logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/07/2013 lúc 10:57:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thưa quý bạn, ở trong nước có những cậu bé, cô bé sinh ra không có tay (như cháu Hồ Hữu Hạnh ở Định Quán, hay Vũ Minh Hùng ở Sài Gòn), không có chân như cháu Nguyễn Thị Bê ở Cần Thơ, hay không có cả tay lẫn chân như cháu Nguyễn Thị Linh Chi ở Thái Bình và hai chị em cháu Lâm Thị Xuân, Lâm Thị Tiên ở Rạch Giá mà quý vị độc giả vẫn thường gửi tiền về giúp đỡ. Tại sao các cháu lại bị khuyết tật như vậy? Không ai hiểu nổi.

Có người đổ cho ảnh hưởng của chiến tranh ngày trước còn sót lại, ví dụ chất độc khai quang dioxin chẳng hạn. Thế nhưng, trường hợp người thanh niên Nick Vujicic ở bên Úc (hiện nay đang sống tại Mỹ, lấy vợ là một cô gái rất đẹp người Mễ lai Nhật), sinh ra không có chân tay thì sao, bên Úc đâu có bị thuốc khai quang dioxin? Nói chung, không thể hiểu được. Bây giờ chúng ta xem xét trường hợp của hai cháu Hồ Hữu Hạnh và Vũ Minh Hùng, sinh ra không có hai cánh tay, sau đó nói tới chuyện cô Đặng Thị Thu Hiền, sinh viên Đại học Kiến Trúc Sài Gòn ngành Kỹ thuật Công nghiệp, vì tình thương đối với các cháu đó nên ròng rã suốt một năm trời, khi làm đồ án tốt nghiệp cô đã phát minh ra một chiếc xe, đạp bằng hai chân nhưng lái bằng lưng hết sức tài tình, dùng cho những người không có hai tay, và cô đã đậu thủ khoa với lời khen ngợi của Hội đồng giám khảo. Theo chúng tôi nghĩ, đó là một câu chuyện có hậu, xin mời quý bạn xem.
UserPostedImage


I. Cậu bé Hồ Hữu Hạnh ở Định Quán, Đồng Nai

Tại Ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, hễ nhắc đến cậu bé Hồ Hữu Hạnh, không ai là không thương xót và cảm phục về cái tài “dùng chân thay cho hai tay” của cháu.

Hết nước mắt vì thương con

Trong cuộc tiếp xúc với chị Bùi Thị Hợp cách đây ít lâu, các phóng viên rất cảm động và bị cuốn hút theo câu chuyện của chị.
UserPostedImage
Chị kể, mang thai cháu Hạnh, chị có đi siêu âm cả thảy ba lần và cả ba lần đó bác sĩ đều kết luận là “thai nhi không bình thường” nhưng không giải thích không bình thường thế nào nên anh chị không hiểu gì cả. Anh chị cứ nghĩ chắc cái thai yếu hay thai nằm ngược chứ đâu có ngờ sự nghiệt ngã của số phận lại dành cho đứa con yêu quý của mình từ trong bụng mẹ. Gần một tháng sau khi sinh, chị Hợp vẫn không biết con mình không có hai tay, bởi vì chồng chị cũng như bà ngoại và mọi người đều giấu, không cho chị biết. Anh Thân kể rằng sau khi sanh, chị Hợp rất yếu, bệnh viện phải cho chị nằm cách ly với đứa con, nếu cho chị biết sợ ảnh hưởng đến tinh thần của chị. Cho đến một hôm, bà ngoại mắc chút công việc ra ngoài, đứa trẻ khóc, chị Hợp nghĩ là con tè dầm hay bậy ra tã nên cố gắng ngồi dậy, đến bên chiếc nôi thay tã cho con. Bỗng, chị giật mình, kinh hoảng, hét lên một tiếng rồi ngất lịm. Bà ngoại và cô y tá chạy vào, lay gọi mãi chị mới tỉnh lại. Chị như người mất hồn, không tin vào mắt mình và lúc này mới nhớ lại nét mặt trầm ngâm có vẻ khó nghĩ của vị bác sĩ và gương mặt biến sắc, gần như sắp khóc của anh Thân. Chị nhớ lúc đó chị đã khuyên can: “Thôi, không sao đâu anh. Bây giờ y học tiến bộ lắm, dù cái thai có nằm thế nào thì lúc sinh họ cũng tìm cách xoay lại được, bất quá phải mổ là cùng”. Vị bác sĩ im lặng không nói gì cả, hình như bà cố nén tiếng thở dài.

Những ngày sau, khi khám phá ra đứa con trai duy nhất của mình không có hai tay, chị Hợp luôn luôn im lặng, nước mắt không ngừng tuôn rơi. Chị khóc cho vợ chồng chị, khóc cho đứa con tội nghiệp. Chị bàn với anh đặt tên con là Hồ Hữu Hạnh mặc dầu anh tên Hồ Văn Thân, không lót chữ “Hữu”. Tại vì chị thấy cháu bất hạnh từ lúc lọt lòng, nên đặt ngược lại là “Hữu Hạnh” may ra có thay đổi được chút nào về số phận cháu chăng.

UserPostedImage

Chị Hợp kể tiếp: “Hồi cháu Hạnh tập bò và tập đi thấy tội nghiệp lắm. Những đứa trẻ khác lúc bò thì tỳ hai đầu gối và hai tay xuống đất, đằng này cháu không có tay nên không tỳ được, cứ nằm ngửa hay nằm úp sấp mà cựa quậy, cố đẩy hai chân để trườn mình lên giống như con sâu đo. Tập đi cũng vậy, trẻ con khác thì chống hai tay để lấy thăng bằng, cố gắng đứng dậy, hễ té thì đã có hai tay chống đỡ. Đằng này cháu không có tay nên không tự đứng lên được. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn trợt, không có điểm tựa. Trẻ con lúc bú thường giơ tay lên sờ mặt mẹ. Đằng này cháu không có tay, nằm im rơ trông rất tội nghiệp”. Chị Hợp nhắc đi nhắc lại những tiếng “trông rất tội nghiệp” khi kể về con.

UserPostedImage

Ước mơ của “chim cánh cụt”

Hạnh đến tuổi đi học, bố mẹ không cho con đi vì nghĩ không có tay thì lấy gì mà viết, học hành sao nổi. Nhưng chú bé ham muốn biết chữ nên thường lén bố mẹ tới đứng “học lỏm” ở phía ngoài cửa lớp mẫu giáo. Cô giáo để ý, thấy thương quá bèn dắt Hạnh về nhà, thuyết phục bố mẹ cho em đi học và chính cô sẽ dạy. Cuối năm, xong lớp của cô, lên lớp 1, nhà trường từ chối không nhận cậu bé. Hạnh không bỏ cuộc, cậu đi theo mẹ đến trường rồi nhờ cô giáo can thiệp với thầy hiệu trưởng, bấy giờ trường tiểu học Kim Đồng xã Gia Canh huyện Định Quán mới chịu nhận và ghi tên cậu bé khuyết tật vào danh sách học sinh trong trường, học chung với các học sinh lành lặn. Lạ lùng một điều là ngay năm học đầu tiên, Hạnh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp, còn hơn nhiều học sinh bình thường khác mặc dầu cháu viết bằng cách kẹp bút vào hai ngón chân.

Không hiểu sao tự nhiên bạn bè lại đặt cho Hạnh cái tên “chim cánh cụt” giống như trường hợp cháu Vũ Minh Hùng ở Sài Gòn, dù chẳng ai biết mặt Hùng, và Hạnh cũng thích cái tên đó nhưng cháu hãnh diện thêm vào hai chữ “biết bay”. “Chim canh cụt biết bay”, đó là nickname của Hạnh hiện nay.

Hạnh rất năng động. Cháu có thể tự mình làm mọi chuyện, từ những sinh hoạt cá nhân như đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn uống v.v... cho tới các việc trong gia đình như nhặt rau, quét dọn nhà cửa, rửa bát chén v.v... Ngoài ra, hằng ngày Hạnh còn dạy cho em gái học và trông nom em cho bố mẹ đi làm.
Lên lớp 2, Hạnh bắt đầu tập đi xe đạp. Đối với người bình thường, tập xe đạp lần đầu còn té lên té xuống, hết sức khó khăn, đằng này Hạnh lại không có tay, phải cúi gập cổ để giữ ghi-đông xe thay cho tay, khó khăn gấp bội.

Ròng rã suốt một năm trời, không biết té hàng bao nhiêu lần, thân thể đầy những vết sẹo, Hạnh vẫn kiên trì luyện tập. Cuối cùng, cháu đã thành công và có thể đến trường bằng xe đạp. Thậm chí, khi đã thành thạo, cháu còn có thể chở em gái đi học được nữa và chưa lần nào làm em bị ngã.

Cũng như các bạn bè con nhà nghèo trong xóm, những ngày được nghỉ Hạnh cùng các bạn đi bắt cua, cá ngoài đồng trước sự ngỡ ngàng của dân làng. Hạnh nói: “Không có tay thì mình bắt bằng chân, lo gì”. Mà Hạnh bắt được cá chứ chẳng phải không. Thì ra, cậu mò bằng chân. Khi đụng được một con cá, cậu dùng chân trái ấn nó xuống bùn, dùng hai ngón của bàn chân phải kẹp chặt lấy nó, đưa lên miệng cắn trong hai hàm răng rồi cho vào giỏ. Vì phải kẹp bằng chân và cắn bằng miệng nên Hạnh chỉ bắt được cá nhỏ, không bắt được cá lớn.

Hạnh là cậu học trò chăm và ngoan, suốt mấy năm liền không khi nào nghỉ học, mặc dầu việc học của cậu có phần khó khăn, vất vả hơn các bạn khác. Cậu giỏi máy vi tính dù phải làm mọi việc bằng chân, do đó cậu ước mong sau này sẽ trở thành một chuyên viên tin học. Ước mơ đó có lẽ Hạnh sẽ thực hiện được.
II. Cậu bé Vũ Minh Hùng ở Quận II, Sài Gòn

Từ khi lọt lòng mẹ, cậu bé Vũ Minh Hùng đã không may mắn như nhiều đứa trẻ khác. Hùng không có tay nên đôi chân đã được cậu luyện tập để làm mọi việc, viết lách, chơi game v.v...
Anh Vũ Xuân Lý và chị Nguyễn Thị Đào vốn là người Bắc, sau 1975 vào Sài Gòn lập nghiệp và sinh cháu Hùng năm 2001. Trên cháu có một người chị, lớn hơn cháu 3 tuổi, dưới cháu còn một em gái kém cháu 5 tuổi, như vậy cháu Hùng là con trai duy nhất. Năm nay, cháu 12 tuổi, đang học lớp 6 trường Trung học Cơ sở (trường Cấp 2) Thạnh Mỹ Lợi, Quận II, Sài Gòn.

Anh Lý cho biết, năm 2001, khi Hùng sinh ra, anh lặng người vì cháu không có tay, mãi mười ngày sau anh mới dám cho vợ biết. Anh kể: “Vợ tôi khóc lên khóc xuống thấy tội nghiệp lắm”. Chị Hoa kể: “Mọi người khuyên vợ chồng tôi nên cho cháu vào trại nuôi người tàn tật, nhưng con mình sinh ra, dù xấu dù tốt thế nào mình cũng thương lắm, làm sao bỏ được. Vì vậy, vợ chồng tôi quyết định nuôi cháu và càng thương xót cháu hơn”.

Thiếu hai cánh tay nhưng Hùng vẫn phát triển bình thường như bao trẻ em khác. Theo thời gian, đôi chân Hùng ngày càng thuần thục. Rồi Hùng đến tuổi học mẫu giáo. Thấy có nhiều phụ huynh không muốn cho con mình chơi với Hùng, nên vợ chồng anh Lý cũng ngại, không muốn cho con đi học vì sợ con mặc cảm. Sau, do cháu hòa đồng với các bạn rất tự nhiên và các cô giáo cũng không phân biệt, có khi còn tỏ ra quan tâm tới cháu nhiều hơn khiến cháu rất vui, nên anh chị bèn cho cháu học tiếp.

Qua mẫu giáo, lên tiểu học, Hùng học rất giỏi dù phải viết bằng chân và cháu được các thầy cô giáo cũng như bạn bè hết sức quý mến. Suốt 5 năm liền, Hùng đạt danh hiệu học sinh giỏi, được phần thưởng và bằng khen “Học sinh giỏi, chăm và ngoan” của Phòng Giáo dục quận.

“Ở lớp, bạn bè thường gọi cháu là ‘chim cánh cụt’. Cháu thích cái tên đó lắm, bởi vì cháu thấy con chim cánh cụt cũng không có tay như cháu nhưng nó rất hiền và ngoan ngoãn”. Được hỏi sau này cháu muốn làm gì, Hùng cười: “Cháu thích tiếng Anh hơn tất cả mọi thứ trên đời, vì vậy cháu mong sau này sẽ trở thành một thông dịch viên thật giỏi để bù vào chỗ khiếm khuyết của mình”.



III. Cô sinh viên Đại học Kiến Trúc nhân hậu

Trong đồ án thi tốt nghiệp ngành Kiến trúc Thiết kế Kỹ thuật và Mỹ thuật của mình, cô Đặng Thị Thu Hiền, sinh viên năm cuối của trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, đã sáng chế ra chiếc xe dành cho người khuyết tật có chân mà không có tay. Biết câu chuyện của hai cháu Vũ Minh Hùng và Hồ Hữu Hạnh, cô đặt tên cho chiếc xe này là “chim cánh cụt biết bay”, theo nickname của cháu Hồ Hữu Hạnh. Đồ án được chấm điểm ưu hạng với lời khen của ban giám khảo và cô đã đậu thủ khoa Đại học Kiến trúc niên khóa 2012-2013. Đây là một phát minh kỳ lạ, thế giới chưa ai chế tạo ra, cô có đăng ký xin cấp bằng phát minh nhưng đã tự ý chuyển giao quyền chế tạo cho Sở Lao Động Và Thương Binh-Xã Hội Sài Gòn để Sở giúp đỡ những người khuyết tật.

Người có tay mà không có chân thì ngồi trên xe lăn, điều khiển chiếc xe bằng tay, nhưng người có chân mà không có tay thì ngồi trên chiếc xe gì? Đạp xe bằng chân được nhưng lái xe bằng gì? Chẳng lẽ cũng lái bằng chân nữa hay sao, lái cách nào?

“Ròng rã suốt hơn một năm em tìm cách sáng chế. May mà em có anh bạn là kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, anh ấy bảo được, cứ phát minh đi rồi anh ấy sẽ thực hiện phần chế tạo giúp. Gần ba tháng trời em vẽ đồ án, anh ấy chế tạo, chúng em cứ lắp vào rồi lại tháo ra, sửa đổi, làm lại cho được vừa ý và tiện dụng. Bây giờ thì chiếc xe hoàn toàn thành công rồi, được điểm tối đa của Hội đồng giám khảo, gồm thầy hiệu trưởng, thầy trưởng khoa và các giáo sư trong trường, em sung sướng lắm”.

Chiếc xe có 3 bánh, ở chỗ hai bánh trước gắn bàn đạp, cũng có đầy đủ thắng xe, còi xe v.v... Đặc biệt là bộ phận lái nằm ở yên xe liên lạc với nệm dựa lưng. Cứ nghiêng lưng sang bên trái thì xe quẹo sang bên trái, nghiêng lưng qua phải xe quẹo sang phải và chạy ro ro một cách dễ dàng. “Xe lái bằng lưng vì người khuyết tật không có tay”, đó là điểm phát minh độc đáo ít ai nghĩ đến của cô sinh viên xinh đẹp Đặng Thị Thu Hiền.



Sau khi hoàn thiện chiếc xe, Hiền chở lên Định Quán để gặp cháu Hồ Hữu Hạnh, nhờ cháu chạy thử giúp và đặt tên chiếc xe là “chim cánh cụt biết bay”, theo nickname của Hạnh. Hạnh chạy xe vèo vèo, chỉ cần lắc vai qua phải, lắc vai qua trái là cậu bé có thể lượn chiếc xe sang phải sang trái ngon lành. Đối với Hạnh, đây quả thật là một giấc mơ.

Hôm trình đồ án trước Hội đồng giám khảo, Thu Hiền nhờ cháu Vũ Minh Hùng là cậu bé chưa từng biết đi xe đạp thực nghiệm giúp và cậu cũng lái vèo vèo. Sau phần chất vấn của ban giám khảo, đồ án của Thu Hiền được đánh giá rất cao, và thầy trưởng khoa phát biểu: “Đây là sự sáng tạo hết sức thực tế và sở dĩ Thu Hiền thành công như vậy là nhờ em có lòng nhân hậu, biết nghĩ tới người khuyết tật”.

Về phần Thu Hiền, thấy cháu Vũ Minh Hùng “mê” chiếc xe quá không rời ra được, sau khi ban giám khảo làm việc xong, cô bèn tặng luôn chiếc xe cho Hùng đồng thời tuyên bố sẽ chế tạo thêm một chiếc nữa để tặng cho cháu Hồ Hữu Hạnh ở Định Quán. Cháu Hùng hết sức phấn khởi và cảm tạ cô.
Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.