách. Phải chăng một thời bạn cảm ơn nước Mỹ cho bạn cơ hội đổi đời. Nhờ Mỹ, những thùng đồ, thùng quà ngày nào kìn kìn đổ về Việt Nam giúp đỡ gia đình thời cấm vận, sau đó là những sấp đô-la được gởi về, tiền trăm, tiền ngàn… Mỗi năm, bạn có chóng mặt hàng chục tỷ đô-la tiền Mỹ gởi về Việt nam qua dạng tiền gởi người thân bên nhà (remittance)? Trong năm 2015, số tiền do di dân (người có thẻ xanh và công dân Mỹ nhập tịch) gởi về cho người thân dạng remittance lên đến 56.3 tỷ Mỹ kim.
Đã thế, làn sóng di dân mới liên tục thay đổi cấu trúc thị trường lao động Mỹ? Điều này đúng hay sai xem ra khó minh định trong khuôn khổ một bài báo ngắn. Có người đổ lỗi cho các tập đoàn đầu tư hám lợi tranh nhau tuồn việc ra nước ngoài nơi thị trường lao động rẻ hơn (như China chẳng hạn) nên công việc, hãng xưởng bốc hơi qua đêm. Có người vạch mặt kỹ nghệ tự động hóa là thủ phạm. Rồi máy móc hiện đại liên tục kiện toàn. Chúng, những cỗ máy ấy, cần cù mẫn cán đến bất ngờ. Không yêu sách. Không đòi tăng lương. Không cự nự. Không xuống đường. Không đập phá tài sản công ty. Không đau ốm. Không nghiệp đoàn. Không chửa đẻ… Kết quả: Việc làm hiển nhiên biến mất. Trong khi đó việc “khó gặm” dân Mỹ gốc lắc đầu chê bai, di dân tiếng Anh tiếng u lõm bõm lao đầu vô làm, càng khiến dân Mỹ gốc cảm thấy ngứa người.
Cơ khổ, việc khó gặm Mỹ gốc chê không thèm làm (nói toạc ra) họ không thể làm được! Hãy quan sát, mấy người Mỹ đi làm móng tay, cọ rửa, xoa bóp chân tay cho người khác? Mấy người Mỹ chịu nai lưng cắt cỏ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời? Mấy người Mỹ chịu leo trèo trên nóc những căn nhà đang xây? Những công trường nắng nôi ngoài trời, có mấy người Mỹ vui vẻ làm việc? Mấy người Mỹ chịu thay nệm, trải ra trong khách sạn? Mấy người Mỹ chịu hứng nắng, hứng gió làm việc trên những nông trại cà chua, dưa hấu, bông cải…, những xưởng chế biến thịt bò, heo, gà… Mấy người Mỹ sẽ nộp đơn xin làm việc trong đó…
Nhưng khi cần đổ lỗi cho di dân làm hỏng những giá trị thuần Mỹ, người ta không ngại vuột miệng: Chính di dân làm suy yếu thời cường thịnh của Mỹ. Từ đó, khẩu hiệu Make America Great Again nhanh chóng thu hút số cử tri ngây thơ (hoặc âm ỉ hoài cổ mơ ước nhìn thấy thời hoàng kim một thuở của người Mỹ da trắng).
Một trong những tiếng nói điển hình cho trào lưu tư tưởng Phục hưng Da trắng là xướng ngôn viên Laura Ingraham của Đài truyền hình Fox News với khẳng định (nguyên văn): America that we know and love doesn’t exist anymore because of “demographic changes”. Quá cụ thể, theo cô chính di dân là thủ phạm làm hỏng chân dung Người Mỹ một thời hoàng kim trong quá khứ!
Trả đũa thái độ này là nhận xét khá thẳng thắn của xướng ngôn viên Chris Cuomo Đài truyền hình CNN (nguyên văn): If you don’t like what America is, you leave. America does not need to become great again. She will only become greater by being more of what she already is. Không thích Mỹ với sự hiện diện của di dân xin cô dọn đi nơi khác. Mỹ không hề bị phá hỏng, càng không cần vĩ đại trở lại, vì nước Mỹ chỉ có thể từ tuyệt vời đến tuyệt vời hơn nữa trong tương lai.
Theo bạn, ai đúng, ai sai?
Hay với bạn, một lần nữa, chân dung “Mỹ thuần” thực ra chẳng quan trọng vì nó không dính dáng đến biu bọng hay tài khoản ngân hàng của bạn? Thậm chí bạn chẳng mấy quan tâm đến chân dung người Mỹ; càng chưa một lần nghĩ sự hiện diện của mình ít nhiều ảnh hưởng đến chân dung người Mỹ hôm nay?
Bạn có xe đẹp. Có nhà to. Đi chợ xách giỏ hàng hiệu. Bạn lấy vacation nửa vòng trái đất thăm người thân. Con cái của bạn học trường tư. Bạn sống trong khu dân cư tươm tất… Vậy, cần gì bạn phải ưu tư đến chân dung người Mỹ chi cho nặng óc… Vĩnh viễn bạn là kẻ ngụ cư, ăn nhờ ở đậu…
Và con cháu chúng ta, những thế hệ Việt trẻ sinh ra ở Mỹ sau này, liệu các cháu có thấy hình ảnh của mình trong chân dung Người Mỹ hay không?
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.