logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/09/2018 lúc 11:15:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi nói tới đặc điểm của Saigon, không phải Hòn Ngọc Viễn Đông lộng lẫy của một thời xa lắc, mà bây giờ người ta nhắc đến kẹt xe và ngập nước.
Hồi đó nghe kẹt xe tưởng chỉ là câu chuyện của Bangkok hay Manilla… nay té ra VN cũng đã nhanh chóng gia nhập vào hàng ngũ xe xếp hàng nối đuôi dài dằng dặc trên đường.
SG có nhiều chỗ thường xuyên kẹt xe như đường Cách Mạng Tháng Tám (Lê văn Duyệt), Nguyễn Kiệm (Võ Di Nguy), Trường Chinh… Kẹt xe có nơi bị ùn lại nhưng vẫn dịch được từ từ từng chút một nhưng nhiều nơi kẹt cứng đúng nghĩa, xe cộ chôn chân một chỗ không nhúc nhích nổi.
Một số người khi gặp đèn đỏ hay chỗ kẹt xe, thường tắt máy nhìn trời nhằm tiết kiệm xăng nhưng hầu hết vẫn giữ máy chạy ì ì, phòng lúc dòng xe cộ di chuyển dù chậm, vẫn vội vàng chuyển dần theo người ta, chứ cứ đứng im đó mãi thì dù vài xăng ti mét, những xe sau cũng sốt ruột nhấn còi inh ỏi giành đường đinh tai nhức óc lắm.
Kẹt xe thật khổ vì ngoài tiếng còi, tiếng máy xe thì khói bụi từ bao nhiêu ống pô tha hồ phóng ra không bay thoát đâu được mà cứ lẩn quẩn tạo thành bầu không khí đặc quánh mùi khói xăng hít đầy lồng ngực. Với số lượng xe cộ dày đặc, bầu không khí của Sài gòn chẳng bao giờ được trong lành mà lúc nào cũng mờ mờ như có sương.
Quá sốt ruột nên xe gắn máy leo lên vỉa hè để chạy nhanh thêm chút nào hay chút nấy. Vì thế chẳng ấy chốc, trên vỉa hè thường gập ghềnh, cũng đầy xe len lỏi ngoằn ngoèo qua các sạp hàng, xe thuốc lá, bồn cây… để tiến lên phía trước.
Chẳng may trên vỉa hè, vì đâu có phải lòng đường, nên lại xuất hiện chiếc xe máy ở đâu lạc lõng ngược chiều, thế là dồn cục loay hoay một đống xe không biết tính sao. Nói chung hễ thấy đằng trước có vẻ án binh bất động xem chừng mắc kẹt kéo dài thì tốt hơn hết nên quay đầu lại tìm đường thoát thân cho dù việc một chiếc xe quay lại mau chóng tạo nên sự hỗn độn.
Trên những con đường hay kẹt xe, đôi chỗ người ta gắn tấm bảng đầu hẻm chỉ dẫn đường hẻm này thông sang con đường khác để giãn bớt xe như hẻm nối từ Tô Hiến Thành sang Hòa Hưng… Thành ra trên những con hẻm thông chật hẹp và đương nhiên không có lề vì vốn là hẻm, các ngôi nhà phải đóng cửa kín mít suốt ngày, con nít không dám thả ra đứng trước cửa vì xe cộ phóng qua ào ào như nước lũ. Chắc là phải nên gắn tấm bảng tên đổi hẻm thành đường.
Nhiều khi người chạy xe chôn chân trên đường hít khói lâu quá, quanh quất ngó qua vỉa hè bỗng ao ước được ghé vào quán nước bên đường, ngồi nhàn nhã nhâm nhi ly nước ngắm cảnh thiên hạ mệt nhọc kẹt xe thích biết mấy. Dù sao chỉ là ước mơ viển vông vì xe cộ lèn chặt không cựa quậy nổi nói gì rẽ ngang tạt dọc, khoảng cách chỉ vài mét đó bỗng dưng nghìn trùng!
Trên đường rất dễ nhìn thấy cảnh, thường là phụ nữ, ngừng xe ngang xương giữa đường để làm chuyện gì đó, nghe điện thoại chẳng hạn. Ở Hà Nội, một phụ mặc trang phục chống nắng kín mít mà bây giờ người ta hay gọi là “ninja”, theo cách gọi những nhân vật hoạt động bí mật ở Nhật từ xưa, ngừng ngay trước đầu xe hơi để dùng điện thoại. Tài xế xe hơi là một anh Tây đã bấm còi, nháy đèn, xuống xe nói chuyện phải quấy nhưng chị ta vẫn phớt lờ tới nỗi anh Tây bực bội quá, phải nhấc bổng đuôi xe, kéo cả xe lẫn người vào lề. Hay là trời mưa, thay vì tấp xe vào lề thì chắc mưa rào nhanh quá nên có người cứ đột ngột đậu xe lại, rồi rút chìa khóa mở cốp xe lấy áo mưa, rồi mặc áo mưa, đội mũ đàng hoàng mới rồ ga chạy tiếp. Xe chạy đằng sau tới đó chậm lại né qua bên, dồn một cục phía sau mặc kệ.
Trên đường xa lộ, cao tốc cũng có mấy vụ không thích đi tiếp, thế là một chiếc xe hơi đường hoàng quay lại đi ngược chiều. Vậy sao tránh khỏi tai nạn, mà tai nạn đụng xe đương nhiên kẹt bất động hàng giờ không ít. Để thoát khỏi cách kẹt xe đó, nếu còn chỗ xoay xở, người quay ngược, kẻ rẽ trái, lộn phải tức thì hỗn loạn.
Người đi đường rất ngán nếu có việc buộc phải đi qua những nơi thường kẹt xe: ngã tư Phú Nhuận, Lăng Cha Cả, bùng binh Dân Chủ, ngã tư Bốn Xã… hay những con đường độc đạo: Kinh Dương Vương, Nguyễn Hữu Cảnh (Lê Thánh Tôn nối dài), đường vào Tân Sơn Nhất… Nhiều lần con đường này bị kẹt, khách phải xuống xe từ xa rồi kéo bộ hành lý vào phi trường, tới nỗi từng có đề nghị thiết lập một đường rầy trên không từ ngoài dẫn khách thẳng vào trong phi trường. Đề nghị này hơi có vẻ khó thực hiện nên không được dư luận lưu ý. Đường một chiều như Pasteur, một đoạn của Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự)…, những con đường gần trường, gần các khu công sở cũng dễ bị kẹt xe khi giờ tan học, tan sở cùng lúc.
Nhà nước từng đề nghị giờ đi làm và đi học lệch nhau để tránh tình trạng kẹt xe nhưng việc này bất khả thi vì giờ học sớm hơn thì sau khi đưa con đến trường, các bậc phụ huynh biết đi đâu để tới giờ vào sở, còn giờ đi học muộn hơn khi cha mẹ đã vào sở thì ai đưa lũ học sinh đến trường. Do quá nhiều bất trắc ngoài đường và trước cổng trường nên hầu hết mọi người đều đưa đón con cái, từ học ở trường đến các lớp học thêm, ngoại khóa, từ nhà trẻ mẫu giáo cho đến hết bậc trung học mới ngưng. Ai không có xe hơi cho tài xế chở đi, không tự mình đưa đón thì cũng phải xe ôm thuê tháng đưa đón cho an tâm.
Thành phố Sài gòn vốn không được xây dựng cho một số lượng dân ngày càng nở phình. Vì thế đường sá đa số nhỏ hẹp cõng một lượng xe cộ khổng lồ chạy như mắc cửi suốt ngày. Thêm sửa đường, lô cốt… vài chỗ thắt cổ chai như Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn dẫn vào bến xe Miền Đông khiến những con đường chỉ còn một nửa hay một phần ba dành cho xe cộ len lỏi giành giật từng vòng xe. Đường đã hẹp, xe máy nhiều nhưng chỉ được một làn, xe hơi ba, bốn làn nên xe gắn máy bèn tràn qua làn xe hơi hay xe hơi lấn qua làn xe tải. Lấn qua lấn lại lộn xộn. Kết quả càng kẹt hơn, kẹt cứng ngắc không cách nào xoay xở.
Nhất là trời mưa cứ tưởng đường phố vắng vẻ vì ai nấy kiếm chỗ trú chân đứng tránh mưa. Ai ngờ trời càng mưa đường càng đông xe. Quả có trú xe phần nào nhưng đó là xe máy còn xe hơi vẫn nườm nượp chạy, do né ngập nên đổ xô vào những con đường ráo hơn và thế là lại kẹt xe không thoát khỏi. Những nơi ngập sâu và ngập lâu là Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh, Phú Lâm… bao giờ cũng có mấy ông thợ ngồi chực sẵn hai đầu để chùi bu gi với giá hai chục ngàn. Nghề kiếm thêm này cũng khá lắm vì ngập nước là căn bệnh trầm kha của thành phố. Con đường Nguyễn Hữu Cảnh nối dài Lê Thánh Tôn ra xa lộ không còn biết khơi ngòi thông cống cách nào nữa nên đành giải quyết theo kiểu tốn kém là nhờ đến siêu máy bơm. Đây là con đường mới mở của thành phố sau này tọa lạcnhiều tòa chung cư cao cấp mà đành chịu cảnh ngập nước trời mưa. Vừa rồi, chủ đầu tư yêu cầu thành phố phải ứng ba mươi tỉ mới cho máy chạy. Chắc tiền thuê máy cao quá nên Trung Tâm Chống Ngập vẫn chần chừ hai năm nay và con đường thênh thang vẫn ngập một cách khốn khổ.
Vào những kỳ nghỉ lễ dài ngày, luôn có kẹt xe khi dòng người từ thành phố về quê nghỉ lễ. Bến xe khách, ga xe lửa đông khỏi nói, lại còn dòng xe máy gây kẹt dữ dội ở xa lộ, bến phà… Đến cuối kỳ nghỉ, khi mọi người quay về làm việc, lại một đợt kẹt xe mệt mỏi nữa ở các cửa ngõ vào thành phố. Ngay cả không phải kỳ nghỉ, chỉ là cuối tuần, do lúc này người ta du ngoạn nhiều, xe cộ đi chơi weekend trở về cũng gây kẹt, nhất là chập tối từ 8 giờ là giờ xe tải nhẹ bắt đầu vào thành phố, các loại xe tải, xe hơi, gắn máy ken kín mặt đường vào thành phố.
Nếu có đụng xe hay tai nạn giao thông trên đường thì kẹt xe kinh hoàng có khi kéo dài đến mấy tiếng mới khai thông được. Mấy tháng trước do mâu thuẫn về việc mua vé BOT nên xe làm reo, dừng lại trạm khiến xe bị dồn lại hàng cây số.
Với lại thêm lý do dễ kẹt xe là số lượng dân chúng, số lượng xe lưu thông trên đường quá nhiều, ngày càng tăng cao mà không có dấu hiệu dừng lại. Chưa kể dân vãng lai, thành phố ước tính dân số trung bình vào cuối năm 2017 có hơn 8,6 triệu dân; có 7,4 triệu xe gắn máy và 650 ngàn xe hơi. Một chiếc xe máy chiếm 1,2m2 còn một ô tô chiếm tới 6m2 mặt đường. Mấy năm gần đây, xe hơi hạng thường từ Thái, Indo, TQ, Ấn Độ, Hàn ùn ùn nhập vào VN giá rẻ và cho trả góp nhiều năm nên nhiều người mua dễ dàng.
Một gia đình bao nhiêu người có bấy nhiêu xe gắn máy không kể một người có hai hay ba chiếc. Chiếc tàng tàng để đi làm, chiếc đẹp để đi chơi… Xe hơi cũng vậy, chiếc để đi làm, chiếc đi chơi xa cả gia đình, chiếc dư để đó cho thuê chạy Grab đang lên phong trào…
Đó là không kể trên đường còn có các xe đẩy bán hàng: xe trái cây, gánh cháo lòng… đi ven lề đường vì vỉa hè toàn hàng quán, xe gắn máy đậu, đâu còn chỗ trống nên người đi bộ và hàng rong buộc phải xuống lòng đường. Do đó lòng đường hẹp lại một chút và xe cộ buộc phải giảm tốc độ.
Thành phố quá đông đúc. Trước 75, nhà nước VNCH quy hoạch khu nội ô Sài gòn giữ nguyên trung tâm hành chánh, thành phố sẽ phát triển mới về phía Thủ Thiêm. Thế nhưng hiện nay mặc dù mọc lên khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị tương lai Thủ Thiêm… thì mọi người vẫn thích vào trung tâm với nhiều tiện nghi. Dù đường xá vẫn vậy, cầu cống vẫn vậy nhưng các tòa cao ốc lại đua nhau mọc lên thần tốc chóng cả mặt. Sáu mươi mấy tầng, bảy mươi mấy tầng, tòa nhà cao nhất mới đây tám mươi mốt tầng đứng sừng sững như thách thức kẹt xe. Tòa nhà cao bao nhiêu, bấy nhiêu người sinh sống làm việc trong đó, hỏi sao không kẹt mới lạ.
Trước cửa trường học, bệnh viện, quán xá, hàng rong, xe ôm, taxi… thường xuyên họp chợ tích cực góp phần kẹt xe.
Thật ra cũng có nhiều biện pháp đưa ra nhằm giải quyết nạn “ùn tắc giao thông” này.
Giãn dân ra các khu thành phố vệ tinh chẳng hạn. Cũng có nhưng hơi khó vì giá đất ở khu trung tâm vẫn tăng cao, các nhà đầu tư vẫn tranh nhau các khu đất vàng ở trung tâm để xây cao ốc, không những chỉ là văn phòng, khu thương mại mà còn là nhà ở, không bớt lại mà ngày thu hút đông đúc dân cư.
Dễ dàng hơn là giảm lượng xe cá nhân, tăng xe công cộng. Chuyện này thực ra cũng khó. Xe buýt có tăng nhưng to quá, chạy dềnh dàng quẹo ra quẹo vào mỗi trạm cách nhau chừng trăm mét, xe lam nhỏ nhắn thuận tiện di chuyển như trước 75, hao hao xe tuk tuk của Thái Lan không còn, metro giá thành quá cao, làm một đoạn ngầm ở chính giữa SG cho có ngầm với người ta rồi sau đó đường ray nhảy lên cao hết, lại ít trạm ghé nên có vẻ khó cạnh tranh với xe buýt về sự tiện lợi. Xe công cộng chưa đáp ứng được đủ nhu cầu đi lại thì làm sao cấm gắn máy và xe hơi tư nhân được.
Hay là xây cầu vượt và làm thêm đường mới để giảm mật độ cho những con đường cũ quá tải vì mật độ lưu thông quá cao. Dù sao những con đường mới thường là đường vòng khá xa nên người dân cũng ngại, người ta vẫn thích những con đường cũ may ra hôm nay bớt kẹt xe chăng, bớt thời gian đi xa. Với lại miễn đừng đứng yên một chỗ hàng giờ, còn thì cứ nhích nhích từng chút cũng chịu đựng quen rồi!
SGCN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.